Lễ hội cầu mư a nơi lưu giữ và phát huy giá trị của truyền thuyết về Tứ pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở hưng yên (Trang 85 - 117)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Lễ hội cầu mư a nơi lưu giữ và phát huy giá trị của truyền thuyết về Tứ pháp

gửi ước muốn của nhân dân tới vị thần, người trên, đồng thời là tâm sự phóng khoáng, niềm tự hào, say mê với đấng Thần thánh được tôn vinh trong lễ hội. Truyền thuyết lý giải và chắp cánh cho nguyện ước cầu mưa, cầu tạnh của nhân dân, sao cho mưa thuận gió hòa cả năm được may mắn:

Cầu cho mưa thuận gió hòa Mùa màng tươi tốt nhà nhà ấm no

Cầu cho hạnh phúc thật to Rơi đều trên khắp mỗi miền quê ta.

3.2.2. Lễ hội cầu mưa - nơi lưu giữ và phát huy giá trị của truyền thuyết về Tứ pháp Tứ pháp

Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội là mối quan hệ hai chiều chặt

chẽ. Ở chiều ngược lại, lễ hội cầu mưa có vai trò bảo lưu, giữ gìn những truyền thuyết về Tứ pháp. Mỗi lần lễ hội tổ chức là mỗi lần các truyền thuyết về Tứ pháp, được nhắc lại làm người ta không thể quên. Nhân dân ta cứ đến dịp là lại đọc, truyền miệng những câu ca dao, kể các truyền thuyết về lễ hội đó. Với những lời cầu tụng, với những nghi thức được tổ chức trọng thể, lễ hội là mảnh đất di dưỡng truyền thuyết mang đến cho truyền thuyết một sức sống bất diệt. Đối với nhân dân, lễ hội là hình thức kể chuyện, là sự bảo lưu các cốt truyện, bởi vì từ thủa xa xưa khi nhân dân hầu như không biết chữ, không thể đọc được các bản kể truyền thuyết được các nhà Nho sưu tầm thì các lễ hội kể lại thường niên nội dung các truyền thuyết làm nhân dân dễ nhớ, dễ thuộc. Hình tượng người anh hùng, cuộc đời và những hành trạng của các nhân vật sẽ tác động trực tiếp, trực quan đến đông đảo nhân dân nhờ môi trường lễ hội. Ở đó, nhân dân không chỉ là người xem hội thụ động mà còn là người chủ động đóng vai,

nhập vai khi được tham gia làm những nhân vật và diễn lại các sự kiện của truyền thuyết. Điều này đã góp phần nuôi dưỡng lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng của nhân dân.

Cứ mỗi năm tổ chức cầu mưa là huyền tích xưa lại sống dậy với công lao của phật Mẫu Man Nương, sự linh thiêng của bốn vị thần Tứ pháp trong những lời kinh của các cụ già, trong các tiếng tri hô của những trai đinh, trai kiệu, trong từng gáo nước thần mà các Trại Long Vương rước về tế lễ. Có thể khẳng định còn lễ hội là truyền thuyết vẫn luôn luôn sống.

Không chỉ có vậy, lễ hội cầu mưa còn là không gian để thể hiện truyền thuyết về Tứ pháp. Vai trò này cũng giống như việc truyền thuyết là sợi dây truyền đạt ước muốn, giãi bày ước vọng của nhân dân trong lễ hội. Bằng những nghi thức tế lễ và những trò diễn dân gian, lễ hội mang đến khả năng khắc sâu những câu chuyện truyền thuyết đơn thuần một cách hiệu quả và ý nghĩa nhất. Hình thức diễn xướng bao giờ cũng đem lại hiệu quả nhận thức cao hơn so với những câu chữ.

Với các tục rước nước, rước kiệu được diễn ra vô cùng đặc sắc trong lễ hội cầu mưa với sự tham gia của hàng nghìn người dân địa phương và khách thập phương chắc chắn sẽ để lại rất nhiều những cung bậc cảm xúc khác nhau. Người xem không chỉ hiểu, nhớ về huyền tích xưa mà còn cảm nhận được tình chị em sâu sắc của bốn yếu tố không thể tách rời: Mây- Mưa - Sấm - Chớp.

Lễ hội gắn với nghi lễ nên tính trang nghiêm (không gian và thời gian thiêng) càng thể hiện được bản chất của truyền thuyết nhằm tôn vinh các anh hùng. Các nghi lễ diễn ra trong lễ hội đã đưa con người trở về với cội nguồn để đắm mình trong không gian huyền thoại đậm sắc màu lịch sử.

