Thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Min h một phương tiện phát hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ đường luật trào phúng hồ chí minh (Trang 83)

7. Đóng góp của luận văn

2.3. Thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Min h một phương tiện phát hiện

hiện những mâu thuẫn, xung đột

Trào phúng là nghệ thuật tạo tiếng cười mang ý nghĩa đả kích, lên án, vạch trần bản chất xấu xa của đối tượng. Tiếng cười trào phúng luôn được tạo ra từ một mâu thuẫn, xung đột mang tính ngược đời, nghịch lý, oái oăm, trớ trêu... nào đấy. Có thể nói, không có mâu thuẫn, xung đột trào phúng thì không thể có tiếng cười trào phúng.

Tiếng cười trong Nhật ký trong tù nảy sinh do mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức, giữa cái thực chất xấu xa bên trong của chế độ thống trị và mọi hình thức ngụy trang giả dối bên ngoài.

Nhà tù là nơi giam giữ, cải tạo những kẻ phạm tội trở thành người lương thiện, nhưng nhà tù Tưởng Giới Thạch thì ngược lại, nhà tù còn vi phạm pháp luật tồi tệ hơn cả bên ngoài. Những người tù cờ bạc bị giải vào nhà lao mới biết: nếu việc “Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội”, thì “Trong tù đánh bạc được công khai”; cho nên, “Bị tù, con bạc ăn năn mãi: Sao trước không vô quách chốn này?” (Đánh bạc). Đây là tiếng cười lưỡng tính, vừa hướng tới kẻ bị tù - tức những “con bạc”: mỉa mai thói cờ bạc đến mê muội; vừa hướng tới sự phi lý, thối nát của nhà tù Tưởng Giới Thạch.

Bài Tù cờ bạc thể hiện rõ sự vô nhân đạo, phi nhân tính của “quan tù”:

Quan không cấp bữa cho tù bạc, Để họ mau chừa tội cũ hơn.

(Nam Trân, Huệ Chi dịch)

Ngược đời vô nhân đạo ở chỗ bắt tù nhịn ăn để “mau chừa tội”, tức là đẩy họ vào chỗ chết để cho… hết tội. Trong khi đó, “Tù “cứng” ngày ngày no rượu thịt”, còn “Tù nghèo, dãi với lệ cùng tuôn”.

Và đây là một sự phi lý nữa:

Mới đến nhà giam phải nộp tiền,

Lệ thường ít nhất năm mươi “nguyên"; Nếu anh không có tiền đem nộp,

Mỗi bước anh đi một bước phiền

(Tiền vào nhà giam - Nam Trân dịch)

Xét theo nghĩa đen, nhà tù là nơi giam giữ, giáo dục, cải tạo, thế mà vào đây, tù nhân phải nộp tiền. Có nghĩa là nhà tù không còn là nhà tù nữa mà là nơi... nộp tiền! Bác cũng đả kích châm biếm sâu sắc xã hội Tưởng Giới Thạch có những sự việc tưởng như có lý nhưng hoá ra vô lý:

Thuốc anh nó tịch bỏ vào bao Nó thì kép tẩu tha hồ hút

Anh hút, còng đây ghé tay vào.

(Cấm hút thuốc - Nam Trân dịch)

Lệnh cấm hút thuốc chỉ áp dụng với tù nhân, không áp dụng đối với cai tù nên bọn cai ngục đã ăn cướp trắng trợn những điếu thuốc của phạm nhân. Từ những mâu thuẫn trào phúng trong hành vi và kết quả hành động ấy, ta thấy hiện lên bản chất thối nát của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch.

