Truyền thuyết Tứ vị Thánh Nương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở hải phòng (Trang 98 - 102)

7. Đóng góp của luận văn

3.5.1. Truyền thuyết Tứ vị Thánh Nương

3.5.1.1.Nội dung truyền thuyết Tứ Vị Thánh Nương

Truyền thuyết Tứ vị thánh Nương có nhiều bản kể khác nhau, sau đây

chúng tôi lựa chọn một bản kể dựa trên sự tham khảo bản thần tích đền Vạn Chài - Đồ Sơn và xem xét, lý giải mối quan hệ giữa truyền thuyết với lễ hội Tứ vị Thánh Nương được tổ chức thường niên ở nơi đây.

“Vào nửa cuối thế kỉ XIII, thời nhà Trần nước Đại Việt tương đương với nhà Nam Tống và sau đó là nhà Nguyên bên Trung Quốc. Tại quận Phiên

Ngưng, tỉnh Quảng Đông có người họ Triệu tên Đan, xuất thân từ tầng lớp bình dân nhà nghèo có chí học hành. Vợ ban ngày làm nghề kiếm củi bán, ban đêm thì làm nghề đó đăng để đổi lấy gạo nuôi chồng, giúp chồng rảnh rang chuyện học hành. Nhà tuy nghèo nhưng vợ chồng tình nghĩa rất đằm thắm, lại có lòng nhân hậu thường hay giúp đỡ chu cấp cho những người nghèo khó hơn mình. Triệu Đan việc học hành ngày càng tiến tới, đến khi nhà vua mở khoa thi, ông trúng cả ba kì thi. Đến kì thi cuối cùng do chính vua Tống ra đề ông đỗ Trạng Nguyên, ra làm quan. Vua Tống giao cho việc khai sông và làm thủy lợi. Triệu Đan hoàn thành tốt công việc được giao cho giữu chức Ngự sử trung thừa, là một chức quan to trong triều. Tuy nhiên, ông vẫn sống thanh bạch, luôn giúp vua trừng trị những quan tham ức hiếp nhân dân. Vợ chồng ông sinh được một người con gái tên là Hồng Nương. Hồng Nương càng lớn nhan sắc càng tuyệt trần, tiếng đồn lan để cả kinh thành nhà Tống. Vua nhà Tống là Đế Bính khi còn là Thái tử đã kén nàng làm chính cung hoàng hậu.

Một đêm Hoàng hậu nằm mơ thấy mình bắt được con rùa biển. Tỉnh dậy kể cho vua nghe. Vua bảo: “Rùa là một trong bốn loài vật thiêng, đó là điềm lành chẳng cần lo chi”. Sau đêm đó, Hồng Nương thụ thai rồi sinh hạ được hai người con gái vào 12 tháng 8 âm lịch... Hai người con gái sinh ra đã có tư chất khác người, được đặt tên là Mai Nương và Hạnh Nương (tức cô Mai và cô Hạnh). Khi hai công chúa đến tuổi 13 thì nhà vua có tuyển một người con gái giỏi văn chương, thơ, phú, cầm, kì, thi, họa vào trong cung cấm làm con nuôi để dạy dỗ các công chúa. Với hai công chúa Hạnh Nương và Mai Nương sẵn có nhan sắc lại bẩm sinh có trí thông minh nên việc học hành rất tiến tới.

Cũng thời gian đó quân Nguyên sang đã chiếm được Bắc Thành Trung Quốc, đẩy lùi nhà Tống về phía nam. Nhà Nam Tống thua trận, Tả thừa tướng là Tú phu chỉ huy mặt trận thấy thế liền đón vua và hoàng thất, vương tôn ra biển Đông. Quân Nguyên truy đuổi ráo riêt, thừa tướng và vua Đế Bính nhảy xuống biển tự tử. Hoàng hậu và hai công chúa không theo kịp thuyền vua, nghe tin vua

Nguyên lệnh cho quân truy đuổi ráo riết. Cùng đường Hoàng hậu ngửa mặt lên trời than rằng: “Nhà Tống đã mất, vua đã tự tử, ta thân đàn bà không thể khôi phục lại đất nước báo thù cho chồng. Lại theo giáp lý trung thần không thờ hai chúa, liệt nữ không chung hai chồng, có quỷ thần chứng giám cho ta.” Nói xong bà nhảy xuống biển tự tử. Các công chúa và Thị Nữ nhảy theo. Xác mẹ con Hoàng Hậu, hai công chúa và Thị Nữ trôi dạt vào khu vực của Càn (Phủ Diễn Châu), Nghệ An, nhân dân trong vùng tới vớt rồi mai táng họ. Sau này, người dân Trung Quốc vì không chịu nổi sự thống trị của nhà Nguyên nên đã sang nước ta, họ cùng nhân dân Việt Nam lập đền thờ Hoàng hậu và các công chúa, gọi là “Tứ vị Thánh nương”.

