Sự hiện thực hóa của truyền thuyết về Tứ pháp qua lễ hội cầu mưa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở hưng yên (Trang 81 - 85)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Sự hiện thực hóa của truyền thuyết về Tứ pháp qua lễ hội cầu mưa.

Xuất phát từ đặc trưng của thể loại truyền thuyết luôn luôn chứa đựng quan niệm, cách nhìn của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử. Hầu như mỗi truyền thuyết đều xây dựng lên những nhân vật anh hùng để tôn vinh và ngợi ca. Không chỉ dừng lại ở sự ngưỡng mộ và tôn vinh, các nhân vật ấy đã bước ra khỏi những trang sách, những câu chuyện kể và trở thành thành hoàng, thần thiêng hay thành một tín ngưỡng ăn sâu vào nếp nghĩ của nhân dân…Hàng năm để nhắc nhở con cháu nhớ về công ơn của các vị anh hùng và để tiếp nối truyền thống, nhân dân thường tổ chức nghi lễ kèm theo những sinh hoạt cộng đồng. Đó là con đường tự nhiên để truyền thuyết và lễ hội tạo lên sợi dây gắn kết chặt chẽ giữa “linh hồn” và “thể phách”. Nói đến mối quan hệ này nhà nghiên cứu Nguyễn Bích Hà cho rằng: “Truyền thuyết và nghi lễ, lễ hội là hai lĩnh vực khác nhau nhưng có liên quan chặt chẽ. Truyền thuyết khiến lễ hội

có nội dung thiêng còn lễ hội làm cho việc diễn xướng của truyền thuyết sinh động, thu hút được sự gắn bó và cộng cảm của tập thể”.[13;58]

Mối quan hệ chặt chẽ giữa truyền thuyết về Tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên là một một minh chứng điển hình cho mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội dân gian. Theo khảo sát của chúng tôi, mối quan hệ chặt chẽ này trước hết được biểu hiện qua sự gắn kết về mặt không gian. Cụ thể như sau:

STT Điểm thờ Địa chỉ Truyền

thuyết Lễ hội

1. Chùa Thái Lạc Lạc Hồng- Văn Lâm Có truyền

thuyết (Phụ lục 2) Lễ hội cầu mưa ở Lạc Hồng 2. Chùa Hồng Cầu 3. Chùa Nhạc Miếu 4. Chùa Hồng Thái

5. Chùa Pháp Vân Lạc Đạo – Văn Lâm Có truyền

thuyết (Phụ lục 2)

6. Chùa Hoằng

7. Chùa Hướng Đạo

8. Chùa Tân Nhuế

9. Chùa Pháp Lôi Đình Dù - Văn Lâm

10. Chùa Un Ôn Xá- Văn Lâm Hội tổng Ôn

Xá- Văn Lâm

11. Chùa Lương Hội Lương Bằng – Kim

Động Có truyền thuyết (Phụ lục 2) 12. Chùa Đồng Lý Đồng Lý – Kim Động

13. Chùa Quanh Thị trấn Ân Thi- Ân

Thi

14. Chùa Đại Hạnh Hoàn Long - Yên

15. Chùa Sậy Minh Tân – Phù Cừ Có truyền thuyết

(Phụ lục 2)

16. Đền Vĩnh Hưng Thị trấn Yên Mỹ-

Yên Mỹ

17. Chùa Thượng Bùi Trung Hòa- Yên Mỹ

18. Chùa Tó Trung Hòa- Yên Mỹ

19. Đình Vô Ngại Ngọc Lâm- Mỹ Hào

20. Chùa Tam Liêu Nghĩa Hiệp- Yên Mỹ Hội tứ Pháp

huyện Yên

Mỹ

21. Chùa Pháp Vân Liêu Xá- Yên Mỹ

22. Chùa Liêu Thượng

Liêu Xá – Yên Mỹ

23. Chùa Thanh Xá Thanh Xá- Yên Mỹ Hội Chùa

Thứa và

Thanh Xá

24. Chùa Yên Phú Yên Phú – Yên Mỹ

25. Chùa Thứa Dị Sử - Mỹ Hào Có truyền

thuyết (Phụ lục 2)

