Văn hóa kiến trúc của làng quê trong quá trình đô thị hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn của nguyễn quang thiều (Trang 32 - 40)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Văn hóa kiến trúc của làng quê trong quá trình đô thị hóa

Kinh thành Thăng Long xuất hiện ở nước ta vào thế kỉ XI- thời Lí, Trần là một trong những đô thị đầu tiên ở nước ta. Ngay từ khi ra đời, nó mang đặc điểm rõ nét của một đô thị. Hiểu theo nghĩa nôm na thì đô thị nghĩa là một khái niệm phân tách rõ giữa “đô” và “thị”. “Đô” chính là từ chỉ không gian chính trị, khu vực có tường bảo vệ, bao bọc (đô thành). “Thị” nghĩa là chợ. Vậy khái niệm đô thị có thể hiểu là khu vực có tường thành bao bọc bảo vệ và bên cạnh là chợ - nơi tấp nập người mua bán. Hiểu rộng ra thì đó là một nơi có sự giao thương buôn bán, cuộc sống của con người tấp nập, ổn định, phát triển và sung túc hơn những nơi khác. Chính vì vậy kinh thành Thăng Long xưa là mầm mống đầu tiên của đô thị. Rồi dần dần theo sự phát triển của xã hội cũng đồng thời do sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử đất nước, đô thị dần được mở rộng, dẫn đến hiện tượng đô thị hóa.

“Đô thị hóa” chính là sự thay đổi theo hướng đô thị, trở thành đô thị. Đứng trên phương diện của ngành địa lí học mà nói thì đô thị hóa chính là sự mở rộng của đô thị, sự thay đổi, sự phát triển rộng rãi lối sống thành thị thể hiện qua chất lượng cuộc sống, mật độ dân số…Đô thị hóa được tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của vùng, khu vực đó. Hiện tượng đô thị hóa bắt đầu từ việc dịch chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị hoặc sự nhập cư đến thành thị. Ngày nay người ta định nghĩa chính xác về quá trình đô thị hóa như sau: Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các đặc điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị. Quá trình đô thị hóa cũng sẽ có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến sự phát triển của xã hội và môi trường.

Văn học chính là tấm gương chân thực phản ánh hiện thực khách quan. Soi mình vào văn học, cuộc sống con người sẽ hiện rõ nét và sống động. Văn học luôn phản ánh kịp thời sự thay đổi của xã hội và kịp thời cảnh báo, nhắc nhở con người. Có rất nhiều nhà thơ, nhà văn đề cập và theo sát bước chuyển dịch của xã hội Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa. Có người vui mừng, cổ vũ và tự hào khi thấy đất nước đổi thay, có người lại hoài niệm về một thời xa xưa của đất nước và để lại trên mỗi câu từ một nỗi buồn khắc khoải. Chúng ta không còn quá xa lạ với một nhà thơ được xem là “người vắt mình qua hai thế kỉ”, “người dạo bản đàn mở đầu cho một cuộc hòa nhạc tân kì đang sắp sửa”. Ông là gạch nối giữa thơ cũ và thơ mới. Nhà thơ đó không ai khác là Tản Đà. Sinh ra ở cuối thể kỉ XIX nửa đầu thê kỉ XX, Tản Đà chứng kiến các đô thị chuyển động dần theo hướng đô thị hiện đại, phương Tây. Ông buồn tiếc nên gửi gắm tất cả nỗi niềm vào thơ. Sự thay đổi đó được ông ghi lại trong thơ của mình khá rõ. Chẳng hạn bài thơ “Muốn làm thằng Cuội”. Ông chạy trốn trần thế, chạy trốn thực tại để tìm cho mình một chốn bình yên, chốn đó không đâu khác chính là cõi tiên. Một nhà thơ nữa đã dành cả cuộc đời để đi thi nhưng chỉ đỗ đến Tú Tài, ông từng tự trách bản thân mình vô dụng, nhà thơ ấy chứng kiến cảnh đô thị hóa mà đau lòng - không ai khác đó chính là Tú Xương. Ông luôn ý thức được tài năng của mình, tuy nhiên cuộc sống xô bồ, xã hội lố lăng, Á Âu lẫn lộn ấy đã vùi dập tài năng của ông. Ông chỉ còn biết gửi gắm tâm sự của mình qua những vần thơ. Đau lòng trước cảnh xã hội đổi thay, ông thốt lên:

“Sông kia rày đã nên đồng Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”

