Thơ Đường luật trào phúng Việt Na mở nửa đầu thế kỉ XX

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ đường luật trào phúng hồ chí minh (Trang 41 - 43)

7. Đóng góp của luận văn

1.2.2. Thơ Đường luật trào phúng Việt Na mở nửa đầu thế kỉ XX

Bước sang thế kỉ XX, nền Hán học dần bị thay thế bởi văn học chữ quốc ngữ. Tuy nhiên, tỉ lệ thơ Đường luật vẫn chiếm một số lượng ưu trội với đội ngũ sáng tác đa thành phần (nhà Nho cũ, nhà Nho mới, tri thức tân học, nông dân lao động…). Trong quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy, thơ Đường luật nửa đầu thế kỉ XX ra mặt bạn đọc với số lượng nhiều chưa từng có, nhất là từ năm 1917 trở đi.

Theo thống kê của TS. Trần Thị Lệ Thanh trong cuốn Đặc điểm thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỉ KK đến năm 1945, “từ năm 1917 đến năm 1922: Vũ Tích Cống 45 bài, Nguyễn Ái Hoa 15 bài, Vũ Khắc Tiệp 10 bài, Lê Đình Huyến 36 bài, Nguyễn Mạnh Xứng 23 bài... Từ 1923 đển 1926: Dưong Đình Tẩy 28 bài, Trần Huy Liệu 37 bài, Nguyễn Trung Khuyến 37 bài, Tạ Quang Ninh 23 bài, Nguyễn Văn, Năng 52 bài, Bùi Hữu Diên 23 bài, Đỗ Khẳc Sương 10 bài, Lê Mạnh Trinh 12 bài, Đặng Xuân Quýnh 12 bài, Phảc Ngọc Phạm Thấu 38 bài, Đoàn Tịnh Canh 75 bài, Đoàn Nhữ Nam 43 bài, Nguyễn Hữu Chiếu 22 bài, Minh Phượng 13 bài...”[48, tr.102].

Thơ Đường luật có giảm đi đôi chút từ năm 1927, nhưng cường độ sáng tác ở một số tác giả lại có phần tăng lên. Ví dụ, chỉ trong hai năm, “Bùi Hữu Yên có tới 40 bài, Lê Bạch Như 37 bài, Nhàn Vân Đình 54 bài... Thậm chí, chỉ một năm (1931), Đông Hồ có 42 bài, Vị Thường Vũ Bắc có 32 bài, Mộng Lan 31 bài... hoặc chỉ một số báo (số 154), Thiện Trường có 22 bài, Từ Vân có 10 bài, Nguyễn Sĩ An có 15 bài, Mộng Lan 31 có bài [48, tr.102], Tản Đà có 66 bài, Trần Tuấn Khải có tới 108 bài…

Thời điểm từ 1929 đến 1945, số lượng thơ Đường luật rất khó xác định. Trong cuốn “Thơ ca cách mạng 1925 - 1945”, Hoàng Thị Đậu đánh giá: “Riêng phần văn thơ cách mạng... từ 1925 trở về sau, số lượng thơ văn sưu

tầm được hãy còn quá ít. Ngoài thơ văn Xô viết Nghệ tĩnh, là được nhìều người chú ý, còn rất nhiều phong trào cách mạng như phong trào khởi nghĩa Nam kỳ, Bắc sơn, Đô lương, phong trào du kích Ba tơ, phong trào tiền khởi nghĩa... số thơ ca sưu tầm được còn rất ít”[3, tr.5-29]. Cho nên, ngoài Phan Bội Châu với 573 bài thơ Đường luật bằng quốc ngữ và 15 bài thơ Đường luật Hán (sáng tác trong thời kỳ làm ông già Bến Ngự (1926-1940) và Hồ Chí Minh với hơn 200 bài thơ Đường luật bằng chữ Hán được coi là đáng kể nhất thì các tác giả khác tuy vẫn sáng tác bằng thơ Đường luật nhưng số lượng giảm hẳn.