Trong Lai Tân, tiếng cười, sự châm biếm được toát ra từ chính sự mâu thuẫn giữa cái bề ngoài (hình thức) với cái bên trong (nội dung) ở ba con người được gọi đích danh trong ba câu thơ đầu:

Bề ngoài (hình thức) Bên trong (nội dung)

Ban trưởng > < thiên thiên đổ

Cảnh trưởng > < tham thôn giải phạm tiền Huyện trưởng > < thiêu đăng biện công sự

Sự lố bịch, hài hước, đáng giễu cợt nằm ngay trong những mâu thuẫn này. Tác giả “Lai Tân” đưa ra ba gương mặt điển hình của bộ máy chính quyền Tưởng Giới Thạch đó là: “Ban trưởng”, “cảnh trưởng”, “huyện trưởng” – những kẻ khoác trên mình chiếc áo “công lý” để làm những việc “bất công lý”. Cái chức “trưởng” của họ khá oai vệ, đầy uy lực, nhưng việc làm của họ đầy khuất tất, bất chính. Tiếng cười trào lộng bật lên từ nghịch cảnh đó.

Thoạt tiên, mới nhắc đến “ban trưởng”, “cảnh trưởng” thiết tưởng đó là những người cầm cân nẩy mực công minh, trong sạch nhưng thực chất chúng là những con mọt dân, gây rối, bắt bớ dân để mà tham nhũng, cờ bạc. Ban trưởng nhà lao là một kẻ chuyên cờ bạc. Tên cảnh trưởng thì “chuyên tâm” vào việc giải phạm nhân, song thực chất hắn là một kẻ tham lam, rất ranh ma, hắn bắt người vô tội để họ chạy vạy, lo lót, xin xỏ để ăn hối lộ.

Còn khi chuyển lao thì tìm cách ăn chặn tù nhân. Hành vi của hắn thật bẩn thỉu, đê tiện.

Đặt “ban trưởng” bên cạnh “cảnh trưởng”, hai câu thơ đầu đối nhau trong sự tương xứng, gần gũi về ý nghĩa cùng góp phần tô đậm hiện thực xấu xa, thối nát của các vị quan chức nhà tù - những kẻ đê hèn, xấu xa, coi thường luật pháp. Từ những mâu thuẫn giữa bề ngoài (hình thức ) với bên trong (nội dung), Hồ Chí Minh gửi gắm vào đấy thái độ phê phán qua tiếng cười toát ra từ sự đối lập về chuẩn mực đạo đức cần phải có với sự thực sa đọa về đạo đức ở các kẻ quan chức trên.

Còn tên huyện trưởng, ngày ngày “chong đèn” có vẻ như là một người chăm chỉ mẫn cán với công việc, nhưng thực chất, ngài đốt đèn hút thuốc phiện. Theo nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai: “các quan huyện hồi ấy, bên đó khi làm việc quan có bao giờ phải đốt đèn (thiêu đăng) đâu. Ngài đốt đèn hút thuốc phiện đấy thôi! Đó là sự thật trong các huyện đường Quảng Tây dưới thời Tưởng” [19, tr.192]. Cũng có người cho rằng ngài huyện trưởng chong đèn ngoài hút thuốc phiện ra còn để làm những việc “tư” mờ ám, khuất tất khác không thể làm vào ban ngày. Cách hiểu này làm nên sự lôgic, sự liền mạch với ý mà câu 1, câu 2 đã triển khai và làm hoàn chỉnh thêm thực chất về thói sa đọa, thối nát trong giới quan chức của chính quyền Tưởng Giới Thạch. Nếu ba câu đầu, sức châm biếm chưa có gì dữ dội nhưng tới câu thứ tư “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” thì bỗng nhiên toàn bộ con người và sự vật bị phanh phui trước ánh sáng gay gắt và đổ sụp xuống. Bọn quan lại như thế mà trời đất Lai Tân lại vẫn “thái bình”? Chữ thái bình đã xé toạc bức màn dối trá, phơi bày những ung nhọt của xã hội thời Tưởng. Tiếng cười giễu nhại ở câu cuối đã lật tẩy bản chất của thể chế chính trị ở Lai Tân, như một dự báo về sự cáo chung của chế độ Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch cầm đầu bởi vì cái gọi là “thái bình thiên” vốn đã thối nát như thế từ bao giờ.

