7. Đóng góp của luận văn
1.3.1. Cuộc đời, sự nghiệp và quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh
1.3.1.1. Cuộc đời, sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Nguyễn Sinh Cung, tên thời thơ ấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho, nguồn gốc nông dân, ở làng Hoàng Trù (còn gọi là làng Trùa), thuộc xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay là xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - nơi có truyền thống đấu tranh kiên cường chống ách thống trị của thực dân phong kiến. Hoàn cảnh xã hội và sự giáo dục của gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến Người ngay từ thời niên thiếu.
Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung lại theo gia đình vào sống ở Huế. Đầu năm 1901, sau khi mẫu thân qua đời, Nguyễn Sinh Cung lại theo cha trở về Nghệ An, rồi lấy tên Nguyễn Tất Thành. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành lại theo cha vào Huế, thoạt đầu học trường Pháp - Việt, sau học trường Quốc học Huế. Khoảng cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Bình Định, tháng 8/1910 vào Phan Thiết, làm giáo viên trường Dục Thanh.
Ngày 05/6/1911, Người đi ra nước ngoài, suốt 30 năm hoạt động, Người đã đi đến nước Pháp và nhiều nước châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ. Người hòa mình với những phong trào của công nhân và nhân dân các dân tộc thuộc địa, vừa lao động kiếm sống, vừa học tập, hoạt động cách mạng và nghiên cứu các học thuyết cách mạng. Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Năm 1917, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự ra đời của Quốc tế Cộng sản đã đưa Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ đây, Người đã nhận rõ đó là con đường duy nhất đúng đắn để giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.
Đầu năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp. Tháng 6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước, Người gửi bản yêu sách gồm 8 điểm (ký tên Nguyễn Ái Quốc) tới
Hội nghị các nước đế quốc họp ở Véc-xây (nước Pháp), đòi chính phủ các nước họp Hội nghị phải thừa nhận quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam.
Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênnin. Tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng Sản đầu tiên của Việt Nam.
Tháng 12 năm 1920, tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã hội Pháp tại thành phố Tours, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người Cộng Sản đầu tiên của Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến chủ nghĩa cộng sản.
Từ năm 1921 đến đầu tháng 6/1923, Nguyễn Ái Quốc triển khai nhiều hoạt động, tham gia thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa, dự Đại hội lần thứ I và lần thứ II của Đảng Cộng sản Pháp, sinh hoạt trong câu lạc bộ Phôbua, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút Báo Người cùng khổ. Đặc biệt, Người viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” lên án mạnh mẽ chế độ thực dân, thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân các nước thuộc địa. Tất cả các bài viết của Người đều được bí mật chuyển về nước và lưu truyền trong mọi tầng lớp nhân dân.
Từ tháng 7/1923 đến tháng 10/1924, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế, bổ sung và phát triển lý luận về cách mạng thuộc địa. Người hoạt động trong Quốc tế Nông dân; học tập tại trường Đại học Phương Đông; tham gia đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng Sản; tiếp tục viết nhiều sách báo tuyên truyền cách mạng, hoàn thành tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp…
Năm 1925, tại Quảng Châu (Trung Quốc), Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập tổ chức Hội Việt Nam Cách
mạng Thanh niên, ra báo Thanh niên để truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về trong nước, đồng thời mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam.
Ngày 3/2/1930, tại Cửu Long (Hồng Kông), Người triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thống nhất thành Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ năm 1930 đến năm 1940, Người tham gia công tác của Quốc tế Cộng sản ở nước ngoài, đồng thời theo dõi sát phong trào cách mạng trong nước và có những chỉ đạo đúng đắn cho Ban Chấp hành Trung ương Đảng ta.
Sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, năm 1941 Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, xác định đường lối đấu tranh giải phóng dân tộc, chỉ đạo thành lập mặt trận Việt Minh, sáng lập Báo Việt Nam độc lập, tổ chức lực lượng vũ trang, xây dựng căn cứ địa cách mạng, lãnh đạo nhân dân làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Thực hiện chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 22/12/1944, tại khu rừng Sam Cao, thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy.
