Đặc điểm về cú pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ đường luật trào phúng hồ chí minh (Trang 114 - 135)

7. Đóng góp của luận văn

3.2.2. Đặc điểm về cú pháp

Bên cạnh việc lựa chọn ngôn từ chuẩn xác, Hồ Chí Minh còn tiếp thu cách tạo dựng cú pháp của người xưa. Trong Nhật kí trong tù, có rất nhiều bài viết theo lối văn ngôn chặt chẽ. Từ ngữ, cú pháp và cả thi pháp đều rất điển hình theo lối thơ Đường cổ điển như bài: Bán lộ đáp thuyền phó Ung (Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh), Lại sang (Ghẻ lở), Thu dạ (Đêm thu),…

Trong bài Phân thủy, ta bắt gặp kiểu cú pháp sóng đôi quen thuộc của Đường thi:

Mỗi nhân phân đắc thuỷ bán bồn, Tẩy diện phanh trà các tuỳ tiện; Thùy yếu tẩy diện vật phanh trà, Thùy yếu phanh trà vật tẩy diện.

Dịch thơ:

Mỗi người nửa chậu nước nhà pha, Rửa mặt pha trà tự ý ta;

Muốn đem rửa mặt chớ pha trà.

(Chia nước - Nam Trân, Trần Đắc Thọ dịch)

Cùng một cú pháp, nhưng các cụm từ “rửa mặt”, “pha trà” đảo chỗ cho nhau đã gợi lên cảm giác luẩn quẩn bế tắc của người tù. Hơn nữa, vần trắc, dấu nặng của tiện diện gieo vào tâm trí người nghe một ấn tượng nặng nề đến khó chịu.

Bài Công lí bi (Một cây số) cũng được viết bằng hệ thống văn ngôn chặt chẽ, toát lên ý vị trang trọng ngợi ca. Bởi thế, cần lưu ý kiểu cú pháp rất chặt chẽ trong hai câu thơ cuối bài:

Nhĩ công dã bất tiểu,

Nhân nhân bất nhĩ vương (vong).

Dịch nghĩa:

Công anh không hề nhỏ, Mọi người không quên anh.

(Cột cây số - Văn Trực, Văn Phụng dịch)

Đại từ nhân xưng nhĩ làm tân ngữ của động từ vương (vong) trong câu phủ định (có phó từ bất) nên đặt trước động từ ấy. Đây là một kết cấu cú pháp điển hình cho tiếng Hán thời thượng cổ. Trong tương quan ấy, chúng tôi cho rằng không nên hiểu là phó từ và dịch là “công anh cũng không nhỏ” mà nên coi là trợ từ ngữ khi ngắt sau chủ ngữ của câu. Nhà nghiên cứu Phan Văn Các cho rằng: “kết cấu cú pháp đại từ nhân xưng nhĩ làm tân ngữ của động từ vong trong câu phủ định là kiểu kết cấu cú pháp điển hình trong tiếng Hán thời thượng cổ”.

Tuy nhiên, trong một số bài thơ Đường luật trào phúng, ta thấy, ngôn ngữ thì mang đậm chất ngôn ngữ thơ Đường, nhưng cú pháp bạch thoại - tính chất khẩu ngữ lại rất rõ nét trong các kết cấu sau:

Hữu nhân tống phạn ngật đắc bão.

(Tù lương - Nam Trân dịch) Dân gian đổ bác bị quan lại.

(Đổ- Nam Trân dịch) Sử nhân đỗ tử chiến căng căng

(Nam Ninh ngục- Nam Trân dịch)

Có bài, Hồ Chí Minh đã sử dụng tài tình cả hai hệ thống văn ngôn và bạch thoại kết hợp với nhau một cách nhuần nhuyễn, hài hòa, bài Chính trị bộ cấm bế thất là một ví dụ:

Nhị xích khoát hề tam xích trường, Tứ nhân trú thử nhật bàng hoàng;

Dịch nghĩa:

Hai thước rộng và ba thước dài,

Bốn người suốt ngày quanh quẩn trong đó;

(Nhà giam của cục chính trị - Huệ Chi dịch)

Ở hai câu đầu, màu sắc văn ngôn nổi lên rất rõ với cú pháp nhắc đôi câu chen trợ từ ngữ khí “hề” đặc trưng của Sở từ, với trạng ngữ đơn viết Nhật đặt trước động từ song tiết bàng hoàng là một điệp vận. Nhưng ở hai câu sau, kiểu lặp lại động từ đơn tiết trước bổ ngữ trực tiếp thân thân cước, cách dùng phó từ (cũng), liên từ nhân vị và nhất là kết cấu thiểu địa phương đều đặc trưng cho cú pháp bạch thoại.