Tóm lại, truyền thuyết và lễ hội đều là sản phẩm hoạt động tinh thần của nhân dân, do dân sáng tạo, bồi đắp, lưu giữ và thể hiện. Cả hai đều có một bộ phận rất quan trọng tập trung ca ngợi những người có công với dân, với nước,

đều hướng tới mục đích khơi dậy lòng tự hào dân tộc và nhắc nhở con cháu đừng phụ công ơn của các bậc tiền bối. Truyền thuyết về Tứ pháp và lễ hội cầu mưa có một sợi dậy liên kết chặt chẽ: Truyền thuyết là nguyên cớ nảy sinh lễ hội, là cái ra đời trước còn lễ hội là mảnh đất bảo tồn, lưu giữ cho truyền thuyết bất tử với thời gian. Truyền thuyết về Tứ pháp và lễ hội cầu mưa đã và đang trở thành một di sản văn hóa mang mang những giá trị trường tồn của mảnh đất

Hưng Yên.

Thông qua những truyền thuyết và lễ hội liên quan đến Tứ pháp, nhân dân hiểu được vai trò, tầm quan trong của những nhân tố tự nhiên đối với sản xuất và đời sống của những cư dân nông nghiệp. Cũng từ những truyền thuyết về Tứ pháp, những thế hệ sau mới có thể hiểu về con đường tiếp biến các yếu tố văn hóa ngoại lai. Khi hiện thực hóa trong lễ hội cầu mưa, truyền thuyết về Tứ pháp lại có giá trị răn dạy con người những bài học trong cuộc sống hôm nay về sự tôn trọng trong cách ứng xử với thiên nhiên, về tình nghĩa chị em, tình cảm mẫu tử thiêng liêng.

Tiểu kết chương 3

Với hệ thống lễ hội cầu mưa đã và đang còn được lưu giữ ở những vùng quê Hưng Yên, chúng ta có thể khẳng định lễ hội này đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của địa phương. Thông qua việc tổ chức các nghi lễ nhân dân gửi gắm vào đó một niềm tin vào những lực lượng siêu nhiên như Mây, Mưa, Sấm, Chớp sẽ thấu hiểu mong ước của họ để hiển linh, phù hộ sao cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống được no ấm yên vui.

Đặt lễ hội cầu mưa trong mối quan hệ với truyền thuyết về Tứ pháp, chúng ta lại thấy được những giá trị sâu sắc của những nghi thức diễn ra trong lễ hội. Theo đó, truyền thuyết là cơ sở để dân gian giải thích lịch biểu, các nghi

lễ, các tục trò của lễ hội. Ngược lại, bằng cách tái hiện trong các lễ hội thì truyền thuyết lại được sống lại trong tâm thức của người dân và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Bằng mối quan hệ qua lại đó truyền thuyết về Tứ pháp và lễ hội cầu mưa đã và đang khẳng định vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân địa phương.

KẾT LUẬN

1. Vùng đất Hưng Yên, cái nôi của truyền thuyết và lễ hội về Tứ pháp. Từ những tư liệu trong quá trình khảo sát và nghiên cứu, một lần nữa có thể khẳng định mảnh đất Hưng Yên là mảnh đất giàu truyền thống văn hiến lâu đời. Làng – xã Hưng Yên mang những nét đặc trưng của làng xã khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh dưởng của văn hóa sông nước và mang dấu ấn của việc tiếp biến đa dạng các nền văn hóa trong và ngoài nước. Với những đặc điểm đó Hưng Yên trở thành mảnh đất trù phú để tín ngưỡng thờ Tứ pháp ăn sâu, bám rễ và trở thành bản sắc văn hóa của tỉnh nhà.

2. Nằm trong chuỗi các truyền thuyết về Tứ pháp ở Đồng bằng sông Hồng, vì vậy đặc điểm nội dung của truyền thuyết về Tứ pháp ở Hưng Yên vừa

mang những nét chung, vừa mang nét độc đáo, riêng biệt. Những truyền thuyết đã được in ấn hoặc đang được lưu giữ trong đời sống dân gian đều thể hiện quá trình tiếp biến của những yếu tố văn hóa bản địa với những yếu tố văn hóa ngoại lai đặc biệt là đạo Phật. Quá trình tiếp biến văn hóa này vừa khẳng định được sức sống bền bỉ của văn hóa bản địa vừa phù hợp với tâm thức của nhân dân hướng về Phật giáo. Chính bởi vậy mà tín ngưỡng Tứ pháp còn được gọi với tên gọi – Phật giáo dân gian của người Việt. Bên cạnh đó, truyền thuyết về Tứ pháp ở Hưng Yên cũng thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân hướng về các vị thần tự nhiên mang đậm dấu ấn văn hóa bẩn địa. Hệ thống truyền thuyết ở Hưng Yên cũng mang những nét đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian.