Bảng 6: Bảng thống kê thể hiện mối quan hệ giữa truyền thuyết về Tứ pPháp và lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên

Căn cứ vào những tư liệu trên có thể thấy rằng mặc dù còn có những điểm thờ còn chưa phái sinh ra những truyền thuyết của riêng mình mà vẫn dựa vào truyền thuyết gốc từ Bắc Ninh nhưng hầu hết những điểm còn sự hiện hữu của lễ hội thì đều đã có những truyền thuyết mang màu sắc riêng của địa phương. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số lễ hội cầu mưa đã bị mai một hầu như chỉ còn được lưu giữ trong kí ức của các cụ cao niên như: Lễ hội đảo vũ huyện Mỹ Hào, Lễ hội Tứ pháp huyện Yên Mỹ. Tuy nhiên bên cạnh đó với sự nỗ lực của nhân và chính quyền các cấp từ năm 2005 huyện Văn Lâm đã tiến hành khôi phục lại lễ hội cầu mưa theo đúng nhưng nghi lễ truyền thống. Lễ hội cầu mưa tổng Ôn Xá diễn ra với quy mô lớn và được tổ chức 5 năm một

lần còn Lễ hội cầu mưa ở Lạc Hồng thì được duy trì hàng năm. Nghiên cứu và quan sát thực tế qua hệ thống lễ hội ngày nay chúng ta sẽ thấy rõ hơn mối quan hệ chặt chẽ giữa truyền thuyết về Tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên qua một số phương diện như sau:

Thứ nhất, truyền thuyết về Tứ pháp có vai trò giải thích cho lễ hội cầu mưa, làm cho lễ hội có nội dung thêm sinh động, cụ thể. Truyền thuyết về Tứ pháp lý giải sự hình thành của các vị thần Tứ pháp từ một thân cây thiêng(cây dung thụ) và là kết quả của cuộc gặp gỡ thần kì giữa Man Nương và Khâu Đà La. Những chi tiết đó đều khẳng định mối quan hệ gắn kết đến mức ruột thịt của các vị thần Tứ pháp. Tất cả các lễ hội cầu mưa liên quan đến Tứ pháp đều được xây dựng trên mối quan hệ chặt chẽ của bốn yếu tố cấu thành nên mưa: Vân (mây), Vũ (mưa), Lôi (sấm), Điện (chớp).

Thứ hai, các nghi lễ, các tục trò đặc sắc của lễ hội cầu mưa cũng không nằm ngoài nội dung phản ánh của truyền thuyết về Tứ pháp. Trong khi diễn ra lễ hội người dân luôn tổ chức tụng kinh cầu đảo. Nội dung kể lại công ơn, phẩm hạnh của các vị thần Tứ pháp. Nhân dân tin rằng với một lòng thành kính những lời cầu đảo đó sẽ khiến cho đất trời động lòng mà ban mưa xuống cho mùa màng cây cối tốt tươi. Lễ rước nước dựa trên niềm tôn kính với một yếu tố căn bản quyết định mùa vụ của những cư dân nông nghiệp.

Thứ ba, truyền thuyết về Tứ pháp lưu giữ lịch biểu về lễ hội cầu mưa của các địa phương. Ngày tổ chức lễ hội đều gắn chặt với nhân vật anh hùng, đức thánh, đức Phật trong truyền thuyết. Nó có thể là ngày sinh, ngày hóa, hoặc một ngày có trong hành trạng của nhân vật. Hầu hết các lễ hội liên quan đến Tứ pháp đều được tổ chức vào những ngày có nguồn gốc từ truyền thuyết. Đó là ngày 17 tháng giêng – ngày hóa của Phật Mẫu Man Nương hoặc ngày mồng tám tháng tư – ngày Man Nương sinh hạ ra đức Phật – còn gọi là ngày Phật Đản. Duy nhất ở Lạc Hồng(Văn Lâm) trước kia đều tổ chức vào dịp mồng tám

tháng tư nhưng trong những năm gần đây nhân dân lại chọn ngày tổ chức lễ hội từ ngày mồng sáu đến ngày mồng tám tháng ba.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở hưng yên (Trang 81 - 85)