Hội chùa Thứa và Thanh Xá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở hưng yên (Trang 72 - 76)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Hội chùa Thứa và Thanh Xá

Hàng năm vào ngày mồng 8 tháng 4, mở hội chùa tổ chức lễ cầu mưa. Lễ cầu mưa ở vùng chùa Thứa (Đại Bi tự, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hưng Yên) có phần phức tạp hơn. Năm nào đại hạn, một chùa trong bốn chùa Tứ Pháp sẽ làm lễ cầu mưa ba ngày đêm, xong đóng cửa chùa nghỉ ba ngày. Nếu chưa mưa thì làm lễ cầu lại, rồi nghỉ chờ ba ngày. Nếu hai lần làm lễ cầu rồi mà trời vẫn chưa mưa thì phải cho người đến chùa Tứ Pháp bên cạnh làm lễ cầu mưa tiếp. Nếu đến lần thứ ba mà vẫn không mưa thì phải làm lễ xin keo (tức gieo hai đồng tiền) xin rước các Bà hội với nhau. Trước tiên là rước bà Pháp Vũ ở chùa làng Thanh Xá đến chùa làng Hoàng Đôi, nơi thờ bà Pháp Lôi. Dân hai làng làm lễ ở đây một đêm. Hôm sau, hai Bà lại được rước đến chùa làng Yên Phú, nơi thờ bà Pháp Điện. Hai Bà ở lại đây một đêm, để dân làng làm lễ cầu mưa, rồi hôm sau lại được rước đi. Theo tục lệ bà Pháp Điện chẳng bao giờ đi đâu cả. Chỉ có

hai bà Pháp Vũ và Pháp Lôi được rước đến đình làng Nguyên Xá, ở đây ba đêm rồi trở về họp mặt với bà Pháp Vân ở chùa Thứa. Sau chừng 4 giờ làm lễ, hai bà Pháp Vũ và Pháp Lôi lại được rước về các chùa của họ.

Hễ năm nay rước đức Pháp Vân sang chùa làng Thanh Xá thì năm sau lại rước đức Pháp Vũ sang chùa Đại Bi làng Dy Sỹ. Mỗi lần như thế, bên rước ở lại một đêm, bên chủ tổ chức cuộc lễ mừng. Lễ có tiến cúng là nghệ thuật ca vũ khá đặc biệt. ''Tiến cúng'', là tiến dẫn cúng Phật sau lễ vật là hương, hoa, đăng, trà, quả, thực, vì thế còn được gọi là lục cúng.

Theo mô tả của các cụ cao niên về nghi thức tiến cúng các vị thần Tứ pháp được diễn ra một cách kính cẩn, long trọng. Người tiến cúng tùy theo mỗi thứ lễ vật mà tiến lui, đi ngang, đi chếch, nhanh, chậm, nhịp nhàng, nhịp trống và não bạt dồn dập hoặc đổ hồi mà đi theo những kiểu chữ dành riêng cho mỗi vật lần lượt dâng cúng, ấn định như sau:

Dâng hương, chân đi thành hình chữ nhật. Dâng hoa, đi thành hình Hoa Hồi bốn cánh Dâng đăng ''đèn nến'', đi thành hình chữ Á.

Dâng trà (chén nước để trong bó đài mở nắp), đi thành hình chữ Thủy. Dâng quả (cam, lê, táo) đi thành hình chữ Vạn.

Dâng thực (oản...) đi thành hình chữ Điền.

Thoạt đầu người tiến cúng chắp tay làm lễ Phật, rồi hát múa khúc giáo đầu:

Nay xin dâng hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, Sáu mùi đều hương xạ ngát lừng

Lòng kính thành xin Phật giáng lâm, Cầu thiên hạ thái bình an lạc.

Rồi mỗi lần dâng cúng có một khúc hát múa. Dứt tiếng hát thì đánh trống và gõ não bạt đổ hồi. Mỗi lần lễ vật đệ lên bàn thờ xong, người tiến cúng trở về chỗ ngồi nghỉ thì có sư hoặc thầy pháp vào tụng một đoạn kinh. Người tiến cúng có khi là một thầy pháp, có khi là một nhà sư hay hai chú tiểu mũ đội cánh sen thất Phật, nhưng thường là những thiếu nữ có nhan sắc tuyển lựa từ những nhà tử tế nền nếp trong làng. Năm nào ít thì có hai thiếu nữ, có năm bốn hoặc đông hơn tới sáu thiếu nữ.