Không phải chỉ ở “Lai Tân”, mà ở nhiều bài thơ khác trong “Nhật kí trong tù”, Bác còn vạch mặt bao cái bất công, bao điều đau khổ đáng cười trước nhiều hiện tượng đối lập giữa hình thức và nội dung trong thế giới nhà tù ấy. Có nhà tù giống như một “quán trọ”, người tù tự mua bán với nhau: “Giá cả trong tù định rõ sao?”. Có nhà tù, phạm nhân phải nộp “tiền đèn” mới có ánh sáng, hoặc “tự nguyện” được cùm chân để yên bề ngủ. Đó là “những ngón đòn trào phúng thâm thúy mà Bác đánh thẳng vào kẻ thù, vạch trần cái vô lý, tàn tệ” của chế độ ấy khiến “ta cười ra nước mắt”.

Điểm chung của nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc dường như là hành hạ tù nhân bằng cái đói. Từ nhà lao Tĩnh Tây (Cơm tù), đến nhà lao Điền Đông, người tù luôn chịu cảnh đói khát:

Cháo tù mỗi bữa chia lưng bát, Cái bụng luôn luôn rên rỉ sầu; Cơm nhạt ba đồng ăn chẳng đủ, Củi thì như quế, gạo như châu.

(Điền Đông - Nam Trân dịch)

Nhà lao Bình Mã hay nhà lao Đồng Chính cũng vậy cả: khi mở cửa nhà lao, nước và ánh sáng thì “dư dật”, nhưng bữa ăn của tù nhân thì chỉ có lưng bát cháo:

Bình Mã thế nào Đồng Chính vậy, Bữa lưng bát cháo bụng cồn cào; Nước và ánh sáng thì dư dật, Ngày lại hai lần mở cửa lao.

(Đồng Chính - Nam Trân dịch)

Hay ở bài “Chia nước”, Bác cứ lặp đi lặp lại một ý “pha trà” và “rửa mặt” trong bốn câu thơ để làm nổi bật cái khẩu phần “nước lã” ít ỏi trong nhà tù Tưởng Giới Thạch:

Mỗi người nửa chậu nước nhà pha, Rửa mặt pha trà tự ý ta;

Ai muốn pha trà, đừng rửa mặt,

Ai cần rửa mặt, chớ pha trà. - Nam Trân, Trần Đắc Thọ dịch - Mâu thuẫn ở đây là người tù như được hoàn toàn tự do, với nửa chậu nước, họ được lựa chọn tùy thích pha trà hay đừng rửa mặt. Tuy nhiên, trên thực tế, họ chẳng chẳng có tự do để chọn lựa.

Ở bài “Bị hạn chế”, Hồ Chí Minh tô đậm bức tranh biếm hoạ:

Cửa tù khi mở, không đau bụng Đau bụng thì không mở cửa tù”. (Nam Trân dịch)

Như vậy, trong chốn lao tù, người tù bị tước bỏ cả những điều kiện sống tối thiểu của con người, ăn uống thì quá thiếu thốn, cộng thêm bệnh tật, muỗi, rệp… khiến tù nhân kiệt quệ về thể chất.

Ở nhiều bài thơ khác, ta còn thấy có những mâu thuẫn lạ, lạ mà rất thực, rất tự nhiên, tạo nên một sự châm biếm, phê phán khi thì nhẹ nhàng, khi thì gay gắt, nhưng cuối cùng lại gây một nụ cười mỉa mai sâu sắc:

Khiêng lợn, lính cùng đi một lối, Ta thì người dắt, lợn người khiêng; Con người coi rẻ hơn con lợn, Chỉ tại người không có chủ quyền.

