7. Đóng góp của luận văn
3.1.4. Nhân vật trữ tình
Nhân vật trữ tình là con người “đồng dạng” của tác giả – nhà thơ hiện ra từ văn bản của kết cấu trữ tình (một chùm thơ, toàn bộ trường ca hay toàn bộ sáng tác thơ) như một con người có đường nét hay một vai sống động có số phận cá nhân xác định hay có thế giới nội tâm cụ thể, đôi khi có cả nét vẽ chân dung (mặc dù không bao giờ đạt tới đặc điểm của một nhân vật như trong tác phẩm tự sự hay kịch) [10, tr.234].
Trong thơ ca cổ điển, nhân vật trữ tình thường là các nhà Nho. Dù những con đường khác nhau: có người trung thành với lí tưởng hành đạo, có người ẩn dật tìm sự thanh nhàn, có người lại tài tử ngất ngưỡng bông đùa với thế
gian nhưng điểm gặp gỡ giữa họ đều xuất thân từ cửa Khổng sân Trình và chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ tư tưởng phong kiến.
Trong tập thơ Nhật kí trong tù, nhân vật trữ tình chính là hiện thân của tác giả - bức chân dung của một người tù đang trong hành trình giải lao với khát vọng tự do luôn sục sôi trong tâm hồn. Nhân vật trữ tình cũng là một yếu tố làm nên vẻ đẹp hiện đại của tập thơ Nhật kí trong tù.
Tìm hiểu vẻ đẹp cổ điển của thơ Đường luật trào phúng trong Nhật ký trong tù ở phương diện nhân vật trữ tình, chúng tôi còn nhận thấy, Hồ Chí Minh đã tiếp nối truyền thống thương người như thể thương thân của các thi nhân tiền bối. Tuy nhiên, nếu như các nhân vật trữ tình trong văn học cổ điển chỉ trầm tư suy nghĩ, dằn vặt trong nỗi đau thì nhân vật trữ tình trong thơ Bác lại hướng đến sự lạc quan. Đây là điểm khác biệt của thơ cách mạng với những áng thơ cổ điển bất hủ.
Chốn tù đày cũng không thể ngăn con người vĩ đại Hồ Chí Minh - nhân vật trữ tình nghiêng mình đồng cảm và sẻ chia với nỗi đau của con người: xót xa cho cảnh ngộ đáng thương của cháu bé vừa nửa tuổi phải theo mẹ đến ở nhà pha:
Oa…! Oa…! Oaa…!
Cha sợ sung quân cứu nước nhà; Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi, Phải theo mẹ đến ở nhà pha.
(Cháu bé trong ngục Tân Dương - Nam Trân dịch)
Tiếng khóc non nớt đó đã bật ra từ sự dồn nén của những điều cay đắng trên đời tầng tầng phi lí. Ngoài ra, ta còn hiểu thêm được tấm lòng yêu thương của Bác trong tiếng khóc của người góa phụ trong bài thơ “Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng”:
Cơ sự vì sao vội lánh đời? Để thiếp từ nay đâu thấy được, Con người tâm ý hợp mười mươi.
(Nguyễn Sĩ Lâm dịch)
Trong tù, Bác còn chứng kiến nhiều cảnh ngộ thương tâm, Bác đau đớn thương tiếc trước cái chết đột ngột của người tù:
Nhất cá đổ phạm “ngạnh” liễu
Tha thân chi hữu cốt bao bì, Thống khổ cơ hàn bất khả chi; Tạc dạ tha nhưng thụy ngã trắc, Kim triêu tha dĩ cửu tuyền quy.
Dịch thơ:
Thân anh da bọc lấy xương,
Khổ đau, đói rét hết phương sống rồi; Thân anh da bọc lấy xương
Khổ đau đói rét hết phương sống rồi…
(Một người tù cờ bạc “chết cứng” - Nam Trân dịch)
Thái độ và tình cảm của nhân vật trữ tình được bộc lộ rõ qua cách nói đầy xót xa “tha thân chi hữu cốt bao bì”, qua giọng điệu thân thiết “tạc dạ tha nhưng thụy ngã trắc” và thái độ bàng hoàng, sửng sốt “kim triêu tha dĩ cửu tuyền quy”. Bốn câu tứ tuyệt không chỉ ghi lại một cảnh đời thê lương yểu mệnh mà còn họa lại trước mắt chúng ta hình ảnh của nhân vật trữ tình - tác giả Hồ Chí Minh, một con người có lòng nhân ái bao la.
Trong bài “Người bạn tù thổi sáo”, Bác thương người bạn tù nhớ quê hương da diết trong âm điệu sầu não. Phải chăng, tiếng sáo của người bạn tù cũng là tiếng lòng của Bác:
Nạn hữu xuy địch
Thanh chuyển thê lương điệu chuyển sầu. Thiên lý quan hà vô hạn cảm,
Khuê nhân cánh thượng nhất tằng lâu.
Dịch thơ
Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu, Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu; Muôn dặm quan hà khuôn xiết nỗi, Lên lầu ai đó ngóng trông nhau.
(Nam Trân dịch)
Với Hồ Chí Minh, hoàn cảnh của nhân vật trữ tình đã chi phối đến con mắt quan sát cảnh vật để thông qua đó bộc lộ trực tiếp những suy nghĩ, sự nỗi bất bình của mình khi sống trong cảnh tù ngục:
Nhập lung tiền
Sơ lai yếu nạp nhập lung tiền,
Chí thiểu nhưng tu ngũ thập nguyên; Thảng nhĩ vô tiền bất năng nạp, Nhĩ tương bộ bộ bỉnh ma phiền.
Dịch thơ:
Mới đến nhà giam phải nộp tiền,
Lệ thường ít nhất năm mươi “nguyên!; Nếu anh không có tiền đem nộp,
Mỗi bước anh đi, một bước phiền.
(Tiền vào nhà giam - Nam Trân dịch)
Ngục tù không giết chết được ý chí của thi nhân, tội ác không đày ải được tấm lòng nhân đạo cao cả của Bác. Chốn tù đày không giam hãm được đôi mắt hướng về cuộc sống của Bác:
Bang
Uyển như ngoại quốc vũ huân quan. Huân quan đích thị kim ti tuyến, Ngã đích ma thằng nhất đại đoan.
Dịch thơ
Rồng quấn vòng quanh chân với tay, Trông như quan võ đủ tua, đai; Tua đai quan võ bằng kim tuyến Tua của ta là một cuộn gai.
(Dây trói - Nam Trân, Băng Thanh dịch)
Qua nhân vật trữ tình (cũng là sự hiện thân của tác giả), ta thây rõ tấm lòng của Bác: nhân hậu, giàu yêu thương và luôn có cách xử thế ân tình. Người luôn tìm cách giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình và tỏ lòng