Lễ hội đền Nghè – lễ hội kỷ niệm về Nữ tướng Lê Chân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở hải phòng (Trang 83 - 87)

7. Đóng góp của luận văn

3.3.2. Lễ hội đền Nghè – lễ hội kỷ niệm về Nữ tướng Lê Chân

3.3.2.1. Thời gian tổ chức lễ hội

Hàng năm ở Đền Nghè có ba ngày lễ tưởng niệm về nữ tướng Lê Chân, đó là : Ngày 8/2 âm lịch kỉ niệm ngày sinh và ngày 15/8 âm lịch là ngày thắng trận, còn ngày 25/12 âm lịch là ngày kỵ của bà.

Trong đó ngày lễ lớn nhất là ngày 8/2 âm lịch hàng năm để kỉ niệm ngày sinh của nữ tướng Lê Chân. Đây là dịp diễn ra lễ hội Đền Nghè được tổ chức trong 4 ngày (từ 7/2 – 10/2 âm lịch). Như vậy thời gian tổ chức lễ hội đền Nghè gắn liền với truyền thuyết kể về sự ra đời của nữ tướng: “Sau 12 tháng mẹ bà mới sinh được một cô con gái, (hôm ấy là ngày mồng 8 tháng 2), má phấn môi son, mày ngài mát phượng, sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành. Nhân cớ ướm chân mà sinh hạ, ông bà đặt tên cho con là Chân.”

Thời gian lễ hội thường gắn với thời gian lịch sử - cảm giác trong truyền thuyết. Một đặc điểm nổi bật là thời gian trong truyền thuyết luôn mang cái vỏ là những đơn vị thời gian lịch sử - cụ thể được sử dụng trong mối quan hệ với nhân vật sự kiện nhưng về bản chất luôn nằm trên ranh giới giữa hư và thực. Dù là thời gian hư ảo hay thời gian thực bị hư ảo hóa thì nó vẫn thể hiện sâu sắc lòng biết ơn, ngưỡng mộ của nhân dân Hải Phòng về Lê Chân. Cho nên lễ hội đền Nghè chọn ngày sinh Nữ tướng tổ chức lễ hội chứ không phải ngày thắng trận hoặc ngày hóa của Nữ tướng. Đó cũng là nét riêng về tín ngưỡng của nhân dân nơi đây.

3.3.2.2. Địa điểm tổ chức lễ hội

Đền Nghè nằm ở ngõ nhỏ trên phố Lê Chân thuộc tiểu khu Mê Linh, ngay đầu đường Cầu Đất hiện nay rẽ vào. Đây là một di tích lịch sử thờ Nữ tướng Lê Chân duy nhất ở đồng bằng Bắc Bộ được xếp hạng di tích quốc gia.

Truyền thuyết ở Hải Phòng vẫn còn được lưu truyền mãi về sự linh thiêng của nữ tướng Lê Chân sau khi hóa: “Lúc này ở trang An biên người và vật đều

không được yên. Ban đêm mọi người mơ thấy công chúa trở về bảo: “Nay ta đã hết hạn ở dưới trần phải về chầu thượng đế. Dân chúng nếu sớm ra bờ sông thấy có vật lạ nên rước về thờ phụng, nếu không Hồng Thiên sẽ trách phạt.”

Người dân địa phương tin theo giấc mộng, quả nhiên thấy một phiến đá lạ dạt vào, có ghi hàng chữ “Thánh Chân công chúa”. Phiến đá linh thiêng ấy được người dân khiêng “đến xứ Đồng Mạ có hình mộc”, thì “ đột nhiên rơi xuống” điều đó có nghĩa là “thánh muốn ngự ở đây. Vì thế, nhân dân lập đền thờ quay

về hướng Đông”.

Không gian lễ hội đền Nghè vốn là không gian được thiêng hóa trong truyền thuyết nên không gian đó vừa là nơi thể hiện cảm xúc tôn vinh lịch sử của nhân dân vừa là nơi gửi gắm những ước mơ, khát vọng về cuộc sống tốt đẹp của cộng đồng người dân Hải Phòng.