Truyền thuyết tứ pháp ở Hưng Yên còn có giá trị độc đáo về nghệ thuật. Từ cốt truyện đến xây dựng hình tượng nhân vật và đặc biệt là việc sử dụng một cách sáng tạo các mô típ truyền thống như mô típ sinh nở thần kì, mô típ chiến công phi thường, mô típ người hóa đá… các truyền thuyết về Tứ Pháp ở Hưng Yên đã tạo ra được những màu sắc riêng biệt trong mạch truyền thuyết về Tứ pháp ở Đồng bằng Bắc Bộ.

3. Lễ hội cầu mưa nảy sinh từ truyền thuyết về Tứ pháp là một lễ hội nông nghiệp độc đáo của mảnh đất Hưng Yên. Nhân dân thông qua những nghi thức tế lễ đã thể hiện niềm tin, nguyện vọng của những cư dân nông nghiệp vào những vị thần tự nhiên. Không gian lễ hội vừa là không gian thiêng vừa là không gian sinh hoạt cộng đồng tạo nên sự gắn kết giữa đông đảo quần chúng nhân dân. Hằng năm, dù ăn đâu làm đâu thì vào ngày hội nhân dân lại quy tụ trong những không gian chung để tế lễ, sinh hoạt hội hè. Họ đều chung nhau một niềm tin một mong ước hướng về lễ hội: mong ước mưa thuận gió hòa, cuộc sống sung túc, bình an.

4. Trong bối cảnh hiện nay cùng với sự phát triển của thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa là nguy cơ mai một những giá trị văn hóa truyền thống. Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống truyền thuyết về Tứ pháp cũng là một vấn đề đã và đang được đặt ra. Qua khảo sát thực tế chúng tôi nhận thấy,

hiện nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ngoại trừ xã Lạc Hồng – huyện Văn Lâm hằng năm vẫn duy trì tổ chức lễ hội cầu mưa còn ở các địa phương khác việc tổ chức lễ hội cầu mưa đã bị mai một nhiều. Truyền thuyết về Tứ pháp và những nghi thức của lễ hội dường như chỉ còn trong kí ức của các cụ cao niên trong làng. Thực tế đó đòi hỏi cơ quan quản lý các cấp, mỗi người dân địa phương cần nhận thức được giá trị quý báu của những nét văn hóa truyền thống trong truyền thuyết và lễ hội cầu mưa để từ đó có những giải pháp để khôi phục lại những lễ hội truyền thống. Đó cũng là một cách để giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn cho nhân dân từ thế hệ này sang thế hệ khác

5. Là một giáo viên đang tham gia giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông, qua quá trình nghiên cứu đề tài bản thân tôi cảm thấy rất tự hào về một nét đặc sắc trong văn hóa của quê hương. Tôi cũng mong muốn rằng có thể đưa nhưng kiến thức về truyền thuyết và lễ hội cầu mưa vào trong các bài giảng để các em thêm hiểu và trân trọng những bản sắc văn hóa của chính quê hương mình. Bằng những việc làm đó tôi hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mình để bảo tồn và phát huy giá trị của những truyền thuyết về Tứ pháp và lễ hội cầu mưa trong cuộc sống hôm nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị An (2001): Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt, in trong sách Những vấn đề lý luận và lịch sử văn học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Phan Kế Bính (2003), Việt Nam phong tục, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

3. Sùng Acải (2015), Lễ hội cầu mưa – nét độc đáo trong tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên của cộng đồng dân của cộng đồng dân tộc Việt (http://lienketviet.net/blog/4611/le-hoi-cau-mua-%E2%80%93-net-doc- dao-trong-tin-nguong-ton-sung-tu-nhien-cua-cong-do/)

4. Nguyễn Đổng Chi, Văn Tân, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Hồng Phong(1957)

5. Trần Lan Chi (2009), Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp tại đồng bằng Bắcbộ, đăng trên phapluanonline (tập san pháp luận số 09 ngày 05 tháng 11 năm 2009)

6. Nguyễn Mạnh Cường (2000), Chùa Dâu- Tứ Pháp và hệ thống các chùa Tứ

Pháp, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

7. Nguyễn Đăng Duy (2001), Văn hóa tâm Linh, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

8. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng các Type và motif,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Cao Huy Đỉnh (2004), Tuyển tập tác phẩm, Nxb Lao động- Trung tâm ngôn

ngữ Đông Tây, Hà Nội

10.Lê Quý Đôn(1957), Lược thảo Lịch sử văn học Việt Nam, Nxb Xây Dựng,

Hà Nội.

