5. Bố cục của luận văn
1.1.2 Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức
Theo điều 4 của luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 của quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định.
1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
1.1.2.2 Sự cần thiết tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức
* Đối với cá nhân người lao động: Con người luôn có những nhu cầu
thấy những nhu cầu của mình được đáp ứng sẽ tạo tâm lý tốt thúc đẩy người lao động làm việc hăng say. Đối với cá nhân người lao động không có động lực lao động thì hoạt động khó có thể đạt được mục tiêu của nó bởi vì khi đó họ chỉ lao động hoàn thành công việc được giao mà không có được sự sáng tạo hay cố gắng phấn đấu trong lao động, họ chỉ coi công việc đang làm như một nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng lao động mà thôi. Người lao động chỉ hoạt động tích cực khi mà học được thỏa mãn một cách tương đối những nhu cầu của bản thân. Điều này thể hiện ở lợi ích mà họ được hưởng. Khi mà người lao động cảm thấy lợi ích mà họ nhận được không tương xứng với những gì mà họ bỏ ra họ cảm thấy không thỏa mãn được những nhu cầu của mình thì sẽ gây ra cảm giác chán nản, làm việc không tập trung, hiệu suất công việc thấp. Lợi ích là phương tiện để thỏa mãn nhu cầu nên lợi ích mà người lao động nhận được phải tương xứng với những gì mà họ cống hiến thì mới tạo ra động lực cho họ làm việc
* Đối với tổ chức: Cơ quan nhà nước là những tổ chức do nhà nước thành
lập để thực thi quyền lực nhà nước, hoạt động mang tính phục vụ công với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước. Nếu thiếu động lực làm việc, quyền lực và pháp luật của nhà nước có thể bị vi phạm, cơ quan nhà nước hoạt động không những không hiệu quả, gây lãng phí lớn cả về tài lực lẫn vật lực mà còn làm giảm niềm tin của nhân dân vào nhà nước. Do đó, tổ chức cần phải có những kích thích lao động tạo ra sự thôi thúc bên trong của con người đến với lao động, sự thôi thúc đó được ta ra dựa trên một tác động khách quan nào đó lên ý thức. Do đó, khi kích thích bất cứ hoạt động lao động nào, người ta phải chú ý đến các yếu tố tâm lý như mục đích công việc, nhu cầu, hứng thú, động cơ làm việc của mỗi cá nhân và hàng loạt các đặc điểm tâm lý cá nhân cũng như tập thể khác, từ đó mới có thể hình thành được biện pháp kích thích hữu hiệu. Có thể kích thích lao động bằng vật chất, bằng giao tiếp hoặc bằng cách thỏa
mãn các nhu cầu khác của con người tạo ảnh hưởng đến hành vi, cụ thể là nó có thể định hướng, điều chỉnh hành vi của cá nhân.
Tầm quan trọng của việc tạo động lực làm việc:
Việc tạo động lực lao động làm việc có tác dụng:
+ Tạo ra sự gắn kết giữa người lao động với tổ chức giữ được nhân viên giỏi, giảm được tỷ lệ nghỉ việc.
+ Tăng mức độ hài lòng, niềm tin, sự gắn bó và tận tụy của người lao động trong tổ chức
+ Giảm thời gian, chi phí tuyển và đào tạo người lao động mới + Tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng lao động
Trong các cơ quan hành chính nhà nước, để tạo động cơ làm việc cho cán bộ, công chức, người lãnh đạo, quản lý phải tạo được nhận thức trong mỗi cá nhân rằng, nỗ lực của mỗi người sẽ được tổ chức đánh giá đúng, phần thưởng mà họ nhận được sẽ tương xứng với những gì họ đóng góp cho tổ chức. Muốn vậy, trước hết người lãnh đạo, quản lý trong mỗi cơ quan, đơn vị phải tạo được môi trường làm việc tốt cho từng cán bộ, công chức để họ hiểu rằng trong sự nỗ lực chung của đơn vị có sự nỗ lực của cả lãnh đạo và các đồng nghiệp. Điều đó khiến họ tin tưởng vào sự nỗ lực của mình, họ sẽ có động cơ làm việc để đạt được kỳ vọng. Thưởng phạt công bằng dựa trên sự cống hiến của mỗi cá nhân cũng sẽ giúp cán bộ, công chức tin tưởng rằng thành quả mà họ làm ra được phân phối đúng đối tượng, đúng mục đích.
