7. Đóng góp của luận văn
2.1.2. Khả năng phát hiện giá trị thẩm mỹ từ những cái xấu, những điều
bình thường
Với những tác phẩm đỉnh cao, người ta thường ngỡ nó được xuất phát từ một sự “thăng hoa” về cảm xúc, từ một trí tưởng tượng phong phú của người nghệ sĩ. Nhưng trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh, Nhật kí trong tù hầu như không có sự tưởng tượng mà cảm xúc thơ được xuất phát từ những câu chuyện nhỏ nhặt nhất trong đời sống hằng ngày: từ cảnh muỗi, rệp, ghẻ lở,
rụng răng, cảnh đun nấu, ăn uống, cảnh trẻ nhỏ khóc, người chết, bệnh tật, đau ốm, cảnh chuyển lao đầy gian khổ cho đến cảnh đánh bạc và nhiều sự việc khác có khi rất nhỏ nhặt, chi li… thật hiếm có tập thơ nào nói được nhiều sự thật đến thế. Tất cả hiện lên như một thước phim sinh động để người đọc có thể hình dung một cách đầy đủ về thế giới nhà tù Tưởng Giới Thạch vào những năm 1942 – 1943.
Trong chuỗi điểm nhìn nghệ thuật, Hồ Chí Minh thường nhìn thực trạng cảnh tù đày trong một kênh thẩm mĩ mới. Theo đó, Người đã phát hiện giá trị thẩm mỹ từ những sự việc, hiện tượng hết sức đời thường, lạ hóa và gắn cho đối tượng những giá trị mới. Với quan niệm và triết lí của một bậc minh triết, Hồ Chí Minh nhìn ghẻ lở đỏ tía đầy cơ thể mình mà như hoa gấm, còn việc luôn tay gãi ghẻ thì tựa như gảy đàn:
Đầy mình đỏ tím như hoa gấm, Sột soạt luôn tay tựa gảy đàn; Mặc gấm, bạn tù đều khách quý, Gảy đàn, trong ngục thảy tri âm.
(Ghẻ lở - Văn Trực, Văn Phụng dịch)
Vẫn là giọng điệu hóm hỉnh, cười cợt, Bác nhìn cuộn dây gai trói quanh mình như rồng cuốn, sợi dây đó khiến tù nhân trở thành quan võ oai phong:
Rồng quấn vòng quanh chân với tay, Trông như quan võ đủ tua, đai; Tua đai quan võ bằng kim tuyến, Tua của ta là một cuộn gai.
(Dây trói - Nam Trân, Băng Thanh dịch)
Trong hoàn cảnh cực khổ của chế độ tàn bạo, Bác đã vô hiệu hóa chúng bằng nụ cười dí dỏm mà ngạo nghễ, tiếng cười ấy giúp người tù tiếp thêm nguồn năng lượng để vượt qua sự đọa đày. Vì thế, hai tiếng leng keng đã biến âm thành của xiềng xích va vào nhau thành tiếng ngọc rung:
Hôm nay xiềng xích thay dây trói, Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung; Tuy bị tình nghi là gián điệp,
Mà sao khanh tướng vẻ ung dung.
(Đi Nam Ninh - Nam Trân dịch)
Cái nhìn hóm hỉnh của Hồ Chí Minh cũng đã biến người tù thành ông quan hào hoa, phong nhã: ăn cơm tù thì nói là “ăn cơm nhà nước”, bị giam thì bảo là được “ở nhà công”, bị lính canh giữ thì nói là lính “thay phiên đến hộ tòng”, bị giải đi từ nhà lao này sang nhà lao khác thì nói là được đi dạo núi sông “tùy sở thích”:
Ăn cơm nhà nước, ở nhà công, Lính tráng thay phiên đến hộ tòng; Non nước dạo chơi tùy sở thích, Làm trai như thế cũng hào hùng!
(Pha trò – Văn Trực, Văn Phụng dịch)
Chiếc răng cũng trở thành một đề tài trong thơ Hồ Chí Minh. Bác nhìn
cái răng rụng trong nỗi buồn thương bởi sự gắn bó “ngọt bùi cay đắng từng chia sẻ” với lưỡi, nay lại phải giã từ, phải ly biệt đôi đường:
Cứng rắn như anh khác thói thường, Phải đâu mềm tựa lưỡi không xương; Ngọt bùi, cay đắng từng chia sẻ, Nay phải xa nhau, kẻ một đường.
