7. Đóng góp của luận văn
2.1.1. Cấu trúc thẩm mỹ trong không gian ngục tù
Không gian nghệ thuật của tập Nhật ký trong tù là một hệ thống hình tượng nghệ thuật có tính thống nhất về tư tưởng và thẩm mỹ. Trong tổng số 45 bài thơ trào phúng, có đến 2/3 bài thơ phản ánh không gian xã hội chốn ngục tù. Đó là các kiểu cấu trúc thẩm mỹ không gian mang tính đặc thù như: không gian trong ngục tù và không gian vừa trong tù vừa ngoài tù. Đây là một mảng độc đáo và đặc sắc trong cấu trúc thẩm mỹ của toàn tập thơ.
2.1.1.1. Kiểu không gian vừa trong ngục tù
Khảo sát 45 bài thơ trào phúng trong Nhật ký trong tù, chúng tôi thấy có khoảng 30 bài thơ ghi lại những sự việc trên nền không gian ngục tù chật chội, mất tự do, không gian sống đầy muỗi, rệp, điều kiện sinh hoạt khó khăn, thiếu thốn của nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc... Không gian ấy được phản ánh rõ nét trong các bài: Một người tù cờ bạc “chết cứng”, Đánh bạc, Bị hạn chế, Tiền đèn, Tù cờ bạc, Nhà lao Quả Đức, Lại một người nữa, Cấm hút thuốc, Sinh hoạt trong tù, Chia nước, Nhà ngục Nam Ninh…
Từ cái chung của không gian thực của nhà tù, thực trạng chốn ngục tù bẩn thỉu, chật chội, bức bối đáng lên án hiện lên trong thơ Bác:
Đau khổ chi bằng mất tự do, Đến buồn đi ỉa cũng không cho; Cửa tù khi mở không đau bụng, Đau bụng thì không mở cửa tù.
Sự nhếch nhác của nhà tù được phản ánh qua các hoạt động sinh hoạt trong tù:
Hỏa lò ai cũng có riêng rồi, Nhỏ nhỏ, to to mấy chiếc nồi;
Cơm, nước, rau, canh, đun với nấu, Suốt ngày khói lửa mãi không thôi.
(Sinh hoạt trong tù - Nam Trân dịch)
Không chỉ nói lên sự tù túng, bức bối, trong bốn bức tường lạnh lẽo của nhà tù, cảnh người tù phải sống trong thiếu thốn cũng được Bác ghi lại trong thơ một cách sinh động:
Mỗi người nửa chậu nước nhà pha, Rửa mặt pha trà tự ý ta;
Ai muốn pha trà, đừng rửa mặt, Ai cần rửa mặt, chớ pha trà.
(Chia nước - Nam Trân, Trần Đắc Thọ dịch)
Bên cạnh việc tạo ấn tượng về sự nhếch nhác, mất tự do, có một lần Hồ Chí Minh miêu tả một cách cụ thể, xác thực về khuôn khổ chật chội của nhà tù Quốc dân đảng Tưởng Giới Thạch:
Ba bước chiều dài, hai bước rộng, Bốn người giam đó, thực bàng hoàng; Duỗi chân một chút, không sao được, Khám hẹp người đông, khổ đủ đàng!
(Nhà giam của Cục Chính trị - Huệ Chi dịch).
Trong không gian ngục tù tàn bạo, người tù còn phải chịu bao bất công ngang trái:
Quan không cấp bữa cho tù bạc, Để họ mau chừa tội cũ hơn;
Tù nghèo, dãi với lệ cùng tuôn.
Hệ quả là tù nhân đã chết vì không gian ấy:
Thân anh da bọc lấy xương,
Khổ đau, đói rét, hết phương sống rồi; Đêm qua còn ngủ bên tôi,
Sáng nay anh đã về nơi suối vàng!
(Một người tù cờ bạc “chết cứng” - Nam Trân dịch)
2.1.1.2. Kiểu không gian vừa trong tù vừa ngoài tù
Cấu trúc thẩm mỹ của kiểu không gian vừa trong tù vừa ngoài tù được Hồ Chí Minh miêu tả với ba đặc điểm tiêu biểu: thứ nhất là trong tù bức bối, người tù trong cảnh nghiệt ngã mà ngoài tù thì hoàn cảnh xã hội biến động; thứ hai là trong tù thiếu thốn, người tù vẫn giao cảm với thiên nhiên tự do bên ngoài; thứ ba là, người tù tự do ngay trong cảnh ngục tù giao cảm tương liên với vũ trụ tự do bên ngoài. Kiểu không gian này xuất hiện qua các bài như: bài thơ đề từ chép ở ngoài bìa tập Nhật kí trong tù, Vào nhà ngục huyện Tĩnh Tây, Chiều hôm, Người bạn tù thổi sáo, Ngắm trăng, Trung thu, Buổi sớm (bài I), Buổi trưa, Quá trưa, Ốm nặng, Cảnh chiều hôm, Tiền đèn, Tiết thanh minh, Đêm không ngủ, Cảm thu, Nhớ bạn, Đánh bạc, Buồn bực, Nắng sớm,... Ở mảng không gian này, quan niệm và tư tưởng nghệ thuật thể hiện hai miền thân thể và tinh thần, trong lao và ngoài lao đã được bộc lộ ở ngay bài thơ đề từ trên trang bìa tập thơ Nhật ký trong tù:
Thân thể ở trong lao, Tinh thần ở ngoài lao; Muốn lên sự nghiệp lớn,
Tinh thần càng phải cao (Nam Trân dịch).