3.3.2.3. Quy trình lễ hội

* Các nghi lễ chính diễn ra tại lễ hội

- Ngày vào đám (nhập tịch) là ngày 7/2 rước kiệu nữ tướng Lê Chân về đình, Lễ dâng cúng là hai mâm xôi gà.

- Ngày 8/2 là ngày Đại tế

Đội tế gồm 17 người, hai người Đông xướng, hai người Tây xướng, 2 người nến dẫn, 12 người chấp sự đứng hai bên. Trải qua 4 chiếu trước hương án làm lễ bái yết long trọng, cung kính.

Lễ dâng cúng là 4 con lợn, mỗi con 70kg, không được thiếu. Lễ vật vô cùng quan trọng trong phần lễ dâng lên Thánh Mẫu không được phép thiếu dù

trong bất cứ hoàn cảnh nào, đó là cua bể và bún (Văn tế xưa có ghi hai lễ vật này có tên gọi là “Hải giải” và “Long đằng bính”). Lựa chọn mua cua phải con to, tươi ngon, bún phải sợi nhỏ, thơm ngon, trắng tinh khiết. Lễ vật này thể hiện sự liên quan và minh họa đến chi tiết trong Truyền thuyết về nữ tướng Lê Chân. Đó là “sau khi bà tuẫn tiết hóa đá trôi về làng An Biên, người dân mua lễ vật nhưng

chợ đã vãn chỉ còn một sóc của bể và một mâm bún. Từ đó của bể và bún trở thành hai lễ vật thiêng không bao giờ thiếu dâng lên Thánh Mẫu trong ngày lễ chính”. Đây cũng là tín ngưỡng thể hiện rõ nét văn hóa biển của cư dân Hải

Phòng trong lễ hội. Đằng sau lễ vật ấy là mong ước của nhân dân mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của địa phương miền biển có yếu tố hài hòa giữa nền nông nghiệp nội đồng (qua vật phẩm bún làm từ gạo) và nghề đi biển (qua vật phẩm cua bể - thứ hải sản quý, đặc trưng miền biển Hải Phòng).

- Lễ rước tượng Thành hoàng

Tượng Thành hoàng làng Nữ tướng Lê Chân được rước từ đền Nghè về đình An Biên rất long trọng. Đây là một trong những hoạt động với số lượng người tham gia đông nhất, vui vẻ nhất. Nó vừa mang tính chất lễ, vừa đậm nét hội hè. Theo quan niệm của người dân nơi đây thì lễ rước là sự hòa nhập giữa đất trời, con người và thần linh, do vậy việc mọi người tham gia vào lễ rước cũng có nghĩa là sẽ được Thánh ban cho sức khỏe, cùng mọi sự may mắn trong cả năm ...

Lễ rước bắt đầu từ đền Nghè theo đường ngõ Nghè đi ra Cầu Đất rẽ vào Cát Dài rồi đi vào đình An Biên. Thời gian rước tượng kéo dài khoảng 2 tiếng.

- Một số hoạt động, trò chơi tiêu biểu trong lễ hội

Đánh vật: Theo tương truyền, khi nữ tướng luyện quân ở đây cũng thường

dạy quân lính đánh vật để tăng cướng sức dẻo dai, sức khỏe cho nên trò chơi này trong lễ hội Đền Nghè là một hình thức tưởng nhớ đến tài thao lược của nữ tướng Lê Chân. Khu vực Đền Nghè xưa có một cây cổ thụ tán rộng, duwois gốc cây làm sới vật.

- Bơi chải: Thuyền dùng để bơi chải là một loại thuyền được đục bằng một thân cây gỗ. Người ta còn bơi chải bằng cả thuyền nan nhỏ. Chị em phụ nữ thường dùng thuyền nan, còn nam giới thường dùng thuyền gỗ.

Người thi đấu thường chít khăn xanh hoặc đỏ ở đầu, thắt lưng xanh hoạc đỏ ngang lưng. Hội Bơi Chải diễn ra ở hồ An Biên gồm cả đội nam và đội nữ tham gia và bao giờ cũng thu hút đông người xem.