(Rụng mất một chiếcrăng - Nam Trân dịch)
Không hề có ý nghĩa ẩn dụ, hoán dụ thường thấy trong thơ ca, Bác nhìn cái cùm - thứ dùng để xiềng xích, trói buộc tù nhân như một hung thần dữ tợn, đêm đêm há hốc miệng chực nuốt chân người:
Dữ tựa hung tần miệng trực nhai Đêm đêm há hốc nuốt chân người
Có người bị nuốt chân bên phải Có người bị nuốt chân bên trái.
(Cái cùm - Nam Trân dịch)
Trong tù, chuyện rất đỗi nhỏ nhặt trong sinh hoạt hằng ngày tưởng như chẳng có gì thi vị để làm thơ, ấy thế mà, chính từ những chuyện sinh hoạt đời thường như “đến buồn đi ỉa cũng không cho”, tiếng cười châm biếm, giễu cợt đã cất lên:
Đau khổ chi bằng mất tự do, Đến buồn đi ỉa cũng không cho; Cửa tù khi mở, không đau bụng, Đau bụng thì không mở cửa tù.
(Bị hạn chế - Nam Trân dịch)
Bằng tiếng cười bông đùa, hóm hỉnh, người tù đã đủ nghị lực, niềm tin để vượt lên mọi cuộc chuyển lao đầy gian khổ. Cũng có lúc, tiếng cười được bật ra khi Bác may mắn thoát hiểm vì suýt bị thụt xuống hố sâu:
Còn tối như bưng đã phải đi, Đường đi khúc khuỷu lại gồ ghề; Trượt chân nhỡ bước sa vào hố, May nhảy ra ngoài, suýt nữa nguy!
(Hụt chân ngã - Nam Trân dịch)
Từ giấc ngủ trưa chốn ngục tù với giấc mộng huyền ảo: mơ thấy mình “cưỡi rồng lên thượng giới”, Người có cái nhìn giễu cợt, cay đắng cho thực tại trớ trêu: tỉnh dậy nhận ra mình vẫn là một tù nhân:
Trong tù khoan khoái giấc ban trưa, Một giấc miên man suốt mấy giờ; Mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới, Tỉnh ra trong ngục vẫn nằm trơ.
Khảo sát thơ Đường luật trào phúng của Hồ Chí Minh, ta thấy, tác giả dường như không tưởng tượng gì cũng thành thơ, nhìn gì cũng ra thơ, nói gì cũng là lời thơ:
“Năm mươi ba dặm, một ngày trời, Áo mũ ướt đầm, dép tả tơi;
Lại khổ thâu đêm không chốn ngủ, Ngồi trên hố xí đợi ban mai”.
(Mới đến nhà lao Thiên Bảo - Nam Trân dịch) Bên cạnh đó, với bản lĩnh của bậc lão thành cách mạng và tâm hồn nghệ sĩ, những điều bình thường đều được Bác thi vị hóa: nhìn cái gậyở phẩm chất
Suốt đời ngay thẳng lại kiên cường, nên khi chiếc gậy bị lính ngục đánh cắp thì Hai ta dằng dặc nỗi buồn thương trong tình cảm trân trọng (Lính ngục đánh cắp chiếc gậy của ta); nhìn rệp bò ngang dọc như xe cóc, muỗi lượn như máy bay (Đêm thu)… Bên cạnh đó, Người thể hiện bản lĩnh ngay trong cảnh tù như một thiền sư, như một triết gia tìm thấy cái có trong cái không:
Trong lao tù cũ đón tù mới,
Trên trời mây tạnh đuổi mây mưa; Tạnh, mưa, mây nổi bay đi hết, Còn lại trong tù khách tự do.
(Vào nhà ngụchuyện Tĩnh Tây - Nam Trân dịch) Chất hài hước thể hiện ở nghịch cảnh: mây mưa tự do đuổi nhau, còn con người thì bị xiềng xích, giam cầm. Nghịch cảnh ấy được hóa giải bằng nụ cười thâm thúy khi người tự nhận mình là “khách tự do”:
Hai giờ ngục mở thông hơi, Tù nhân ngẩng mặt ngắm trời tự do;
Tự do tiên khách trên trời,
Biết chăng trong ngục có người khách tiên?