Bốn câu thơ đã khẳng định: Xiềng xích có thể giam cầm được thân xác người tù “trong lao”, nhưng không thể ngăn được tinh thần quả cảm, một lòng hướng về dân về nước của Bác.
Tuy thể xác bị giam cầm trong chốn lao tù, nhưng tâm hồn của Người tù luôn hướng về thế giới bên ngoài cánh cửa nhà lao với bao cảm xúc:
Thanh minh lất phất mưa phùn Tù nhân nghe thấm nỗi buồn xót xa Tự do, thử hỏi đâu là ?
Lính canh trỏ lối thẳng ra công đường
(Tết thanh minh - Nam Trân dịch)
Hơn nữa, trong khi hoàn cảnh ngoài xã hội luôn biến động, người tù thì phải chịu cảnh tù đày đầy bức bối, nghiệt ngã:
Tráng sĩ đua nhau ra mặt trận, Hoàn cầu lửa bốc rực trời xanh; Trong ngục người nhàn nhàn quá đỗi, Chí cao mà chẳng đáng đồng chinh.
(Buồn bực - Nam Trân dịch)
Trong bài thơ, Bác liên tưởng đến các vị tráng sĩ ngày xưa “đua nhau” xuất trận với khí thế hoàn cầu lửa bốc rực trời xanh, họ đi bảo vệ quê hương, đất nước. Còn bây giờ, Bác đang phải ngồi trong tù với tâm trạng bực tức vì không có cơ hội cùng các đồng chí tham gia bảo vệ quê hương đất nước.
Bên ngoài cánh cửa nhà lao, trăng tròn vành vạnh, sáng khắp nhân gian, nhà nhà sum họp vui tết trung thu, còn Bác đón trung thu trong ngục tù, nơi chỉ có giam cầm và đau khổ:
Trung thu vành vạnh mảnh gương thu, Sáng khắp nhân gian bạc một màu; Sum họp nhà ai ăn tết đó,
Chẳng quên trong ngục kẻ ăn sầu. Trung thu ta cũng tết trong tù, Trăng gió đêm thu gợn vẻ sầu;
Lòng theo vời vợi mảnh trăng thu.
(Trung thu - Nam Trân dịch)
Bùi ngùi trước cảnh đoàn viên của mọi nhà, Bác xót xa cho cảnh ngộ của mình, nhưng Người vẫn luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vẫn đón Tết tù và mong ngóng ngày tự do.
Thực ra, trong chốn lao tù u tối, ta chứng kiến nhiều cuộc “vượt ngục” bằng tinh thần của Bác để giao cảm với thiên nhiên tự do bên ngoài. Khi thì Người rung động trước ánh nắng mai rọi chiếu nơi cửa ngục tăm tối:
Nắng sớm xuyên qua nơi ngục thất, Đốt tan khói đặc với sương dày; Đất trời phút chốc tràn sinh khí, Tù phạm cười tươi nở mặt mày.
(Nắng sớm – Huệ Chi dịch) Lúc thì Người thả hồn vào một cảnh làng xóm ven sông:
Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh, Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình;
Làng xóm ven sông đông đúc thế, Thuyền câu rẽ sóng nhẹ thênh thênh.
(Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh - Nam Trân dịch) Và hơn thế nữa, đôi lúc Hồ Chí Minh quên đi thực tại phũ phàng, nghiệt ngã chốn lao tù để tâm hồn thảnh thơi, tự do ngắm trăng qua song sắt nhà lao:
Trong tù không rượu cũng không hoa, Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ; Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ, Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Dù trong cảnh bị giam, bị trói, bị giải đi khắp các nhà lao ở các huyện lỵ như Nam Ninh, Vũ Minh, Tân Dương, Lai Tân,… nhưng người tù nhân ấy cứ bình thản giao cảm tương liên với vũ trụ tự do bên ngoài. Bởi vì, Người không coi mình là tù nhân, mà là “khách tự do” trong nhà tù:
Trong lao tù cũ đón tù mới,
Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa; Tạnh, mưa, mây nổi bay đi hết, Còn lại trong tù khách tự do.
(Vào nhà ngục huyện Tĩnh Tây - Nam Trân dịch)
Hôm nay xiềng xích thay dây trói, Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung; Tuy bị tình nghi là gián điệp,
Mà sao khanh tướng vẻ ung dung.
(Đi Nam Ninh - Nam Trân dịch)
Tóm lại, cấu trúc thẩm mỹ của kiểu không gian ngục tù này có đặc điểm là đối ứng, tương phản và song điệu: trong lao - ngoài lao; trong ngục - trên trời; núi cao - đường phẳng; bóng tối - ánh sáng; nhà ai sum họp ăn tết trung thu - người trong ngục nuốt sầu tủi; trong song sắt - ngoài song sắt; bị tình nghi là gián điệp - như khanh tướng vẻ ung dung... cấu trúc thẩm mỹ của của không gian ngục tù trong Nhật ký trong tù thể hiện bản lĩnh người chiến sĩ, nghệ sĩ cách mạng bậc thầy Hồ Chí Minh.