Quy trình lễ hội đềnVạn Chài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở hải phòng (Trang 102 - 105)

7. Đóng góp của luận văn

3.5.2. Quy trình lễ hội đềnVạn Chài

3.5.2.1 Địa điểm tổ chức lễ hội

Không gian lễ hội là Đền Vạn chài nằm tại Bến Thốc, một không gian linh thiêng, sơn thủy hữu tình, mang sắc màu huyền thoại. Đền nằm dưới chân núi Đầu Vái, là vị trí trung tâm của dãy núi Chín Rồng, với thế đất phong thủy linh địa đầu con chim phượng. Chim Phượng ở tư thế bay ra biển Đông, đền lưng tọa sươn nhìn ra biển. Đất đai khuôn viên rộng rãi, cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, núi, biển cận kề. Khuôn viên đền Chài còn có năm cây gạo hơn trăm tuổi, mang ý nghĩa tên ngũ cốc nuôi sống con người và ý nghĩa bố sinh thể hiện ước vọng của người dân cầu Quốc mẫu vua Bà phù hộ, giúp đỡ cho sự sinh sôi, phát triển thịnh vượng cho người dân nơi đây.

3.5.2.2. Thời gian tổ chức lễ hội

Thời gian lễ hội tổ chức vào 10 đến 16/3 âm lịch, mùa hoa gạo nở rộ, cũng là lúc vào mùa đánh bắt hải sản của người dân Đồ Sơn, Hải Phòng. Thông thường các lễ hội đều được diễn ra vào “xuân thu nhị kì” là hai mùa nông nhàn, sau khi cắm cây lúa xuống đồng. Nhưng chiếm phần nhiều hơn cả vẫn là các lễ hội mùa xuân sau tết.Khi đó trời đất, thần linh, con người giao hòa, vạn vật sinh sôi nảy nở. Đây là một trong những dấu ấn rất rõ nét của nghi lễ nông nghiệp. Tuy nhiên lễ hội Vạn Chài diễn ra vào giữa tháng 3 âm lịch, lúc tiết trời đã ấm

lên. Lúc này là thời điểm chuẩn bị vào mùa đánh bắt trên biển, đây là một trong những dấu ấn của văn hóa biển.

3.5.2.3 Quy trình lễ hội

* Phần lễ

- Ngày 10/3: Các vạn chài chuẩn bị mang sản vật đến tế lễ bao gồm: gà , lợn, hải sản đánh bắt được. Lựa chọn ra vạn chài nào đánh bắt được nhiều hải sản nhất sẽ được làm chủ tế - chủ trì buổi tế.

- Lễ rước nước:

Nghi thức này thường do người vạn chài chủ trì lễ tế, người đánh bắt được nhiều hải sản nhất trong năm, cùng các vị cao niên trong làng. Lễ diễn ra trong ngày đâu tiên. Đây là nghi thức rước nước từ biển mang về đền cúng trong những ngày lễ hội để cầu may mắn, bình an và tài lộc cho nhân dân.

Nghi thức rước nước này gắn liền với Truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nương bởi biển chính là nơi mà hoàng hậu, hai công chúa và Thị Nữ chạy nạn gieo mình xuống tự tử. Thờ nước biển chính là thờ thần biển, thờ thần bảo trợ cho người đi biển, mong sóng yên bể lặng, thuyền đầy cá tôm. Đồng thòi nghi thức này còn gắn với nông nghiệp, cầu mưa thuận gió hòa vụ mùa bội thu. Đây là tín ngưỡng cầu mưa rất phổ biến của cư dân nông nghiệp, tuy là mảnh đất ven biển nhưng người dân Đồ Sơn vẫn có 30% làm nông nghiệp. Đây chính là một yếu tố thú vị của sự kết hợp giao thoa giữa văn hóa biển và văn hóa nội đồng.

- Lễ rước kiệu thánh Mẫu

Thánh Mẫu – Tứ vị Vua Bà được đưa lên kiệu 4 người khiêng rước từ Đền xuống thuyền của Vạn chài đứng đầu – người đánh bắt nhiều tôm cá nhất trong một năm -. Thuyền chạy ra biển hướng về đảo Cát Bà rồi quay trở về bến, Kiệu lại được đoàn tế rước quay trở lại đền .

- Lễ vào mùa:

Lễ vật: lợn, gà, hải sản ngon nhất, lớn nhất đánh bắt được đều dâng lên làm lễ.

Các vạn chài mặc áo tế báo cáo với thần linh ngày xuống nước bắt đầu vụ mùa đánh bắt, cầu xin thần linh phù hộ biển lặng, gió yên gặp nhiều thuận lợi, may mắn, một năm đánh bắt bội thu..

Cũng bắt đầu từ đây người dân vạn chài lấy mốc để tìm ra người vạn chài đánh bắt được nhiều tôm cá nhất trong năm để làm chủ trì Lễ tế cho năm sau, và Thyền người chủ trì tế sẽ được rước kiệu Tứ vị Vua Bà ra biển.

Tìm hiểu về bản chất tín ngưỡng thờ Tứ Vị Thánh Nương , tác giả Trần Thị An cũng đồng tình với các nhà nghiên cứu khác khi cho rằng đây là một dạng thức thờ thần biển của các ngư dân. Bà cũng cho rằng Tứ Vị Thánh Nương đều được thờ ở các làng nghề đánh cá cho nên ẩn chứa trong lớp tín ngưỡng này là tín ngưỡng thờ cá. Hơn nữa, ẩn chứa đằng sau lớp tín ngưỡng này còn đan xen tín ngưỡng thờ người chết trôi trên sông biển. Hải Phòng không phải là nơi xuất phát điểm đầu tiên của tục thờ Tứ Vị Thánh Nương nhưng hòa chung dòng chảy tín ngưỡng ấy, Hải Phòng cũng là một trong những nơi mà tín ngưỡng này có sức ảnh hưởng và nằm sâu trong tâm khảm của những người con vùng biển.

*Các hoạt động, trò chơi trong lễ hội

- Lễ hội đua thuyền Rồng: Đặc sắc và chủ đạo nhất của phần Hội là Lễ hội đua thuyền Rồng.

Hội đua thuyền rồng có sự tham gia của người dân thuộc 7 phường ở Đồ Sơn: Bàng La, Minh Đức, Hợp Đức, Ngọc Hải, Vạn Sơn, Vạn Hương, Ngọc Xuyên. Thành phần tham gia là các trai tráng khỏe mạnh, quan trọng nhất là người lái thuyền cần khéo léo, linh hoạt bẻ lái gọn, nhanh. Các tay chèo phải khỏe, đều nhịp.

Thuyền là thuyền mộc được khắc trạm, sơn vẽ hình rồng, dài và hẹp, lướt đi rất nhanh.

Quãng đường đua là 3km, đội nào hoàn thành xong sớm quãng đường này là đội thắng cuộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở hải phòng (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)