Chính vì những lợi ích mà động lực lao động đem lại cho người lao động cũng như cho tổ chức đã khẳng định sự cần thiết của công tác tạo động lực cho người lao động tại các doanh nghiệp.
1.1.2.3 Các nội dung về tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức a) Tạo động lực làm việc thông qua chính sách môi trường làm việc
Môi trường làm việc bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân CBCC (bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài).
Môi trường làm việc đối với CBCC(được tiếp cận là môi trường bên trong) bao gồm: cơ sở vật chất, tinh thần, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên… trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Để xây dựng một môi trường làm việc tốt, mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là đối với người phụ trách phải xác định đây là một nhiệm vụ cần được ưu tiên hàng đầu song song với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.
Trước hết, đơn vị phải bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất như phòng làm việc, bàn, ghế, điện thoại, máy vi tính… và các văn phòng phẩm khác phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tùy theo điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị để trang bị cho CBCC nhưng phải đảm bảo các yếu tố của một cơ quan, công sở. Hiện nay, người lao động không chỉ chú trọng đến lương, phúc lợi mà họ được hưởng khi làm việc tạo một tổ chức mà họ còn rất quan tâm đến yếu tố môi trường và điều kiện làm việc. Vì yếu tố này liên quan trực tiếp đến sự thuận tiện của người lao động giúp người lao động hoàn thiện tốt nhiệm vụ. Quá trình lao động bao giờ cũng được diễn ra trong môi trường sản xuất nhất định. Môi trường sản xuất khác nhau có các điều kiện khác nhau tác động đến người lao động. Như vậy, điều kiện làm việc của mỗi người lao động rất phong phú và đa dạng và mỗi một môi trường làm việc, một điều kiện làm việc đều tác động rất nhiều đến người lao động và nó tác động đến họ theo nhiều khía cạnh khác nhau.
Tiếp đến, đơn vị cần quan tâm đến các điều kiện khác như: Quan tâm đến điều kiện thẩm mỹ như bố trí và trang trí không gian làm việc giúp CBCC cảm thấy thoải mái, dễ chịu trong quá trình làm việc; Tạo điều kiện tâm lý xã hội được thể hiện thông qua hoạt động giao tiếp, bao gồm hoạt động giữa các cấp lãnh đạo và nhân viên và giữa nhân viên với nhau xuất phát từ mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên; Xây dựng chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
Ngoài ra, văn hóa tổ chức cũng cần được chú ý bởi đó là những đặc trưng riêng biệt bao trùm lên toàn bộ tổ chức, tác động đến suy nghĩ và làm việc của hầu hết các thành viên. Văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị cốt lõi, những chuẩn mực, những tập quán, những nguyên tắc bất thành văn và các nghi lễ. Văn hóa tổ chức có vị trí và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp, xây dựng một phong cách quản trị hiệu quả và những mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa các thành viên của tổ chức, làm cho tổ chức trở thành một cộng đồng làm việc trên tinh thần hợp tác, tin cậy, gắn bó, thân thiện và tiến thủ trên cơ sở đó hình thành tâm lý chung và lòng tin vào sự thành công và phát triển bền vững của tổ chức.
b) Tạo động lực làm việc thông qua chính sách bản chất công việc
Có thể nói đặc điểm của công việc tạo điều kiện cuốn hút với người lao động và nó thể hiện qua thái độ của người đó trong quá trình làm việc. Bản chất của công việc là một khái niệm khá rộng. Đối với người lao động nó không chỉ là một công việc như mong muốn mà nó còn là sự kiểm soát đối với công việc, sự ủng hộ của lãnh đạo trong quá trình làm việc, những phần thưởng, trợ cấp đối với công việc… Do vậy, để tạo động lực làm việc, nhà quản lý, lãnh đạo cần phải dựa vào đặc điểm của mỗi cá nhân để thiết kế và phân công công việc phù hợp nhất bởi khi công việc phù hợp với người lao động thì điều đó sẽ giúp cho người lao động làm việc tốt hơn, hăng hái hơn, ngược lại công việc không phù hợp sẽ làm cho người lao động chán nản và không hứng thú với công việc thậm chí không muốn làm việc.