11.Hương Giang (2013), “Độc đáo lế hội cầu mưa ở Văn Lâm”, Báo Hưng Yên

điện tử (http://baohungyen.vn/dat-va-nguoi-xu-nhan/201304/doc-dao-le- hoi-cau-mua-o-Van-Lam-279172)

12.Nguyễn Thị Bích Hà (2015), Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Nxb

Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

13.Đỗ Thị Hảo – Mai Thị Ngọc Chúc (1984), Truyện các nữ thần Việt Nam,

Nxb Phụ Nữ, Hà Nội.

14.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Thế giới, Hà Nội.

15.Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (1992), Từ

điển văn học, Nxb Thế giới, Hà Nội

16.Kiều Thu Hoạch (2006), Văn học dân gian người Việt dưới góc nhìn thể

loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

17.Kiều Thu Hoạch(1976), Truyền thuyết anh hùng trong loại hình tự sự dân

gian, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

18.Nguyễn Thị Hòa (2007), Lý lịch di tích chùa Thứa, Ban quản lý di tích tỉnh Hưng Yên

19.Nguyễn Quang Hồng và nhóm biên soạn (1994), Sự tích Đức Phật chùa

Dâu, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

20.Nguyễn Thị Huyên (2011), Lý lịch di tích Đình- Đền- Chùa Lương Hội Thị

trấn Lương Bằng – huyện Kim Động- tỉnh Hưng Yên- Ban quản lí di tích tỉnh Hưng Yên.

21.Nguyễn Văn Huyên (1995), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

22.Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên(2000), Văn học dân gian, Tập 1, Nxb Đại

học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội

23.Lê Văn Kỳ, Thu Loan (2012), Lễ hội nông nghiệp Việt Nam, Nxb Văn hóa

dân tộc, Hà Nội.

24.Vũ Tiến Kỳ- Tuyển chọn và biên soạn (2008), Truyện cổ dân gian Hưng

Yên, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

25.Vũ Tiến Kỳ (2013), Trò chơi dân gian Hưng yên, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội.

26.Nguyễn Phúc Lai, Nguyễn Quang Ngọc (2008), Hưng Yên vùng phù sa văn

hóa, Nxb Trẻ Thành Phố Hồ Chí Minh.

27.Võ Thị Hoàng Lan (2012), “ Về tục thờ Tứ pháp của người Việt”, Tạp chí

Di sản văn hóa số 2(39)- 2012.

28.Vũ Tự Lập (1991), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

29.Lê Thị Kim Loan (1999), Tục thờ Tứ Pháp, một hình thức tín ngưỡng nông

nghiệp cầu mưa, cầu tạnh, Đăng trên Thông báo Khoa học Đại học Văn Hóa.

30.Báo mới. com ( 15/12/2015)Độc đáo tục rước Tứ Pháp cầu mưa của cư

dân Đồng bằng sông Hồng” (http://www.baomoi.com/doc-dao-tuc-ruoc-tu- phap-cau-mua-cua-cu-dan-dong-bang-song-hong/c/18222380.epi)

31.Hữu Ngọc (1995), Từ điển văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Thế giới, Hà Nội. 32.Trần Thế Pháp (2011), Lĩnh Nam chích quái, Nxb Trẻ Hồng Bàng, Gia Lai

33.Lê Trường Phát (2000), Thi pháp văn học dân gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

34.Lê Xuân Quang, Thần tích Việt Nam, Nxb Thanh Niên, Hà Nội

35.Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ(1991) Văn học dân gian

Việt Nam, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

36.Bùi Đăng Quy (2001), Lý lịch di tích chùa Pháp Vân- thôn Cầu- xã Lạc

Đạo- huyện Văn Lâm- tỉnh Hưng Yên, Ban quản lý di tích tỉnh Hưng Yên.

37.Hoàng Phê chủ biên(2009), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.

38.Vũ Quỳnh, Kiều Phú (2001), Lĩnh Nam Chích Quái, Nxb Văn Học, Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở hưng yên (Trang 85 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)