Phản ánh ước mơ, nguyện vọng của nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở hưng yên (Trang 46 - 49)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Phản ánh ước mơ, nguyện vọng của nhân dân

Sự ăn sâu bám rễ và nhanh chóng lan tỏa một vùng không gian rộng lớn của tín ngưỡng thờ Tứ Pháp trên mảnh đất Hưng Yên không chỉ được lý giải bằng vị trí địa lí nằm liền kề cùng trung tâm Phật giáo Luy Lâu (Bắc Ninh) mà trước hết bởi thông qua sự tôn kính với Tứ pháp những người dân bản địa gửi gắm những ước mơ, nguyện vọng của những cư dân nông nghiệp.

Trong bản thần tích của làng Đặng Xá(Ân Thi), trong truyền thuyết về Pháp Vân tại chùa Lương Hội hay trong truyền thuyết về Tứ pháp ở xã Lạc Hồng (Văn Lâm) đều ngợi ca vị sư Khâu Đà La đến từ Thiên Trúc tay cầm gậy thần xích đi chu du khắp bốn bể, có phép thuật thần thông. Và đối với những người dân nơi đây món quà vô giá mà vị sư này ban tặng đó là cái giếng nước

không bao giờ cạn có thể cứu sống con người qua cơn hạn hán: “Hồi đó trời

nắng hạn ba năm không có một giọt nước mưa. Các giếng khô kiệt, riêng có giếng nhà Tu Định nước lúc nào cũng đầy ăm ắp. Nhân dân trong thành nhiều người được uống nhờ ơn đức”. Đó là cây gậy tích trượng có thể cầu mưa, cầu tạnh. Ngay cả bốn vị thần Tứ pháp cũng là bốn nhân tố thiết yếu để tạo mưa: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện. Từ những điểm gặp gỡ đó chúng ta có thể thấy niềm ước vọng về sự thuận hòa của các yếu tố tự nhiên quyết định hiệu quả sản xuất của những cư dân nông nghiệp. Nhân dân tin tưởng rằng với sự tôn vinh các thần linh, với những nghi thức cầu đảo trọng thể, linh thiêng sẽ là nhân tố điều hòa nắng mưa phòng trừ hạn hán, lũ lụt ẩn chứa những mối hiểm họa với con người và sản xuất.

Bên cạnh đó, thông qua các bản kể truyền thuyết Tứ pháp con lưu lại đến ngày nay và trong diễn tiến lễ hội Tứ pháp người ta con thấy nhân dân đã gửi gắm vào các vị thần Tứ pháp cả những ước muốn trên mọi mặt của cuộc sống.

Nhân dân đặt niềm tin vào sự linh thiêng của các nữ thần có thể mang lại cho họ cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Theo bản thần tích của làng Đặng Xá (Ân Thi) kể lại: “Thánh Tứ Pháp rất anh linh, năm nào đại hạn, cầu đảo đều mưa, nhân dân cầu phúc, cầu tự, cầu tài đều linh ứng rất nhanh. Đức thánh Pháp Vân, trong nước những nơi danh lam thắng cảnh đều có thờ phụng, kể không sao xiết’’.

Đặc biệt trong truyền thuyết về Pháp Vũ tại chùa Sậy (Minh Tân- Phù Cừ) chúng ta còn thấy sự hiển linh âm phù của các vị thần trong công cuộc đấu

tranh bảo vệ tổ quốc chống quân xâm lược: “Chùa Sậy là nơi thờ thánh Pháp

Vũ, là một trong tứ pháp của Việt Nam. Pháp Vũ là người có công âm phù Đỗ Quốc Uy – có công đánh giặc Tô Định nhà Hán trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào thế kỉ I sau Công Nguyên”. Như vậy, vượt lên trên những mong ước của cuộc sống thường nhật, niềm tin vào tín ngưỡng thờ Tứ pháp cũng được nhân dân gửi gắm ước vọng về sức mạnh của lực lượng siêu nhiên để chống kẻ thù xâm lược.