(Cảnh binh khiêng lợn cùng đi - Nam Trân dịch)

Cảnh binh sợ người tù bỏ trốn nên bắt tù nhân cổ mang cùm, chân bị xích, và đương nhiên là người tù bị dắt đi, còn nếu dắt con lợn, đường xa sẽ đi rất chậm, có khi lợn lại bị gầy, nên người ta khiêng lợn là chuyện bình thường. Đúng là Con người coi rẻ hơn con lợn, từ một việc hết sức bình thường, Hồ Chí Minh đã lên án, tố cáo chế độ xã hội Tưởng, coi con lợn hơn con người.

Bài “Cái cùm” cũng làm bật lên mâu thuẫn trào phúng giữa nội dung và hình thức, mâu thuẫn trớ trêu trong cùng một hiện tượng tưởng như phi lí mà lại có thật: để “yên bề ngủ”, các tù nhân tranh nhau cho chân vào cái cùm:

Nghĩ việc trên đời kỳ lạ thật,

Cùm chân sau trước cũng tranh nhau; Được cùm chân mới yên bề ngủ, Không được cùm chân biết ngủ đâu?

(Nam Trân dịch)

Cảnh máy bay, cảnh chạy bom, cảnh mở tù cũng là những mâu thuẫn tạo tiếng cười hài hước, châm biếm vì nhờ có máy bay địch mà tù nhân mới được dịp “sổ lổng". “Máy bay địch” không phải là “cừu nhân” mà lại là “ân nhân” của những “tù nhân” đang khao khát tự do!

Máy bay địch bỗng đến ào ào Tất cả nhân dân chạy xuống hào, Cửa mở cho tù ra lánh nạn,

Được ra ngoài ngục, khoái làm sao!

(Báo động - Nam Trân dịch)

Sự bình dị tuyệt diệu trong thơ Hồ Chí Minh bắt nguồn từ con người của Bác, từ cuộc sống hàng ngày của Bác. Trải qua bao vất vả, khổ sở, đói rét, nhọc nhằn về mặt vật chất kết hợp với tâm trạng lo lắng, băn khoăn, trăn trở cho vận mệnh nước nhà nên có lúc Người bị ốm:

“Ngoại cảm” trời Hoa cơn nóng lạnh, “Nội thương” đất Việt cảnh lầm than; Ở tù mắc bệnh càng cay đắng,

Đảng khóc mà ta cứ hát tràn

(Ốm nặng - Nam Trân dịch)

Hai câu đầu là nguyên nhân gây ra ốm nặng, câu thứ nhất là nguyên nhân khách quan, câu thứ hai là nguyên nhân chủ quan. Câu thứ ba là một hiện thực: ở tù đã là một cay đắng, trong tù mắc bệnh thì càng cay đắng bội

phần. Có thể coi ba câu đầu là nguyên nhân để dẫn tới một tình cảnh “đảng khóc”. Nhưng chỉ có người tù vĩ đại Hồ Chí Minh mới tạo nên một mâu thuẫn này: Đảng khóc mà ta cứ hát tràn. Tuy nhiên, bản dịch đã không lột tả được âm hưởng phẫn uất, dồn nén dữ dội của ba thanh trắc liền nhau (thống khốc khước) ở bản phiên âm: “Bản ưng thống khốc khước cuồng ca”. Đây là một thái độ phủ nhận hiện thực cay đắng, có tiếng hát nhưng không phải là tiếng hát yêu đời hay hát để cho vui mà là hát để chế ngự hiện thực, vượt lên hiện thực quá phũ phàng.

Tiểu kết chương 2

Trong chương 2, luận văn đã trình bày những nét mới trong thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh như: thứ nhất, thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh – một hiện tượng thẩm mỹ độc đáo, theo đó, Người đã phát hiện giá trị thẩm mỹ từ những sự việc, hiện tượng hết sức đời thường, lạ hóa và gắn cho đối tượng những giá trị mới; thứ hai là thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh – một hình thái phê phán đặc biệt có cảm xúc, đó là những trạng thái có cảm xúc: cảm xúc lên án, phê phán, tố cáo những bất công, ngang trái trong tù; cảm xúc xót thương cho những số phận bị đày đọa trong nhà tù Tưởng Giới Thạch; cảm xúc ung dung tự tại của vị “khách tiên” trong chốn lao tù…; nét mới thứ ba là thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh - một phương tiện phát hiện những mâu thuẫn, xung đột: mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức, giữa cái thực chất xấu xa bên trong của chế độ thống trị và mọi hình thức ngụy trang giả dối bên ngoài.