Các thiếu nữ này quấn khăn thêu, mặc áo cánh tiên, cổ lá sen, tua mạng xanh đỏ, đính hột bột choàng trên áo cánh trắng, tua giải bơi chèo nhiều màu quấn giắt quanh mình. Trong lúc tay ấn (bắt ấn) chân đàn (chạy đàn theo kiểu chữ) hoặc múa hoặc dâng lễ vật, lượn đi lượn lại những giải lụa đào, hoặc vàng anh vắt ngang hai khuỷu tay, hoặc lót đỡ mâm bồng, bỏ đài phất phới tung bay theo tiếng trống, long não bạt dồn dập hoặc lướt đi lướt lại như bướm lượn cùng tiếng hát ngân nga, trong trẻo của chốn đồng xanh gió mát...

Hôm sau Hai Bà tiễn nhau ra về. Tới một độ đường đã ước định, trước khi chia tay, hai chị em làm lễ trao yếm cho nhau. Yếm gồm ba cái là ba vuông vóc vàng gấp xếp trong một bộ đài vuông để sẵn trong kiệu bên chủ. Một vị chủ đám đến trước hai kiệu xin ngừng lại đối diện nhau.

Phù giá xuống tay hạ kiệu thấp xuống, viên chủ đám làm lễ thưa trình xong, trèo lên ghế, thò tay vào trong kiệu chủ, lấy bồ đài ra khỏi những mảnh màn che kín tượng Thánh Bà cả bốn mặt kiệu, rồi đem sang bên kia làm lễ dâng đặt bỏ đài yếm vào trong kiệu phách.

Đoạn hai Bà từ giã nhau bằng cách nhún kiệu xuống cũng như lúc chào gặp nhau.

Đám rước tách đôi, người bên làng nào trở về bên ấy, nhưng cùng tỏ vẻ dùng dằng luyến tiếc, có khi hai bên rời xa nhau rồi, bỗng một kiệu quay trở

lại, bay gặp kiệu bên kia, bay qua bay lại như ngăn giữ nhau vài lần rồi mới từ giã nhau hẳn.

Trong bóng chiều trên đường về đám rước đi thong thả theo nhịp trống chiêng thủng thỉnh, trong điệu nhạc bát âm đi bài lưu thủy, hành vân, đều đều, bâng khuâng gợi cảnh mây trôi, hoặc theo tiếng đàn tiếng nhị của phường cải lương đi bài bình bán, kim tiền vui vẻ thực tại hơn, nhưng thỉnh thoảng cũng nổi lên một hơi kèn tàu réo rắt...

Sau ba ngày, rước đức Pháp Vũ và Pháp Lôi đến hội với đức Pháp Vân tại chùa Thứa. Ở đây chỉ làm lễ tiến dân lục cúng một tuần, chừng 4 tiếng đồng hồ rồi kiệu đâu rước về đó.

Nếu đại hạn trầm trọng, thì theo lệnh sức của tỉnh các làng trong huyện, rước thần vị Thành hoàng đến hội đảo cùng các Thánh Bà Tứ Pháp tại đình làng sở tại.

Cửa đình vào hôm chỉ định rước, mở toang để chốc chốc lại đón rước một tòa kiệu, một cỗ long đình cùng cờ quạt theo tiếng trống khẩu tong tong tiến vào trong đình.

Đình Thứa, (làng Dy Sỹ) to rộng nhất vùng, vậy mà vào những dịp này cũng chật ních những long đình, Ngọc lộ vàng son rực rỡ, xếp hàng hai bên trước mặt kiệu các Thánh Bà ngự ở giữa mặt cung cấm.

Theo lời kể của ni sư Thích Đàm Nhài trụ trì chùa Thứa- Dị Sử - Mỹ

Hào: ‘‘Chùa Thứa tên tự là chùa Đại Bi thờ bà Pháp Vân. Hằng năm nhất là

vào những năm đại hạn thì toàn thể nhân dân mỗi người bát gạo, bát nước để cầu mưa, cầu được mùa. Nhân dân nơi đây rất tôn sùng ngài. Lễ hội truyền thống diễn ra vào ngày 8 tháng tư, dân gian có câu: Mồng tám tháng tư nều không đi hội thì hư mất đời’’.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở hưng yên (Trang 72 - 76)