Đặc điểm kinh tế, xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 55)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội

Phú Lương có số đơn vị hành chính là 16 trong đó có 14 xã và 02 thị trấn. Theo kết quả cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2013, dân số thường trú trên địa bàn huyện Phú Lương là 105.250 người, có 9 dân tộc anh em cùng chung sống trong đó người Kinh chiếm 54,2%, người Tày chiếm 21,1%, người Nùng 4,5%, người Sán Chày chiếm 8,05%, người Dao 4,04%, người Sán Dìu 3,29%. Ngoài ra còn có một số dân tộc khác như Thái, Hoa, Mông. Dân cư huyện Phú Lương gồm nhiều bộ phận hợp thành: Một bộ phận là dân bản địa định cư lâu đời; một bộ phận là dân phu được thực dân Pháp tuyển mộ vào làm thuê tại các đồn điền, hầm mỏ; một bộ phận là đồng bào ở các tỉnh khác di cư tự nhiên đến địa bàn và một bộ phận là đồng bào các tỉnh miền xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới trong những năm 1960.

Cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay nông, lâm, nghiệp và thủy sản vẫn chiếm tỷ lệ cao. Từ năm 2014 đến nay, cơ cấu kinh tế của huyện không có nhiều biến động. Nông, lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất (trên 37%). Tiếp đến là lĩnh vực thương mại và dịch vụ có sự gia tăng về tỷ trọng từ 33,29% năm 2014 lên 35,01% năm 2016. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng giảm từ 29,23% năm 2014 xuống 27,94% năm 2016 (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Phú Lương

Lĩnh vực Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nông, lâm, ngư nghiệp (%) 37,48 37,27 37,05 Công nghiệp và xây dựng (%) 29,23 27,94 27,94 Thương mại và dịch vụ (%) 33,29 34,79 35,01

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)