Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 46)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Cán bộ công chức huyện Phú Lương làm việc tại các cơ quan chức năng của huyện và ở các xã thị trấn trong huyện. Đề tài thực hiện nghiên cứu đối với cán bộ công chức ở cả cấp huyện và cấp xã.

Về các phòng ban chức năng của huyện: Phòng tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện trong lĩnh vực quản lý nhà nước gồm 19 đơn vị, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện gồm 11 đơn vị, các đơn vị thuộc tổ chức chính trị - xã hội gồm 13 đơn vị.

Đối với các đơn vị thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước thực hiện công việc hành chính, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước ở các lĩnh vực khác nhau như: Nông nghiệp, xây dựng, tài chính, tài nguyên môi trường, giáo dục … kết quả của công việc không mang lại lợi ích riêng cho cán bộ công chức, mà phục vụ mục đích chung, mục tiêu phát triển kinh tế của huyện. Thu nhập của cán bộ công chức phụ thuộc chính vào mức lương được hưởng. Động lực làm việc của cán bộ công chức thuộc các nhóm đơn vị này chủ yếu là bản chất công việc (sự ổn định, khả năng thăng tiến, cơ hội đào tạo), nhân tố con người (sự đánh

giá quan tâm của đồng nghiệp, của cấp trên)mà ít ảnh hưởng bởi yếu tố lương

và phúc lợi. Để làm rõ vấn đề này tác giả lựa chọn các phòng chức năng quản

lý chính như: Phòng Nội vụ - phòng trực tiếp tham mưu cho UBND huyện quản lý nguồn nhân lực; Phòng Tài chính - Kế hoạch, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Kinh tế - hạ tầng là những phòng có nguồn nhân lực chính tham mưu cho lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc huyện, đây là những đơn vị được giao kinh phí tự chủ một phần, có nghĩa là ngân sách chỉ đảm bảo một phần cho hoạt động của đơn vị phần còn lại phải dựa vào các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ. Thu nhập của cán bộ công chức (viên chức) dự trên kết quả công việc họ thực hiện đặc biệt là khối lượng công việc giải quyết được. Động lực làm việc của cán bộ công chức thuộc nhóm các đơn vị này chủ yếu là lương và phúc

lợi (lương, thưởng, tiền làm thêm giờ, thu nhập tăng thêm..) mà ít chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nhân tố con người, bản chất công việc. Các phòng ban lựa chọn nghiên cứu là: Ban quản lý các dự án đầu tư huyện, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, Ban quản lý Môi trường - đô thị, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, Trung tâm văn hóa thông tin.

Các tổ chức chính trị - xã hội là các hội, đoàn thể của huyện tuy không trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh tế - xã hội, nhưng đóng vai trò vừa là trung tâm đoàn kết, tập hợp đông đảo các lực lượng quần chúng nhân dân, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các thành viên vừa thực hiện vai trò nền tảng chính trị của chính quyền nhân dân, tổ chức động viên nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Là hệ thống phản biện của hệ thống chính trị, hoạt động tư vấn, giám định và phản biện xã hội đối với đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Động lực làm việc của cán bộ công chức thuộc nhóm các đơn vị này chủ yếu là các chính sách, nhân tố con người. Các tổ chức lựa chọn nghiên cứu

là: Mặt trận Tổ quốc huyện, Hội phụ nữ huyện, Hội nông dân huyện, Đoàn thanh niên huyện.

Huyện Phú Lương có 16 xã, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) phân bố theo trục Nam - Bắc lấy trục đường Quốc lộ 3 làm xương sống, kéo dài qua nhiều địa hình khác nhau, phía Nam tiếp giáp với phường Tân Long của thành phố Thái Nguyên có địa hình bằng phẳng, càng đi lên phía bắc địa hình đồi núi, phía Bắc tiếp giáp với huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn là khu vực có nhiều núi cao. Trình độ phát triển kinh tế vì thế mà cũng có ảnh hưởng, các xã phía Nam thì phát trển hơn các xã phía Bắc do gần trung tâm thành phố, các xã gần trục Quốc lộ 3 phát triển hơn các xã xa trục Quốc lộ 3 do giao thông đi lại thuận tiện. Để có nhìn tổng quát về động lực làm việc của cán bộ công chức trên toàn huyện tác giả lựa chọn 8 xã trên 16 xã đảm bảo các yếu tố về kinh tế cũng như địa hình: Xã có điều kiện kinh tế phát triển, địa hình bằng phẳng: Sơn Cẩm, Cổ Lũng. Xã có điều kiện kinh tế kém phát triển, địa hình đồi núi: Yên Ninh, Yên Đổ. Xã ven trục Quốc lộ 3 có điều kiện giao thông thuận lợi, gần trung tâm huyện: thị trấn Đu, xã Động Đạt. Xã không có đường Quốc lộ 3 đi qua, xa trung tâm huyện: xã Phủ Lý, xã Hợp Thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)