Xuất phát từ những ước mơ và nguyện vọng đó mà nhân dân Hưng Yên tại các điểm thờ Tứ pháp đã sáng tạo lên những truyền thuyết của riêng mình để lý giải nguyên nhân phụng thờ và cũng là để tôn vinh những nét đẹp của truyền thống quê hương. Ở Xã Lạc Hồng (Văn Lâm)- Nơi còn hội tụ cả bốn điểm thờ Tứ pháp và hàng năm vẫn tổ chức cầu đảo, nhân dân đã lý giải việc tồn tại song song với hệ thống các chùa thờ Tứ pháp ở vùng Luy Lâu bằng câu

chuyện của riêng mình. Theo lời kể của người dân xã Lạc Hồng: “Người dân

Lạc Hồng đi dân công gần đó(Luy Lâu- Bắc Ninh), nghe nói cây thiêng, đến hỏi mua nhưng họ không bán, bèn cưa những cành dâu về để tạc tượng”. Theo lời kể của Sư thầy chủ trì Chùa Thái Lạc (Lạc Hồng- thờ Pháp Vân): “Thấy có sự linh thiêng về cây gỗ quy như vậy nên nhân dân xã Lạc Hồng cử người lên để mua những cành dâu để về tạc tượng. Nhưng lên đến nơi thì quan quân họ không bán nên không mua được. Đợi đến lúc nghỉ trưa thì bó cành dâu lấy trộm

mang về. Khi quan quân phát hiện đuổi theo thì nhân dân chạy đến đâu thì nắng còn quan quân thì bị mưa như tát nước vào mặt. Khi đem cành dâu về, nhân dân tạc thành 4 pho tượng đặt thờ tại 4 thôn của xã Lạc Hồng”. Các bản kể này tuy có nét khác nhau nhưng đều thống nhất với bản thần tích của làng

Đặng Xá(Ân Thi): “Sau này bốn vị thánh “Tứ Pháp” (Pháp Vũ, Pháp Vân,

Pháp Lôi, Pháp Điện) rất anh linh, các nơi đều có lập đền thờ phụng sự. Ngoài thân cây gỗ đã tạc tượng ra còn các cành cội của nó đều được nhân dân đến lấy về tạc tượng hoặc đem yểm tâm cho pho tượng sẵn có”. Những vĩ thanh

của những truyền thuyết này cho thấy nhân dân nơi đây luôn biết vị thế của mình vì vậy họ bày tỏ sự ngưỡng vọng với thần linh một cách đầy thức của một khu vực nằm liền kề với vùng trung tâm Luy Lâu.

Không chỉ ở Lạc Hồng (Văn Lâm), ở các điểm thờ Tứ pháp khác cũng có những truyền thuyết mang bản sắc riêng của địa phương. Tại Dị Sử- Mỹ Hào người dân nơi đây còn truyền tụng câu chuyện về chùa Thứa (thờ Pháp Vân) như sau: “Tương truyền, vào thế kỷ thứ XIII, làng Phù Ủng thuộc huyện Đường Hào rước tượng Pháp vân từ chùa Đậu (Hà Bắc) về thờ trong chùa làng. Khi về đến chùa Thứa dừng kiệu nghỉ lại. Sau đó dù có bao nhiêu người khiêng cùng không rước nổi kiệu đi, đành phải rước kiệu Pháp Vân vào thờ ở chùa Thứa. Nhân dân địa phương ghi nhận sự tích này bằng bốn chữ Hán “Thắng địa đình Loan”(Đất có cảnh đẹp xe dừng)”. Còn tại Chùa Sậy (Minh Tân- Phù Cừ) lại lưu truyền truyền thuyết về Pháp Vũ đến tận ngày nay: “Tương truyền, sau khi nhân dân làng Đò (Thôn Tân Tiến, xã Minh Tân, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) tạc tượng thờ thánh Pháp Vũ tại miếu chùa Chuông một thời gian thì Ngài(Pháp Vũ) báo mộng cho nhà sư tại chùa Sậy là muốn về ngự tại nơi đây vì đây là vùng đất thiêng. Nhà sư đã báo cho dân làng Sậy biết. Nhân dân vui mừng nên đẫ cùng nhau lên làng Đò xin chân hương rước Ngài về thờ tại chùa của làng mình”.

Có thể nói những truyền thuyết về Tứ pháp ở Hưng Yên đều có một cấu trúc phổ biến gồm 2 phần: Phần đầu tiếp thu truyền thuyết về Tứ pháp ở vùng Luy Lâu (tuy có dị bản) và phần sau là những sáng tạo của người dân bản địa với mục đích lý giải và linh thiêng hóa điểm thờ. Điều đáng ghi nhận là những phần được sáng tạo thêm ấy thường có yếu tố thần kì để hiện thực hóa những ước mơ và nguyện vọng của nhân dân. Những hành động đi xin (đi mua) cành dâu, đến những câu chuyện về báo mộng, về điềm báo đều cho thấy sự ngưỡng vọng đáng thần linh đáng trân trọng của những người dân Hưng Yên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thuyết về tứ pháp và lễ hội cầu mưa ở hưng yên (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)