Như vậy, dưới ngòi bút của Hồ Chí Minh, cú pháp cũng trở thành một phương tiện đắc dụng để chuyển tải ý thơ. Từ cách lựa chọn việc sử dụng từ ngữ và cú pháp, những bài thơ Đường luật trào phúng trong Nhật ký trong tù

đều rất điển hình cho Hán văn cổ. Nói rộng ra, ngôn ngữ là một yếu tố thể hiện rõ nét màu sắc cổ điển của tập thơ này. Tập thơ của Bác đã là “nguồn sinh lực mới làm tươi tắn trở lại dòng thơ Việt - Hán, đã tạo nên một kết cục viên mãn ít ai ngờ tới cho tiến trình một nghìn năm thơ ca chữ Hán Việt Nam” (Đặng Thai Mai).

Tiểu kết chương 3

Ở chương 3, luận văn đã nêu đặc điểm về bút pháp và ngôn ngữ trong thơ đường luật trào phúng Hồ Chí Minh. Trên cơ sở thống kê, khảo sát, chúng tôi đã chỉ ra một vài biểu hiện của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại trên các phương diện: thể thơ, đề tài, hình ảnh thơ và nhân vật trữ tình trong thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh, Bên cạnh đó, luận văn cũng làm rõ những đặc điểm về ngôn ngữ trong thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh về dặc điểm về từ ngữ và cú pháp. Qua đó khẳng định những thành công của Hồ Chí Minh về thể thơ đường luật trào phúng.

KẾT LUẬN

1. Trước hết, chúng tôi nhận thấy, có một truyền thống thơ Đường luật trào phúng đặc sắc và phong phú trong nền văn học của Việt Nam từ trung đại đến hiện đại ở cả chữ Nôm và chữ Hán. Tuy nhiên, nói đến thơ Đường luật trào phúng Việt Nam, người ta thường nghĩ đến thơ Nôm Đường luật dân tộc với những tên tuổi nổi tiếng như Hồ Xuân Hương, Tú Xương… nhưng thực tế, thơ Đường luật trào phúng bằng chữ Hán cũng không phải là hiếm. Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình.

Tiếng cười trong thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh được ra đời trong bối cảnh đặc biệt: trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, bị trói, bị đói khát hành hạ, bị áp bức cả về thể xác lẫn tinh thần. Tiến hành khảo sát tiếng cười trào phúng của Hồ Chí Minh trong tập

Nhật kí trong tù, chúng tôi thấy, quan điểm sáng tác của Bác gắn liền với cảm hứng sáng tác. Do đó, bên cạnh cảm hứng đả kích, châm biếm bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù, chúng ta còn thấy, với cảm hứng tự trào, tiếng cười không chỉ nhắm vào kẻ thù mà còn hướng vào chính chủ thể cười để tạo ra tiếng cười tự trào hài hước, vui vẻ; cảm hứng lạc quan với nhiều cung bậc giúp Người tù vươn tới cái đẹp, cái cao cả, xoá đi cái xấu, cái thấp hèn và hướng con người về phía ánh sáng của niềm tin, của tình người… Dù ở trạng thái cảm hứng nào, tiếng cười trào phúng của Người luôn hàm chứa chất “thép” và chất “tình”, đem lại niềm hứng khởi cho người đọc, người nghe. Tiếng cười trào phúng trong Nhật ký trong tù càng làm sáng đẹp hơn ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong con người Hồ Chí Minh.

2. Trong nhà tù của bọn đế quốc - nơi “dừng chân bất đắc dĩ” của người chiến sỹ cách mạng Hồ Chí Minh, nỗi dằn vặt lớn nhất của Người không phải chỉ là bị giam cầm trong bốn bức tường vôi lạnh, bị đòn roi, cùm kẹp, bị tra tấn tàn bạo mà nỗi dằn vặt lớn nhất của Người là nỗi đau bị mất tự do. Vì thế, không gian ngục tù là một cấu trúc thẩm mỹ độc đáo. Không gian ấy phơi bày

những thối nát bất công và tàn bạo của chế độ Tưởng, từ phòng giam chật hẹp đến bên ngoài xã hội rộng lớn. Bên cạnh đó, Bác thường nhìn cảnh tù đày trong một kênh thẩm mĩ mới. Theo đó, Người đã phát hiện giá trị thẩm mỹ từ những bất công ngang trái của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch, từ những hiện tượng hết sức đời thường ở những nơi bị giam hay bị giải đi qua, từ chuyện cái cùm, dây trói hay cảnh em bé theo mẹ vào nhà lao, cảnh người tù cờ bạc bị chết đến cảnh đói rét, bệnh tật… Từ những việc hết sức bình thường đến cái xấu, cái ác chốn lao tù đều được Hồ Chí Minh thi vị hóa để tạo tiếng cười sắc nhọn, góp phần cho sự phê phán bộ mặt đen tối, nhem nhuốc của nhà tù Quốc dân đảng Trung Quốc.