Tháng 8 năm 1945, Người cùng Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị toàn quốc của Đảng và chủ trì Đại hội Quốc dân ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng và Tổng bộ Việt Minh, cử Hồ Chí Minh làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Thay mặt Chính phủ lâm thời, Người đã phát lệnh tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, Người đọc Tuyên ngộn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngày 9/1/1946, cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lần đầu tiên trong cả nước. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I, Người được bầu làm Chủ tịch Chính phủ Liên hiệp kháng chiến. Tháng 12 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người tiếp
tục cùng Trung ương Đảng lãnh đạo toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Tháng 7 năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, Hiệp định Géneva được ký kết. Miền Bắc được giải phóng, miền Nam bị đế quốc Mỹ xâm lược. Người cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Tháng 9 năm 1960, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ba của Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Người, nhân dân ta vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vừa tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Ngày 2/9/1969, mặc dù đã được các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng do tuổi cao sức yếu Người đã từ trần, hưởng thọ 79 tuổi.
Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là tấm gương sáng ngời cho chúng ta học tập. Tên tuổi của Người đã đi vào lịch sử cách mạng thế giới như là người khởi xướng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa trong thế kỷ XX.
Năm 1990, tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Người danh hiệu: Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới.
Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình cho Tổ quốc, cho nhân dân, vì lý tưởng cộng sản, vì độc lập, tự do của các dân tộc bị áp bức, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Với tư cách là nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc, Hồ Chí Minh đã để lại một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách, được viết bằng các ngôn ngữ như tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Việt. Nhìn tổng thể, sự nghiệp văn chương của Hồ Chí Minh kết tinh trên các lĩnh vực sau:
Văn chính luận của Hồ Chí Minh bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hóa, gắn lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến và vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện. Có khi là những lập luận hùng hồn, đanh thép, có lúc lại kết hợp hào hoà giữa tình với lý, giọng điệu ôn tồn, thân mật…Tác phẩm tiêu biểu: “Bản án chế độ thực dân Pháp” và những bài báo bằng tiếng Pháp với bút danh Nguyễn Ái Quốc đăng trên các tờ báo ở Pari như báo Người cùng khổ, báo Nhân đạo… Từ sau Cách mạng Tháng 8 thành công, những tác phẩm chính luận của Bác thường bám sát từng chặng đường cách mạng với các tác phẩm tiêu biểu như: “Tuyên ngôn độc lập” (1945), “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (1946), tuyên bố bất hủ “Không có gì quý hơn độc lập tự do” (1966), “Di chúc”…
Truyện ngắn của Hồ Chí Minh nổi bậc với chất trí tuệ và tính hiện đại. Người cũng rất linh hoạt trong việc sử dụng các hình thức nghệ thuật khi viết truyện. Khi viết cho công chúng Pháp đọc, Người sử dụng bút pháp rất Pháp, rất phương Tây (Pa-ri (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu” 1925).) Lời than vãn của bà Trưng Trắc… Lúc viết cho đồng bào ta đọc, Người lại trở về với lối viết truyền thống, rất Việt Nam. Những trang kí của Nguyễn Ái Quốc đem đến cho người đọc ấn tượng về cái cái tôi trẻ trung và hồn nhiên, giản dị, say mê, ham học hỏi, có khiếu quan sát sắc sảo và mau lẹ.
Thơ ca: nhiều bài cổ thi hàm súc uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật – thơ hiện đại vận dụng nhiều thể loại và phục vụ có hiệu quả cho nhiệm
vụ cách mạng như: “Nhật kí trong tù”, thơ làm ở Việt Bắc (1941-1945) và trong kháng chiến chống Pháp (“Nguyên tiêu”, “Báo tiệp”, “Cảnh khuya”)…
1.3.1.2. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh không có chủ ý trở thành nhà thơ, nhà văn, nhưng trên con đường hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh nhận thấy văn chương nghệ thuật là thứ vũ khí sắc bén, phục vụ có hiệu quả cho cuộc cách mạng và Người đã nắm chắc thứ vũ khí ấy, mài sắc nó và trở thành thành nhà thơ, nhà văn ngoài ý định của mình.