Như vậy, mấy trăm bài thơ Đường luật của thời kỳ này so với mấy ngàn bài thơ Đường luật của thời kỳ trước, cho thấy, thơ Đường luật nửa đầu thế kỉ XX quá ít ỏi, nhất là thơ Đường luật trào phúng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của Tú Xương (98 bài), Tản Đà (109 bài), Tú Mỡ (199 bài), Huỳnh Thúc Kháng (03 bài), Phan Bội Châu (228 bài), Phan Chu Trinh (11 bài), Nguyễn Xuân Ôn (11 bài), Hồ Chí Minh (50 bài)… đã làm cho số lượng thơ Đường luật trào phúng Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XX nhích lên một chút.

Tiếng cười trào lộng trong thơ Tản Đà xuất hiện với tần số cao trong các công trình nghiên cứu. Tầm Dương nhận xét: “tiếng cười của Tản Đà không chỉ dừng lại ở mức độ khôi hài ý nhị nhẹ nhàng, mà có khi nó là tiếng cười phúng thích khá cay độc…”[47, tr,23].

Tú Mỡ - bậc thầy của thể loại thơ trào phúng ở nửa đầu thế kỉ XX cũng được nhiều người quan tâm, nghiên cứu. Trước Cách mạng, ông cười bọn quan lại tham và dốt, những “ông đồng, bà cốt” gieo rắc mê tín dị đoan cùng là kẻ dửng mỡ khoe của hoặc sống lố lăng khác đời. Trong kháng chiến chống Pháp, ông giễu bọn tướng tá thực dân cùng các hạng tay sai. Vì thế, khi nhận xét về thơ trào phúng của Tú Mỡ, Phạm Thế Ngũ đánh giá: “… trên khắp các báo, người ta làm thơ trào phúng nhan nhản, nhưng dễ chừng ít ai bắt chước tác giả Giòng nước ngược in thơ trào phúng của mình ra”[30, tr.616]. Nhà

nghiên cứu Hà Văn Đức cũng kết luận: “… nhà thơ Tú Mỡ đã đóng góp phần quan trọng không thể thay thế được của mình trong nền văn học Việt Nam” [5, tr.522].

“Nếu Tú Mỡ thường gây được tiếng cười sảng khoái thì thơ Đồ Phồn có giọng mỉa mai mạnh bạo và cay độc” [44, tr.150]. Tuy không được giới nghiên cứu quan tâm như Tú Mỡ, song thơ trào phúng của Đồ Phồn (Bùi Huy Phồn) được giới thiệu nhiều trong Văn học trào phúng Việt Nam, Sơ lược lịch sử văn học Việt Nam, Lịch sử văn học Việt Nam 1930 – 1945

Khảo sát thơ Đường luật Phan Bội Châu, chúng tôi nhận thấy, ông viết khá nhiều bài thơ trào phúng, đả kích. Tuy trào phúng nhưng thơ Phan Bội Châu thường dùng ngụ ngôn để phê phán đạo đức hơn là mô tả cái hài lố bịch. Vì thế, nhắc nhiều tới sự cười (Cười mình, Tự trào, Tự giễu mình, Nực cười…) nhưng là cười gằn trong hoàn cảnh cay đắng, cười mà đau hơn khóc.

Tiếng cười trong thơ Đường luật Hồ Chí Minh, nhất là tập Nhật kí trong , cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều công trình lớn nhỏ. Trong bài viết “Bút pháp trào lộng trong Nhật kí trong tù”, Nguyễn Phạm Hùng, Đặng Thị Thảo nhận xét: “tiếng cười của Hồ Chí Minh trong Nhật kí trong tù đã đóng góp vào kho tàng nghệ thuật gây cười một giọng điệu mới”, “góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của nghệ thuật trào lộng trong văn học Việt Nam”[13]…

Nhìn lại thơ Đường luật trào phúng Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XX, chúng tôi thấy, việc lật những trang sách cũ để tìm hiểu tiếng cười trong văn chương là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa tích cực, bởi đây là những tiền đề lý luận quan trọng, để từ đó, chúng tôi có thể kế thừa trong việc nghiên cứu và thực hiện một cách đầy đủ, trọn vẹn hơn đề tài “Thơ đường luật trào phúngHồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ đường luật trào phúng hồ chí minh (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)