Tiếng cười nhẹ nhàng xua đi những mệt nhọc, buồn lo của ngục tù. Đặc biệt, Người nhìn nhà ngục Tĩnh Tây từ sự hài phối âm thanh rộn ràng của “tiếng đàn ca” với “tiếng ngâm” để biến nhà ngục thành “nhạc quán viện hàn lâm”:
Cơm xong, bóng đã xuống trầm trầm, Vang tiếng đàn ca, rộn tiếng ngâm; Nhà ngục Tĩnh Tây mờ mịt tối,
Bỗng thành nhạc quán viện hàn lâm.
(Chiều hôm - Nam Trân dịch)
Dẫu trong hoàn cảnh khắc nghiệt như thế nào, Hồ Chí Minh vẫn để cho tâm hồn thơ của mình bay bổng. Giữa đường đáp thuyền đến nhà giam Ung Ninh, Người quên phắt tình thế cay nghiệt chân bị treo ngược, người buông xuống sạp thuyền, để ngắm nhìn làng xóm bên sông, ngắm con thuyền câu đang rẽ sóng giữa sông nước bao la:
Đáp thuyền thẳng xuống huyện Ung Ninh, Lủng lẳng chân treo tựa giảo hình;
Làng xóm bên sông đông đúc thế, Thuyền câu rẽ sóng nhẹ tênh tênh.
(Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh - Nam Trân dịch) Đâu còn dáng vẻ của người tù, thay vào đó là hình ảnh một người khách đang du ngoạn trên sông nước. Cùng trong nguồn cảm hứng đó là bài Đáp xe lửa đi Lai Tân:
Cuốc bộ mấy mươi ngày vất vả, Hôm nay được bước lên xe hỏa; Dù rằng chỉ ngồi trên đống than,
Sang gấp mấy lần khi cuốc bộ (Nam Trân dịch)
Được đi xe lửa, dù chỉ ngồi trên đống than nhưng cũng sung sướng gấp nhiều lần so với cảnh trèo đèo, lội suối, đi “năm mươi ba cây số một ngày”,
với “áo mũ dầm mưa, rách hết giầy”; với cảnh bị giải đi từ lúc “gà gáy một lần đêm chửa tan” cho đến khi “chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” cùng gông cùm, xiềng xích. Tâm hồn thơ bay bổng cả trong hoàn cảnh oan nghiệt:
Mặc dù bị trói chân tay,
Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng; Vui say, ai cấm ta đừng,
Đường xa, âu cũng bớt chừng quạnh hiu.
(Trên đường - Nam Trân dịch)
Tiếng cười trong thơ trào phúng Hồ Chí Minh có nhiều sắc thái và nó có thể bật ra tiếng cười từ những cảnh không có gì đáng cười:
Khiêng lợn, lính cùng đi một lối Ta thì người dắt, lợn người khiêng Con người coi rẻ hơn con lợn, Chỉ tại người không có chủ quyền. Trên đời nghìn vạn điều cay đắng, Cay đắng chi bằng mất tự do? Mỗi việc mỗi lời không tự chủ, Để cho người dắt tựa trâu bò!
(Cảnh binh khiêng lợn dùng đi - Nam Trân dịch)
Với trí tuệ sâu sắc, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sự đối lập vô lý: trong xã hội phong kiến Trung Quốc, con người không có tự do thì rẻ rúm không bằng con lợn. Phải chăng, Bác đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những phi lý của chế độ áp bức.
Từ một sự việc cụ thể, hết sức bình thường đến cái xấu, cái ác đều được thi vị hóa để tạo tiếng cười sắc nhọn, góp phần cho sự phê phán bộ mặt đen tối, nhem nhuốc của nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc. Chúng tôi hy vọng tiếp cận thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh từ góc nhìn thẩm mĩ trào phúng sẽ đưa lại những kết quả mới, những hiệu ứng thẩm mỹ tinh tế, sâu sắc
từ thế giới nghệ thuật thơ của Người - một hiện tượng thẩm mỹ độc đáo “nói mãi không cùng”.