Hệ thống truyền thuyết về Tứ pháp ở Hưng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở hưng yên (Trang 36 - 39)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Hệ thống truyền thuyết về Tứ pháp ở Hưng Yên

Ngày nay truyền thuyết về Tứ pháp được chép lại ở rất nhiều các sách, tiêu biểu phải kể đến là Truyện Man NươngLĩnh Nam chích quái(Trần Thế Pháp, thế kỷ XIV, Vũ Quỳnh, Kiều Phú, 1492), bản in khắc gỗ tại Chùa Dâu –

Bắc Ninh vào năm thứ 13 hiệu Cảnh Hưng(1752): Cổ Châu Pháp Vân Phật

bản hạnh ngũ lục. Ngoài ra truyền thuyết về Tứ pháp còn xuất hiện trong rất nhiều cuốn sách để lý giải nguồn gốc của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp ở Đồng bằng Bắc bộ như: Văn hóa làng Việt Nam – Tín ngưỡng dân gian, Vũ Kim Yến; Đạo

Mẫu Việt Nam, Ngô Đức Thịnh; Thành hoàng Việt Nam- Tập 2, Phạm Minh Thảo, Trần Thị An, Bùi Xuân Mỹ…

Ở Hưng Yên, mảng truyền thuyết về Tứ pháp không chỉ được lưu giữ bằng các bản in, ghi chép trong thần tích, mà còn được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian. Qua quá trình sưu tầm và nghiên cứu tại các điểm thờ Tứ Pháp trên địa bàn tỉnh, chúng tôi hiện đã sưu tầm được 6 bản truyền thuyết được ghi lại trong Lý lịch của các di tích thờ Tứ pháp, 1 bản thần tích của làng Đặng Xá, huyện Ân Thi [42], 4 bản ghi chép từ lời kể của nhân dân xã Lạc Hồng- Huyện Văn Lâm (Phụ lục).

STT Tên truyền thuyết

Địa chỉ sưu tầm Nguồn

1 Tứ Pháp Thần tích làng Đặng Xá- huyện Ân Thi – Tỉnh Hưng Yên.

Cuốn: Thành Hoàng Việt Nam- Phạm Minh Thảo, Trần Thị An, Bùi Xuân Mỹ- Nxb Văn hóa – Thông tin- 1997) 2 Sỹ Nhiếp Thần tích xã Đồng Lý,

huyện Đồng Yên,

Khoái Châu, Hải

Hưng

Cuốn: Thành Hoàng Việt Nam- Phạm Minh Thảo, Trần Thị An, Bùi Xuân Mỹ- Nxb Văn hóa – Thông tin- 1997) 3 Truyền thuyết

về Pháp Vân tại

Chùa Cầu

(Pháp Vân Tự)

Thôn Lạc Đạo – Huyện Văn Lâm- tỉnh Hưng Yên

Lý lịch di tích- ban quản lý di tích tỉnh Hưng Yên, 2001

4 Truyền thuyết về Pháp Vũ

Chùa Sậy – xã Minh Tân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên

Lý lịch di tích- Ban quản lý di tích tỉnh Hưng yên, 2012

5 Truyền thuyết về Pháp Vân

Chùa Lương Hội- Thị trấn Lương Bằng – huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên

Lý lịch di tích Đình, Đền, Chùa Lương Hội- Ban Quản lý di tích tỉnh Hưng yên, 2011. 6 Truyền thuyết về Pháp Vân Chùa Thứa xã Dị Sử, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng yên Lý lịch di tích- Ban quản lý di tích tỉnh Hưng yên, 2007 7 Truyền thuyết về cây tích trượng cầu mưa

Lạc Hồng- Văn Lâm- Hưng Yên

Theo Hương Giang- Báo Hungyen.vn- tháng 4/2013

8 Truyện Man Nương

Lạc Hồng- Văn Lâm- Hưng Yên

ông Đỗ Văn Hoặc- 88 tuổi- Người dân thôn Hồng Thái xã Lạc Hồng – Văn Lâm- Hưng Yên

9 Truyền thuyết về Tứ pháp

Xã Lạc Hồng – Văn Lâm – Hưng Yên.

Sư Đại đức Thích Quảng Hòa – Trụ trì chùa Thái Lạc

10 Truyền thuyết về Tứ pháp

Xã Lạc Hồng- huyện Văn Lâm- Hưng Yên)

Bà Đỗ Thị Giổi 65 tuổi – xã Lạc Hồng 11 Truyền thuyết về Tứ pháp Xã Lạc Hồng huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

cụ Trần Xuân Trình- 82 tuổi, thôn Quang Trung, xã Lạc Hồng

Bảng 4: Bảng thống kê những truyền thuyết về Tứ pháp ở Hưng Yên

Dựa vào những văn bản trên có thể thấy rằng trong quá trình tiếp thu ảnh hưởng của vùng văn hóa Luy Lâu (Bắc Ninh) nhân dân Hưng Yên đã có những sáng tạo để tạo ra màu sắc văn hóa riêng trong cả truyền thuyết lẫn lễ hội về Tứ pháp. Các truyền thuyết mà chúng tôi sưu tầm được nằm ở các địa phương có

điểm thờ Tứ pháp như: Văn Lâm, Yên Mỹ, Ân Thi, Mỹ Hào, Kim Động. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế chúng tôi cũng nhận thấy rằng mức độ đậm đặc của các truyền thuyết về Tứ pháp có sự khác nhau theo vùng, ở những khu vực có lễ hội thì truyền thuyết phổ biến và có nhiều phái sinh hơn.

Trong các điểm thờ Tứ pháp địa điểm mà chúng tôi sưu tầm được nhiều truyền thuyết nhất là ở Lạc Hồng- nơi mà hàng năm nhân dân vẫn tổ chức lễ hội cầu mưa. Ở nhiều điểm thờ Tứ pháp khác, truyền thuyết hoặc bị mai một nhiều hoặc vẫn giữ lại những yếu tố cốt lõi của truyền thuyết từ Bắc Ninh vì vậy không tạo nên màu sắc riêng biệt. Đó cũng là thực trạng phản ánh mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội dân gian. Mặc dù vậy với những truyền thuyết chúng tôi sưu tầm được cũng đủ để thấy được diện mạo của truyền thuyết về Tứ pháp ở Hưng Yên, từ đó đi sâu vào khai thác những giá trị nội dung và nghệ thuật đặc sắc của mảng truyền thuyết này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở hưng yên (Trang 36 - 39)