Mầm mống của sự hiện đại hóa chính là sự thay đổi trong lối sống của con người, lối sống đó một phần là do sự tự thay đổi với những nhu cầu tự thân,

một phần là do sự ảnh hưởng và học tập lối sống phương Tây mà thực dân Pháp đem tới. Sự di dân từ nông thôn ra thành thị đã đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Còn trong xã hội Việt Nam đương đại, quá trình đô thị hóa trước hết là một tín hiệu vui nhưng mặt trái của nó là sự mai một bản sắc văn hóa làng quê. Vì thế Nguyễn Quang Thiều trong tập tản văn “Mùi của kí ức” và “Có một kẻ rời bỏ thành phố” đã phần nào làm rõ hơn sự thay đổi của làng quê, của nông

thôn Việt Nam.

Nguyễn Quang Thiều sinh ra và lớn lên tại làng Chùa. Đây là một ngôi làng cổ, ở đó, người dân từ bao đời nay sống sau lũy tre làng, sống với mái đình cổ kính và nếp sống đầy lề lối riêng. Ở đó, người dân trọng đạo đức, trọng thơ văn và trọng tình nghĩa. Làng Chùa quê ông cũng như bao làng quê khác ở đồng bằng Bắc Bộ cũng có những quan niệm và tình yêu với văn hóa làng quê, có chuẩn mực đạo đức, có lối sống, phong tục, tâm tính con người, có tín ngưỡng, tôn giáo, hương ước. Văn hóa làng được truyền từ đời nọ sang đời kia, giống như lớp tre già măng mọc. Nguyễn Quang Thiều lớn lên trong một cái nôi mà ở đó, trong kí ức của ông đó là ngôi làng với hai thế giới: Thiên nhiên hoang dã và một số nét đặc sắc trong văn hóa làng quê vùng Bắc Bộ - trong văn hóa làng có cả những mỹ tục và hủ tục thuộc lễ giáo phong kiến. Những ấn tượng về làng trong ông còn nguyên vẹn dù đã trở thành công dân của đô thị từ lâu. Đến bây giờ khi thấy làng thay đổi, ông bồi hồi nhớ lại, lục lại trong kí ức xưa để tìm về, thủy chung với một thời đã qua: “Suốt trong những năm tháng

thơ ấu cho đến khi rời làng đi học xa, cũng như những đứa trẻ trong làng, tôi lớn lên trong hai thế giới: Thiên nhiên hoang dã và lề thói phong kiến. Vào những năm chiến tranh, hầu hết những người đàn ông lành lặn của làng đều đi vào mặt trận, bởi thế mà phần lớn những gì chúng tôi học được cho cuộc dời sau này là từ thiên nhiên hoang dã ấy và từ những người đàn bà như bà nội tôi, mẹ tôi, các cô, các dì, các chị những người đàn bà trong làng. Họ dạy chúng tôi mọi thứ để sinh tồn như mò cua, bắt cá. Cấy lúa, trồng rau, chăn gà vịt, tự

chăm sóc bản thân và cả cách tuốt chứng chấy và bắt rận. Từ lúc lên năm, sáu tuổi, chúng tôi đã phải nâu ăn. Bởi thế tất cả những món ăn của người làng Chùa tôi đều biết cách nấu như mổ lợn, mổ gà vịt, gói giò xào, nấu thịt đông, nấu canh cua cá, kho cá, nướng cá, làm tương, muối cà, đồ xôi, làm bánh…”[40,tr8]. Trong trí nhớ của Nguyễn Quang Thiều, làng quê xưa hiện về

nguyên vẹn. Từ hình ảnh người bà, người mẹ, những người dân quê chất phác thật thà, từ những tập tục, nét văn hóa, cuộc sống mưu sinh, ông đều nhớ rất rõ. Ông thấy rằng tuổi thơ của những đứa trẻ sống sau lũy tre làng đó là một cuộc sống tự lập. Chúng tự lớn lên, được học cách tự trưởng thành như cây cỏ thiên nhiên. Chúng biết tất cả mọi thứ, sành sỏi như một người lớn. Làng quê Việt Nam xưa cũng vậy, con người tự lập, thích nghi để tồn tại và phát triển mạnh mẽ, dẻo dai. Họ gắn bó với thiên nhiên nhưng thiên nhiên xưa cũng thuần hậu và hiền lành. Trong kí ức của Nguyễn Quang Thiều, làng quê Việt Nam nói chúng và làng Chùa quê ông nói riêng còn mang một đặc trưng nổi bật, đó là cái đói, cái nghèo. Nghèo đói là cụm từ quen thuộc khi nhắc tới những người dân quê. Nghèo đói bởi vì đông con, nghèo đói bởi vì kinh tế tự cung tự cấp, làm ra gì ăn nấy, nghèo đói cũng bởi vì con người thuần hậu, chân chất, đậm chất quê. “Trong suốt tuổi thơ, có một ngọn gió không bao giờ ngưng thổi qua