Ngoài ra, tổ chức cần phải tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho người lao động, xây dựng chương trình đào tạo có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, bù đắp được những thiếu hụt về mặt kiến thức, kỹ năng của người lao động. Người lao động cần phải học tập, nâng cao sự hiểu biết, nâng cao kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ của mình là một trong những nhu cầu tinh thần cơ bản của con người khi xã
hội càng phát triển, nhu cầu học tập của con người càng cao. Khi được thỏa mãn nhu cầu này người lao động sẽ thấy rõ được ý nghĩa cuộc sống của mình, họ sẽ hăng say làm việc với khả năng sáng tạo hiệu quả hơn. Hơn nữa, có thể tạo điều kiện cho người lao động học tập thông qua việc hỗ trợ kinh phí, bố trí thời gian làm việc linh hoạt. Phát hiện những năng lực đặc biệt của các nhân viên để có hướng đào tạo họ thành những chuyên gia theo nhiều hình thức phù hợp. Đào tạo cần chuyên sâu và nâng cao chất lượng làm việc. Với từng vị trí, người làm quản lý nên xây dựng lộ trình đào tạo phù hợp. Đặc biệt là phải quan tâm đến vấn đề sử dụng sau đào tạo để nhằm tận dụng được những kiến thức kỹ năng của người lao động được đào tạo vào thực hiện mục tiêu của tổ chức.
c) Tạo động lực làm việc thống qua chính sách về lương và phúc lợi
Để tiền lương và phúc lợi thực sự trở thành một công cụ tạo động lực cho người lao động thì hệ thống tiền lương và phúc lợi cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
* Đối với chế độ tiền lương
Phải đảm bảo tuân thủ theo những quy định về tiền lương của nhà nước đó là tiền lương của người lao động không được thấp hơn tiền lương tối thiểu chung của nhà nước, người lao động phải được hưởng các chế độ phụ cấp, tiền lương làm thêm, tiền lương làm vào các ngày nghỉ lễ, tết và các chế độ khác theo quy định của nhà nước
Tiền lương được xác định trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động căn cứ vào vị trí công việc, mức độ phức tạp của công việc, phạm vi trách nhiệm của công việc và những yêu cầu về trình độ, kỹ năng kinh nghiệm của người thực hiện công việc
Tiền lương, tiền công chi trả cho người lao động phải được xác định dựa trên kết quả thực hiện công việc của người lao động sao cho xứng đáng với những đóng góp của người lao động nhằm đảm bảo sự công bằng trong tiền lương. Vì vậy, các chính sách về lương và phúc lợi cần phải phản ánh chính
xác kết quả công việc của người lao động, góp phần tạo động lực làm việc cho họ.
* Đối với phúc lợi: Phúc lợi là phần thù lao gián tiếp được chi trả dưới
dạng hỗ trợ cuộc sống cho người lao động. Các loại phúc lợi có ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo cuộc sống cho người lao động cũng như góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, làm cho họ yên tâm làm việc, dành nhiều thời gian hơn trong công việc, gắn bó hơn với tổ chức từ đó đưa đến kết quả là tăng năng suất lao động. Do đó, trước hết doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm chỉnh các phúc lợi bắt buộc theo quy định của nhà nước như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm thất nghiệp nhằm thỏa mãn phần nào nhu cầu an toàn của người lao động. Hơn nữa, tổ chức nên nghiên cứu xây dựng và nâng cao chất lượng các chương trình phúc lợi tự nguyện để có thể hỗ trợ tốt hơn nữa cuộc sống của người lao động. Đồng thời, chương trình phúc lợi phải được xây dựng rõ ràng, thực hiện một cách công bằng và bình đẳng đối với tất cả mọi người
d) Tạo động lực làm việc thông qua chính sách chung
Tạo động lực làm việc thông qua chính sách chính là việc tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách theo đúng quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước và pháp luật về tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.Trong nội dung này cần quan tâm, chú trọng đến công tác tuyển dụng, bố trí cán bộ; Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng CBCC; Quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ.
Trước hết, việc tuyển dụng công chức, viên chức sự nghiệp phải được tiến hành theo đúng quy trình và các quy định của pháp luật. Cần xây dựng các bản mô tả công việc rõ ràng. Các bản mô tả công việc phải có những nhiệm vụ đặt ra cho từng vị trí, kỹ năng chuyên môn mà ứng viên phải có, cá tính, phẩm chất quan trọng ứng viên cần có để hoàn thành nhiệm vụ và những kinh nghiệm riêng có của một ứng viên so với các ứng viên khác. Ngoài ra cũng cần đa dạng
hóa hình thức thi tuyển để đảm bảo tính công bằng, chính xác, thu hút được nhiều nhân viên đảm bảo có chuyên môn, kỹ năng, phẩm chất theo yêu cầu đặt ra. Khi tuyển dụng lựa chọn được những con người phù hợp, sắp xếp họ vào