CHƯƠNG 3

ĐẶC ĐIỂM VỀ BÚT PHÁP VÀ NGÔN NGỮ

TRONG THƠ ĐƯỜNG LUẬT TRÀO PHÚNG HỒ CHÍ MINH 3.1. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại

Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi không có tham vọng trình bày tất cả các biểu hiện của vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong những sáng tác của Hồ Chí Minh, mà chỉ đi sâu bàn bạc về sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại trong gần 45 bài thơ trào phúng Đường luật của tập thơ Nhật ký trong tù.

Trên cơ sở thống kê, khảo sát, chúng tôi sẽ chỉ ra một vài biểu hiện của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại trên các phương diện: thể thơ, đề tài, hình ảnh thơ và nhân vật trữ tình trong thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh.

3.1.1. Đặc trưng nghệ thuật của thể thơ Đường luật

Trong cuốn “Đặc điểm thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” tác giả Trần Thị Lệ Thanh đã phân tích và rút ra những kết luận xác đáng về Đặc trưng nghệ thuật của thể thơ Đường luật như sau: Trước hết “Nó là thể thơ tạo nên giá trị kết tinh trong nghệ thuật thơ thông qua con đường vượt hiểm, ở đây là vượt sự nghiêm ngặt, gò bó trong thi luật, thi pháp mang tính định hình cực đoan, cao độ. Chính đây là chỗ khác nhau giữa TĐL với các thể thơ khác, và trở thành tính đặc trưng gần như là độc nhất vô nhị của thể TĐL. Đây cũng là chỗ thể hiện sự kỳ diệu, kể cả sự bí hiểm trong tư duy sáng tạo nghệ thuật thơ ca mà mọi sự lý giải đơn giản đều là sự bất cập trước hiện tượng kì diệu và bí hiểm đó”. Bên cạnh đó, tác giả cũng nhận xét: “Nó cũng là thể thơ có tính ưu việt nhất trong việc thể hiện một nguyên tắc tối thượng và muôn đời của nghệ thuật văn chương nói chung, nghệ thuật thơ ca nói riêng là sự súc tích, cô đúc, lời ít ý nhiều. Xin được nói thêm: đây là một nguyên tắc thuộc yêu cầu của nghệ thuật không phải ở một thời, mà với muôn đời, và phải coi nó là tối

thượng trong muôn đời. Nói thế có nghĩa là thể TĐL tuy là sản phẩm mang tính lịch sử cụ thể của thời đại nó ra đời và tồn tại là đời nhà Đường ở Trung Hoa, nhưng cũng mang giá trị vĩnh hằng của lịch sử thơ ca” [48].

Từ hai nét đặc trưng trên, tác giả còn chỉ ra: “khả năng thích ứng đa dạng của thể TĐL trong việc thể hiện đời sống cảm xúc – thẩm mĩ của người làm thơ vốn cũng rất đa dạng và có liên quan đến các loại nhu cầu như: tính chặt chẽ, tính cân đối, tính tương phản... Thể TĐL ngoài khả năng trữ tình, vẫn có khả năng tự sự trào phúng, dĩ nhiên là trong phạm vi khả năng của nó. Không phải ngẫu nhiên mà ở Việt Nam, không chỉ thời trung đại mà cả thời hiện đại, loại hình thơ trào phúng đã kết duyên hơn bất cứ thể thơ nào khác với thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ đường luật trào phúng hồ chí minh (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)