cuộc đời những đứa trẻ thôn quê như tôi - ngọn gió của đói rét. Lúc nào chúng tôi cũng đói, lúc nào chúng tôi cũng rét như ông bà, cha, mẹ chúng tôi. Lúc nào chúng tôi cũng sống trong ngôi nhà ẩm thấp, mù tối và tiếng chó sủa đêm. Chúng tôi ăn đủ thứ tìm thấy để lớn lên như rau dại, quả dại, côn trùng…”

[40,tr9]. Ngọn gió luôn thổi qua những mảnh đời mù tối của những người dân quê đó là ngọn gió của cái đói, cái nghèo. Cơn gió đó thổi qua là mỗi lần những người dân quê da mặt bủng beo, mặt mày xám xịt, cái đói, cái nghèo hiện rõ trên từng hốc mắt, từng gò má. Nhưng trong cái đói, cái nghèo người ta vẫn vui, vẫn hạnh phúc. Trẻ con mang trong mình một “tuổi thơ dữ dội”, nhưng kí ức đó sẽ là hành trang cho chúng bước vào cuộc đời. Đó chính là hồi ức về một

bức tranh làng quê được Nguyễn Quang Thiều phác họa bằng vài nét chấm phá giản đơn. Bức tranh đó giản dị mà bình yên. Dần dần, qua từng dòng chữ, qua từng trang viết, bức tranh ấy đầy đủ và rõ nét hơn với vẻ đẹp mộc mạc, trong trẻo tồn tại bền bỉ trong nghèo đói. Tuy nhiên làng quê xưa là vậy, còn giờ đây, văn hóa làng quê đang bị đô thị hóa. Văn hóa làng bao gồm nếp sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, đời sống sinh hoạt vật chất, tinh thần, thuần phong mĩ tục, hương ước…. Khái niệm văn hóa làng rất rộng, bao gồm nhiều phạm trù. Phạm vi văn hóa mà Nguyễn Quang Thiều đi sâu phản ánh đó chính là đời sống vật chất, tinh thần của người dân làng Chùa bắt đầu thay đổi. Rõ nét nhất đó chính là sự thay đổi của kiến trúc làng quê ông.

Nói đến kiến trúc của làng quê, từ bao đời nay luôn gắn liền với cây đa, giếng nước sân đình. Làng sẽ được bao bọc trong những lũy tre làng kiên cố, trong làng sẽ có những ngôi đình, ngôi chùa, những con đê, cái ao, con đường. Ngày xưa, ông cha ta xây nhà bằng đất, bằng gạch tổ ong và ngôi nhà thường phủ lớp rêu cổ kính. Bây giờ thì sao? Làng Chùa quê Nguyễn Quang Thiều cũng nằm trong mạch chảy đô thị hóa, đã và sẽ thay đổi. Nhưng vì nó nằm ở ven thủ đô Hà Nội nên tốc độ đô thị hóa khá nhanh. Ông sinh vào giữa thế kỉ XX vậy mà chỉ khoảng năm mươi năm sau, khi nhìn lại, ông hốt hoảng giật mình bởi một thế giới quanh ông xa lạ, ồn ào. Với ông, để tìm về chốn bình yên chỉ có thể tìm trong kí ức, hoài niệm.

Đô thị bắt đầu từ phương diện nào của những không gian làng quê? Từ con đường quê. Con đường đất mà trước kia nhỏ xíu, lầy lội khi trời mưa giờ được bê tông hóa, trở nên hiện đại: “Khi tâm hồn ta vắng những giấc mơ, khi đôi cánh

của tâm hồn chúng ta không còn đập da diết, thì chúng ta bắt đầu trở về thế giới của hoang thú ngay trên những con đường hiện đại siêu tốc của chúng ta. Chúng ta tưởng chúng ta đang bay lên về phía ánh sáng nhưng thực tế là chúng ta đang mỗi ngày chìm vào bóng tối của dục vọng”[37,tr7]. Con đường quê giờ trong cái

bộ ngày xưa, không còn là con đường mà mỗi người dân đạp xe đi làm trong cái khung cảnh yên bình của làng quê thuần phác. Giờ đây đó là con đường của ô tô, của xe máy, của những con tàu, ngày đêm xình xịch, bấm còi inh ỏi mỗi khi tắc đường. Con đường nhỏ thân quen, hai bên bờ là những cánh đồng hay những cái áo làng ngày xưa giờ biến thành những ngõ hẻm thiếu ánh mặt trời, nhà cao tầng san sát. Thật đúng với câu nói: “Đất chật người đông” để rồi tình người ngày một khô cạn khi lối sống thực dụng lên ngôi.