Mặt khác, thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh còn là một hình thái phê phán đặc biệt có cảm xúc: cảm xúc lên án, phê phán, tố cáo những bất công, ngang trái chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch; cảm xúc xót thương, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người; cảm xúc ung dung tự tại, tràn trề tinh thần lạc quan của vị “khách tiên” trong chốn lao tù…

Tiếng cười trong thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh hướng vào mọi đối tượng đáng cười và được tạo ra từ những mâu thuẫn giữa bản chất và hiện tượng, giữa nội dung và hình thức, giữa cái thực chất xấu xa bên trong của chế độ thống trị và mọi hình thức ngụy trang giả dối bên ngoài. Sở dĩ Hồ Chí Minh làm được điều ấy chính vì Bác đã sử dụng một hình thái phê phán đặc biệt có cảm xúc trong thơ Đường luật trào phúng.

3. Các nhà thơ trào phúng không bao giờ tạo nên tiếng cười dễ dãi, Hồ Chí Minh cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Với một tâm hồn vĩ đại, một trí tuệ kiệt xuất, Hồ Chí Minh lấy tiếng cười để vạch trần những thối nát bất công và tàn bạo của nhà tù dưới chế độ Tưởng. Đó là một tiếng cười đa dạng về sắc thái đề tài, linh hoạt về bút pháp, đậm đà trí tuệ về ngôn ngữ…

Sức mạnh của tiếng cười trào phúng Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà nhất vẻ đẹp văn hoá dân tộc với tinh hoa văn hoá thế giới; sự kết tinh giữa truyền thống cổ điển và đổi mới hiện đại. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa bút pháp cổ điển và hiện đại trong thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh được thể hiện trên các phương diện: thể thơ, đề tài, hình ảnh thơ và nhân vật trữ tình. Ngôn ngữ thơ Đường luật là thứ ngôn ngữ luôn đòi hỏi sự lựa chọn tinh xảo nhất. Tiến hành tìm hiểu đặc điểm về ngôn ngữ trong thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh, chúng tôi phát hiện, từ cách lựa chọn từ ngữ đến cú pháp, những bài thơ Đường luật trào phúng trong Nhật ký trong tù đều rất điển hình cho Hán văn cổ.

Tìm hiểu thơ Đường luật trào phúng Hồ Chí Minh là tìm hiểu về một trạng thái tinh thần vừa thông thường vừa đặc biệt, về tiếng cười đậm chất “thép” và chất “tình”. Bởi thế, không phải ngẫu nhiên khi chủ thể của tiếng cười ấy – Hồ Chí Minh được cả thế giới tôn vinh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu sách, báo

1. Trần Quang Dũng (2005), Hồng Đức quốc âm thi tập trong tiến trình thơ Nôm Đường luật Việt Nam, NXB ĐHSP, Hà Nội, tr 198

2. Trần Quang Dũng (2008), “Sự vận động và phát triển của thơ Nôm Đường luật theo xu hướng kế thừa, tiếp biến và sáng tạo với Đường luật Hán trên tinh thần dân tộc hóa, dân chủ hóa thể loại”, Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ ba: Việt Nam hội nhập và phát triển, Tuyển tập báo cáo tóm tắt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 575

3. Hoàng Thị Đậu (1973), Thơ ca cách mạng 1925 – 1945, Nxb. Khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội.

4. Nguyễn Sĩ Đại (1996), Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường, Nxb. Văn học, Hà Nội

5. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trắc, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (1999), Văn học Việt Nam (1990 – 1945), Nxb. Giáo dục.

6. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb. KHXH, Hà Nội.

