Nguồn tư liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở hải phòng (Trang 26 - 28)

7. Đóng góp của luận văn

2.1.1. Nguồn tư liệu

Khi tiến hành khảo sát hệ thống truyền thuyết dân gian ở Hải Phòng về các nhân vật nữ qua các thời còn được lưu truyền đến ngày nay, có bốn nguồn tài liệu mà chúng tôi dựa vào đó là: 1. Nguồn truyền thuyết được ghi thành văn

bản thần tích của các làng xã; 2. Nguồn truyền thuyết trong các sách sưu tầm truyện kể dân gian Việt Nam; 3. Nguồn truyền thuyết trong các công trình nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian Hải Phòng và trong các công trình địa chí mà huyện, thành phố Hải Phòng đã xuất bản; 4. Nguồn truyền thuyết hiện còn được lưu truyền trong dân gian ở một số địa phương của Hải Phòng (do

chúng tôi sưu tầm được). Sau đây là hệ thống truyền thuyết qua các nguồn tư liệu đó:

2.1.1.1. Nguồn tư liệu qua các sách sưu tầm truyện kể dân gian Việt Nam

Khảo sát hệ thống truyền thuyết về nữ thần ở Hải Phòng chúng tôi còn dựa vào các sách sưu tầm biên soạn truyện kể dân gian và truyền thuyết dân gian Việt Nam. Đó là các cuốn sách Truyền thuyết Việt Nam của nhóm tác giả Vũ

Ngọc Khánh, Trần Thị An, Phạm Minh Thảo biên soạn, (Nxb Văn hóa thông tin, H, 1998); Thần nữ và liệt nữ Việt Nam của Mai Thị Ngọc Chúc, (Nxb Văn hóa thông tin, H, 2005); Cuốn Nữ Thần và Thánh Mẫu Việt Nam của nhóm tác giả Vũ Ngọc Khánh, Mai Thị Ngọc Chúc, Phạm Hồng Hà biên soạn, (Nxb Thanh niên, H, 2002); Tập 4 và tập 5 Truyền thuyết dân gian người Việt do tác giả Kiều Thu Hoạch (chủ biên) trong bộ Tổng tập văn học dân gian người Việt, (Nxb

2.1.1.2. Nguồn tư liệu trong các công trình nghiên cứu văn hóa văn nghệ dân gian Hải Phòng và trong các công trình địa chí địa phương đã xuất bản.

Một nguồn tư liệu hữu ích cho chúng tôi trong quá trình làm đề tài chính là những công trình nghiên cứu, công trình địa chí của địa phương hải Phòng như:

Cuốn Hải Phòng thành hoàng và lễ phẩm, (Nxb Dân trí, 2010), của nhà sử học Ngô Đăng Lợi, sách giới thiệu sơ lược về miền đất con người Hải Phòng và lược khảo thành hoàng Hải Phòng khá đầy đủ theo các thời kì lịch sử; Bài tham luận “Nữ thần và tục thờ nữ thần ở Hải Phòng” của Ngô Đăng Lợi tại hội thảo quốc tế về Văn hóa thờ nữ thần (Mẫu) ở Việt Nam và Châu Á – bản sắc và

giá trị” năm 2012.

Cuốn Nhân vật lịch sử Hải Phòng của Ngô Đăng Lợi và Trịnh Minh Hiên biên soạn (Nxb Hải Phòng, 1998), cuốn sách khảo sát khá đầy đủ tên tuổi các vị thần và nơi thờ tự ở Hải Phòng

Cuốn Lễ hội truyền thống tiêu biểu Hải Phòng của tác giả Trịnh Minh Hiên (Nxb Hải Phòng, 2006). Cuốn sách thống kê khá đầy đủ các lễ hội cổ truyền của Hải Phòng ở từng xã, làng trong mối quan hệ với các nhân vật lịch sử có công với sự nghiệp giữ gìn bảo về độc lập dân tộc.

2.1.1.3 Nguồn tư liệu truyền miệng của nhân dân

Ngoài việc dựa vào tuyền thuyết đã ghi thành văn bản, chúng tôi còn tìm hiểu nghiên cứu tại một số địa phương trong tỉnh qua những câu truyện kể được truyền miệng tại đây. Việc mở rộng nghiên cứu tryền thuyết còn dựa nhiều vào nhân dân. Có những anh hùng văn hóa hay anh hùng chống xâm lăng nhưng sử sách hay các văn bản ghi chép về nhân vật rất sơ lược, nhân vật vẫn sống mãi trong tâm thức nhân dân qua những truyền thuyết được lưu truyền trong dân gian. Khi dựa vào tư liệu này, chúng tôi có điều kiện đối chiếu so sánh nhiều chi tiết đi đến sự nhân diện hình tượng nhân vật một cách đầy đủ, trọn vẹn hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết và lễ hội về nữ thần ở hải phòng (Trang 26 - 28)