Trong sự nghiệp văn học, Hồ Chí Minh đã có hệ thống quan điểm sáng tác tiến bộ, vừa đảm bảo tính nghệ thuật của văn chương vừa gắn văn chương với đời sống nhân dân, dân tộc.
Là nhà nhà văn, nhà thơ cách mạng, với ham muốn tột bậc: đấu tranh giành độc lập, tự do cho đất nước, Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Để hoàn thành xuất sắc trọng trách con dân, Hồ Chí Minh cho rằng: vị trí của nhà văn là ở giữa cuộc đời để thực hiện sứ mệnh góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội. Văn thơ phải có chất thép, có xu hướng cách mạng và tiến bộ về tư tưởng, có cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực, trở thành vũ khí đấu tranh cách mạng. Vì thế, chúng ta hiểu vì sao Hồ Chí Minh từng khẳng định:
“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp, Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông; Nay ở trong thơ nên có thép,
Nhà thơ cũng phải biết xung phong.”
(Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi” – Nam Trân dịch) Chất thép ấy là bản lĩnh cách mạng, tính chiến đấu, tinh thần chiến sĩ ở trong thơ. Thực chất, quan điểm sáng tác của Bác chính là sự kế thừa tư tưởng
văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí truyền thống và nâng quan điểm văn chương phải có thế trận đuổi nghìn quân giặc (Trần Thái Tông), Chở bao đạo thuyền
không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà (Than đạo - Nguyễn Đình Chiểu) của cha ông lên tầm cao mới của cách mạng.
Về sau, trong Thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội hoạ 1951, Người lại khẳng định: “Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em (văn nghệ sĩ) là chiến sĩ trên mặt trận ấy”.
Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc của văn chương. Người coi tính chân thật là thước đo của giá trị nghệ thuật. Theo Hồ Chí Minh, văn chương phải có nội dung chân thật (chống giả dối), phản ánh hùng hồn những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, nêu gương tốt, phê phán cái xấu. Văn chương phải có tính dân tộc, phát huy cốt cách dân tộc. Để tuyên truyền cách mạng nhằm vào đối tượng công nông binh, Người quan niệm văn chương cần có hình thức giản dị, trong sáng, ngôn từ chọn lọc, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề thì quần chúng mới dễ hiểu, thích đọc, đồng thời, người nghệ sĩ cũng cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Hồ Chí Minh quan niệm văn chương là một bộ phận và là vũ khí sắc bén của sự nghiệp cách mạng, nên khi sáng tác, Người luôn xuất phát từ mục đích sáng tác và đối tượng tiếp nhận văn học để lựa chọn và quyết định nội dung, hình thức của tác phẩm. Mỗi khi cầm bút, Người luôn đặt ra các câu hỏi: viết cho ai? (xác định đối tượng), viết để làm gì? (xác định mục đích) rồi mới xác định viết cái gì? (xác định nội dung) và cách viết thế nào? (xác định hình thức nghệ thuật). Tuy nhiên, điều ấy không có nghĩa Người coi nhẹ tính nghệ thuật của văn chương. Người luôn căn dặn văn nghệ sĩ phải là người sáng tạo và có vai trò định hướng nâng cao trình độ thưởng thức văn nghệ cho quảng đại quần chúng.
Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh phù hợp với nhu cầu cách mạng. Quan điểm đó vừa kế thừa, phát huy quan niệm truyền thống của cha ông văn dĩ tải đạo vừa thống nhất với quan điểm của văn học Mácxít. Quan điểm sáng
tác của Hồ Chí Minh trở thành định hướng sáng tác cho các văn nghệ sĩ nước ta và góp phần không nhỏ vào thực hiện những nhiệm vụ của thời đại, đất nước:
Dùng cán bút làm đòn chuyển xoay chế độ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền
(Là thi sĩ – Sóng Hồng).