Một món tóc của hoàng hậu bị tuột khỏi đầu và trôi về cửa Ngải Am, Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Người dân nơi đây cũng vớt lên, chôn cất và lập đền Thờ vọng Tứ Vị Thánh Nương. Về sự kiện này, sách Đại Việt sử ký toàn thư tập II, kỷ nhà Trần viết: “Lập đền thờ ở cửa biển Càn Hải – trước đây vua (chỉ vua Trần Anh Tông) thân đi đánh Chiêm Thành, đến cửa biển Càn Hải đóng quân tại đây, đêm chiêm bao thấy nữ thần khóc mà rằng: “Thiếp là cung phi nhà Triệu

Tống, vì giặc bức bách gặp trôi dạt đến đây. Thượng đế phong cho làm thần biển đã lâu, nay thấy bệ hạ đem quân đi, thiếp xin giúp đỡ lập công”. Nhờ đó,

kết quả chuyến chinh phạt của Vua là bắt được vua Chiêm mang về. Vua phong bà là “Nam hải phúc thần”. Sau giúp Lê Lợi dẹp tan quuan Minh được sắc phong “Đại Càn quốc gia Nam hải thượng đẳng thần tối linh đại vương thần”, cho cai quản 12 cửa biển. Các triều vua Đại Việt sau này phong “Quốc Mẫu Tứ vị thánh nương Thượng đẳng thần.”

Dọc các vùng cửa sông, cửa biển nước ta đều thờ Tứ vị Thánh Nương, riêng ở Hải Phòng có 5 huyện có đền thờ Tứ Vị Thánh Nương là Vĩnh Bảo, Thủy Nguyên, Đồ Sơn, Cát Hải, Kiến Thụy.

Tứ Vị Thánh Nương là những nhân vật có thực trong lịch sử Trung Quốc, lưu lạc, trôi dạt vào vùng biển nước ta, được nhân dân vùng ven biển khoác thêm những yếu tố huyền ảo, ly kì qua những câu chuyện truyền thuyết trở thành nữ thần biển trong tâm thức ngư dân Việt.

Về bản chất tín ngưỡng thờ Tứ Vị Thánh Nương là tín ngưỡng thờ thần biển. Tuy nhiên khác với thần biển Thiên Hậu chuyên bảo trợ những thương nhân đi trên biển thì Tứ Vị Thánh Nương lại phù hộ cho những ngư dân. Một điều rất rõ là các đền thờ Tứ vị Thánh Nương đều được an vị tại những làng có nghề đánh cá. Vì thế trong bề sâu của tín ngưỡng thờ Tứ Vị Thánh Nương có ẩn chứa một lớp tín ngưỡng thờ cá. Như trong truyền thuyết được lưu truyền ở đền Vạn Chài, Đồ Sơn: kể từ ngày đền được dựng ở chân núi Đầu Vái, cá không biết

từ đâu cứ bơi về trắng cả Bến Thốc, ngư dân được mùa suốt ba năm. ( Thần tích

ghi ở Đền Vạn Chài – Đồ Sơn).

Đằng sau lớp tín ngưỡng thờ cá thiêng liêng này còn ẩn chứa hay đan xen những lớp tín ngưỡng khác. Đó là tín ngưỡng thờ người chết trôi trên sông, biển được phản ánh qua nhiều truyền thuyết về nữ thần liên quan đến biển ở Hải Phòng: Tứ Vị Thánh Nương - “Bốn người chết, thi thể nổi lên, một mùi thơm

như lan quế toát ra ...”; rồi Bà Đế , người con gái mang thai với chúa Trịnh và

bị chúa bỏ rơi, sau dân làng phạt vạ cô, lấy dây chão buộc cối đá dìm xuống biển nhưng xác vẫn nổi lên, trôi dạt vào của hang núi Độc, sau được chúa minh oan và phong bà làm Hậu đế, lập đền thờ; Xác hai nữ thần không biết từ đâu trôi dạt vào đảo, ngư dân vớt lên chôn cất, lập miếu thờ ở Vũng Áng, gọi là miếu thờ Các Bà, đảo cũng lấy tên là đảo Cát Bà (đọc chệch âm của Các Bà), kể từ đó ngư dân đi biển không gặp tai nạn, rủi ro, lại đánh bắt được nhiều tôm cá...

Ngoài ra, tục thờ Tứ Vị Thánh Nương còn có tín ngưỡng thờ cây linh hồn ( thể hiện ở chi tiết “hồn bốn vị cây gỗ thơm chu du 12 cửa bể, thấy đất phương

Cần linh thiêng nên muốn được lập đền thờ” - thần tích đền Cả, Quảng Nam,

Căn cứ vào sắc phong về Tứ Vị Thánh Nương do Lê Lợi ban sau khi dẹp tan quân Minh : “ Sắc phong Đại càn quốc gia Nam Hải ngự trấn giang đầu hộ

quốc tế thế an dân thượng đẳng thần tối linh đại vương” cho thấy: trong tâm

thức của người dân nghề biển nước ta, ý nghĩa của hình tượng Tứ Vị Thánh Nương thật vô cùng to lớn mà sâu sắc. Đến đây có thể thấy rằng, sự phát sinh tồn tại và phát triển của tục thờ Tứ Vị Thánh Nương xuất phát từ niềm tin và nhu cầu của cư dân ngư nghiệp bản địa Việt Nam. Tất cả điều đó được thể hiện một cách sinh động từ truyện kể cho đến phong tục và lễ hội dân gian.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở hải phòng (Trang 98 - 102)