Con đường nhỏ lại là do con người đã xây những ngôi nhà tầng cao vút. Ngôi nhà mà họ cứ nghĩ rằng tiện nghi, hiện đại thực chất đó chỉ là những ngôi nhà mệt mỏi: “Hàng triệu đứa trẻ lớn lên từ những ngôi nhà mệt mỏi của

chúng ta. Nhiều lúc, chúng ta trở về nhìn thật sâu vào ngôi nhà của chính mình. Chúng ta mới giật mình kinh hãi vì sự hoang vắng của ngôi nhà. Hoang vắng bởi ở đó chỉ là một cánh rừng của những vô cảm: Tủ lạnh, tivi, đồ gỗ, máy rử rau quả, lò vi sóng, máy giảm béo, hàng thời trang…”[37,tr8]. Thế giới

mà con người đang xây dựng là một thế giới tôn sùng vật chất. Ở đó, chỉ có sự vô cảm, biến cái tính cách vốn thuần hậu, giản đơn của con người trở nên cáu kỉnh, điên rồ, nổi loạn, mệt mỏi…Nhưng chính bản thân chúng ta lại chẳng hiểu những tính cách đó sinh ra từ đâu? Thế hệ trẻ tương lai sẽ ra sao khi sống và lớn lên trong ngôi nhà mệt mỏi và hoang vắng đó. Thật ra, ngôi nhà cao tầng đó không hề nhỏ, trong ngôi nhà đó không hề hoang vắng mà vô cùng chật chội bởi các đồ đạc tiện nghi. Nhưng dù hiện đại đến mấy, cái ngôi nhà thiếu là tình cảm con người. Nếu như làng Chùa xưa, dù đói, dù no, dù đầy đủ, hay túng thiếu, mẹ cha vẫn bên con trong bữa cơm chiều nghi ngút khói, người làng Chùa vẫn cười nói, hỏi han mỗi khi ra đường gặp nhau… thì giờ đây thứ tình cảm đó thay bằng sự im lặng, bận rộn của nhịp sống đô thị hóa gấp gáp. Trẻ con sẽ bớt tiếng cười hồn nhiên, bớt những trò chơi tuổi thơ, mà giờ đây, chúng như những cỗ máy: “Chúng ta đổ vào những đứa trẻ mọi thứ vật chất tốt nhất

là một thứ vật chất? Bởi không ít thầy cô chỉ coi những đứa trẻ như một cái ổ cứng computer hay một cái USB để nạp tất cả những gì từ giáo án giáo trình của họ. Họ chỉ truyền vào những đứa trẻ những công thức và những định nghĩa vô cảm giống như người ta cài đặt chương trình cho một cái máy” [37,tr8].

Đô thị hóa sẽ đánh mất đi vẻ đẹp yên bình vốn có của làng quê Việt Nam xưa. “Nhưng có một lúc nào đó khi bạn đang chen chúc để đi qua những dòng

xe máy hỗn loạn trên phố cùng với sự thật của một thời đại kiến trúc hỗn loạn của Hà Nội bạn bỗng phát hiện ra một Hà Nội xưa còn sót lại với một lí do nào đó làm bạn nao lòng. Đó có thể chỉ là một cây hoàng lan già, một cái cổng nhà rêu phong, một mái ngói đặc trưng phố cổ, một ô cửa sổ gỗ mòn bạc…Đó là một phần những di sản còn sót lại của đất Thăng Long” [37,tr 61]. Nguyễn Quang Thiều đã từng lặng người trước một cây hoàng lan, một cổng nhà rêu phong hay đơn giản chỉ là một góc cửa đã mòn bạc. Bởi lẽ tất cả những điều đó đã gợi cho ông về một thế giới diệu kì xưa. Giờ đây, sống trong sự hiện đại, ông cảm thấy mình lạc lõng, bơ vơ. Ông như thuộc về một thế giới khác, thế giới cách ông 50 năm trước. Thế giới của những gì đã cũ, đã mòn, đã rêu phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn của nguyễn quang thiều (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)