7. Hà Minh Đức (1979), Chủ tịch Hồ Chí Minh nhà thơ lớn của dân tộc, Nxb. KHXH, Hà Nội.

8. Hà Minh Đức (1995), Hồ Chí Minh nhà thơ lớn của dân tộc, Nxb. Giáo dục. 9. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cơ sở ngôn ngữ học, Nxb. KHXH, Hà Nội. 10. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2007), Từ điển thuật ngữ

văn học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Khắc Hiếu (1932) An Nam tạp chí, Thơ văn cận cổ, số 3

12. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tả (2005),

13. Nguyễn Phạm Hùng, Đặng Thị Thảo (1992), “Bút pháp trào lộng trong Nhật kí trong tù”, Tạp chí Văn học (3), tr.28-34.

14. Đinh Gia Khánh (2008), Văn học Việt Nam thế kỷ X đến thế kỷ XVIII, NXB Giáo dục, tr409

15. Vũ Ngọc Khánh (1974), Thơ văn trào phúng Việt Nam, Nxb. Văn học. 16. Trần Thị Hoa Lê (2006), Hình ảnh “hồng hoang” và giọng điệu trào

phúng trong thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến”, Tạp chí Hán Nôm, Số 3 (76) tr23

17. Phong Lê (1986) , Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn học Việt Nam hiện đại, Nxb. KHXH, tr.133.

18. Nguyễn Đăng Mạnh (1981), Mấy vấn đề về phương pháp tìm hiểu, phân tích thơ Hồ Chủ tịch, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

19. Đặng Thai Mai (1979), Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh, Nxb. Khoa học xã hội.

20. Hồ Chí Minh (2003), Nhật ký trong tù, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 21. Một số bài giảng thơ văn Chủ tịch Hồ Chí Minh (1984), Nxb. Giáo dục,

Hà Nội.

22. Hoàng Xuân Nhị (1980), Chung quanh việc dịch thơ chữ Hán của Hồ Chủ tịch, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.

23. Nhiều tác giả (1990), Hồ Chí Minh danh nhân văn hoá, Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.

24. Nhiều tác giả (1998), Hoàng Đế Lê Thánh Tông: nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn, NXB Khoa học Xã hội Hà Nội

25. Phan Ngọc (1995), "Thơ là gì?", Cách giải thích Văn học bằng Ngôn ngữ học, Nxb. Trẻ, TP. HCM.

26. Nghiên cứu học tập thơ văn Hồ Chí Minh (1979), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

28. Nguyễn Khắc Phi (2016), Quanh mối quan hệ giữa Bác Hồ với thơ Đường luật, tạp chí Nghiên cứu khoa học, (10).

29. N.I.Niculin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, Tạp chí Văn học, số 3, 1974.Nguồn Tạp chí Langbian.

30. Phạm Thế Ngũ (1961), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, Nxb. Đồng Tháp tái bản 1997.

31. Roger Đemix, Nghiên cứu, học tập thơ văn Hồ Chủ tịch. Sđd, tr.532. 32. Lê Đình Sơn (2015), Đường thi từ góc nhìn vòng đời tác phẩm: Lý luận

phê bình văn học, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

33. Trần Thị Lệ Thanh (1999), Sự giao lưu văn hoá Đông – Tây và số phận của thể thơ Đường luật nửa đầu thế kỷ XX, tạp chí Văn hoá nghệ thuật số 178/1999.

34. Trần Thị Lệ Thanh (1999), Những tiếp giao chuyển đổi giữa cái cũ và cái mới trong thơ Đường luật và thơ mới ở nửa đầu thế kỷ XX, Thông báo khoa học, số 5/1999, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

35. Trần Thị Lệ Thanh (2000), Thơ Đường luật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX: một số lượng đáng kinh ngạc, Thông báo khoa học, số 5/2000, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

36. Chương Thâu, Triệu Dương, Nguyễn Đình Chú (1976), Văn thơ yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX, nhà xuất bản Văn học, Hà Nội.

37. Hương Thu (chủ biên), (2009), Thơ Đường luật Việt Nam - Hành trình đất nước, Nxb. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.

38. Nguyễn Thị Phương Thùy (2004), Vần thanh điệu, nhịp điệu trong câu thơ mới bảy chữ, Tạp chí. Ngôn ngữ số 11.

39. Đỗ Lai Thúy (2007), “Người Việt cười” trong Phân tâm học và tính cách dân tộc, Tri Thức

40. Trần Dân Tiên, Những mẫu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, 1975, tr.38.

41. Trần Xuân Toàn (2017), “Tính hài hước, châm biến trong tập thơ “Nhật kí trong tù” của Bác Hồ”, Tạp chí Cửa Việt online.

42. Hoàng Tranh (Trung Quốc) (1992), Chú thích về tập thơ trong tù của Hồ Chí Minh, Nxb. Quảng Tây.

43. Nguyễn Thanh Tú (2011), Tiếng cười trào phúng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội.

44. Viện Văn học (1964), Sơ khảo lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945, Nxb. Văn học, Hà Nội.

45. Viện Văn học (1997), Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

46. Vũ Thị Kim Xuyến (2006), Ngục trung nhật ký: Khảo sát văn bản và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ đường luật trào phúng hồ chí minh (Trang 114 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)