Theo lời kể của người dân địa phương, trò bơi chải trong lễ hội là để diễn lại việc bơi chải có từ thời Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa. Các tướng của Hai Bà Trưng như Lê Chân, Hoàng Độ đều có hình thức rèn luyện sức khỏe cho quân sĩ bằng bơi chải. Cũng có người kể rằng, vùng Hải Phòng nhiều sông nước nên rất thuận lợi cho việc đánh thủy binh. Nên Nữ tướng Lê Chân đã lập nhiều đội thủy quân và dạy quân lính tập bơi chải để tham gia đánh địch trên sông nước. Vì vậy đây là một hình thức tưởng nhớ đến một phương pháp luyện quân cũng như chiến đấu của nghĩa quân từ thời Hai Bà Trưng. Đồng thời nó còn có ý nghĩa cầu mưa trong nông nghiệp.

- Đánh phết: Tương truyền Nữ tướng Lê Chân thấy trẻ trăn trâu vùng

Tam Nông, Phú Thọ chơi trò này nên đã bày ra cho quân lính của mình vui chơi. Trò chơi này rất đặc biệt, theo các cụ già trong làng thì những người chơi phết chia làm hai đội, số người tham gia không hạn chế nhưng thường là 10 người.

Mỗi người tham gia cầm một chiếc gậy tre cong một đầu hoặc đẽo vát một đầu đánh vào quả cầu để đưa quả cầu đi. Hố phết nằm ở hai đầu bãi chơi, hình tròn, sâu chứng 50 cm. Bên nào đưa được qủa phết của bên mình vào hố là thắng cuộc.

- Đánh cờ người: Để chuẩn bị cho trò Đánh cờ người trong ngày hội, từ ngày 6/2 đội cờ người được làng chọn lựa gồm 32 người đều là gái chưa chồng, đến tập trung tại nhà ông Tổng cờ để tập luyện. Trường hợp nếu có cô gái nào trong đội cờ có người dạm hỏi làm cho quân tướng thiếu không có người chơi thì làng cũng sẽ

không cho cưới trước ngày mở lễ hội. Trong đám rước, hai Tướng cờ được nằm trong võng có lọng xanh che và 8 nữ thay nhau khiêng.

-Hội thi hoa thủy tiên: Đối với dân làng Vẻn, Nữ tướng Lê Chân vừa là một vị anh hùng dân tộc, vừa là một vị Thành hoàng làng, đồng thời cũng là một vị Thánh Mẫu thiêng liêng bậc nhất. Bắt nguồn từ lý do tâm linh trong truyền thuyết hoa thủy tiên mà từ những năm 1920, hàng năm trong lễ hội đền Nghè đều có hội thi hoa thủy tiên. Quy định của Hội thi hoa chỉ dự thi hoa màu trắng, mục đích của Hội thi hoa là chọn ra những bình hoa thủy tiên đẹp nhất để dâng lên Nữ tướng.

Tiêu chuẩn của hoa thủy tiên dự thi: phải là hoa 5 giò (tức củ hoa có 5 nhánh đều) tượng trưng cho Ngũ hành “Hoa chi tề chỉnh - Hoa lá phương phi -

Hoa cập thời - Hoa tề hàm vị tiếu” (Nghĩa là: Các giò hoa phải thật đều, hoa lá

phải tốt tươi, đúng giờ quy định phải cùng hé cười – hé nở). Ai muốn dự thi phải qua vòng thi hiểu biết về hoa thủy tiên, hiểu biết về đền Nghè, về thánh Mẫu Lê Chân mới được đem hoa vào dự thi. Bốn bình hoa được giải sẽ được đặt lên bốn chiếc bàn trải vóc hồng diềm kim tuyến đem dâng vào ngai thờ Thánh Mẫu suốt ba ngày hội. Hội thi hoa thủy tiên trong lễ hội Nữ tướng Lê Chân theo các cụ bô lão trong làng kể là duy trì được 20 năm, song vì nhiều lí do, trong dó có lí do chiến tranh mà tạm thời bị gián đoạn từ ănm 1943. Đến nay, cuộc thi này vẫn chưa được khôi phục, người đến dâng hoa thay bằng các loại hoa khác như hoa huệ, hoa ly. Tuy nhiên niềm tin và tín ngưỡng của nhân dân về Thánh Mẫu Lê Chân vẫn không thay đổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở hải phòng (Trang 83 - 87)