Hình tượng người trần thuật thi sĩ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn của nguyễn quang thiều (Trang 64 - 70)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Hình tượng người trần thuật thi sĩ

Chúng ta đều biết có hai khuynh hướng sáng tác trong tản văn Việt Nam đương đại, khuynh hướng văn hóa và khuynh hướng Thế sự - Đời tư. Tản văn của Nguyễn Quang Thiều độc đáo khi kết hợp nhuần nhuyễn cả hai khuynh hướng sáng tác này. Bởi thông qua các vấn đề Thế sự - Đời tư, nhiều khi tưởng rất vụn vặn, nhỏ bé, nhà văn lại đi tới khái quát được những vấn đề thuộc phạm vi văn hóa vô cùng lớn lao. Hình tượng người trần thuật thi sĩ xuất hiện trong những tản văn viết về những kỉ niệm tuổi thơ gắn với quê hương của Nguyễn Quang Thiều, viết về hình ảnh những người thân, như người bà, người mẹ,

những người thân quen trong làng Chùa của nhà văn. Để rồi thông qua những kỉ niệm thân thuộc ấy thì những vẻ đẹp sự giàu có, bản sắc văn hóa làng quê Bắc Bộ được khẳng định và ngợi ca, được yêu thương và tiếc nuối khi bao vẻ đẹp ngọt ngào kia đang mai một dần bởi quá trình đô thị hóa, bởi mặt trái của chế độ của cơ chế thị trường, và bởi sự thờ ơ vô cảm của rất nhiều người trong đó có chúng ta. Chủ đề và tư tưởng nghệ thuật ấy được thể hiện rất nhiều trong tản văn và tản văn “Tôi khóc những cánh đồng rau khúc” là một ví dụ - một tản văn có nhan đề đầy chất thơ. Người trần thuật xuất hiện trong tản văn này sử dụng đại từ nhân xưng “tôi” và tiếng rao “ai khúc đây” của hiện tại vào những đêm khuya là cái cớ để đánh thức một kí ức. Chỉ có người trần thuật thi sĩ mới thao thức và khắc khoải vì một tiếng rao bán bánh khúc lúc nửa đêm. Và cũng chỉ có ông ta mới có những thương nhớ, quan sát hồi tưởng thật tinh tế về những cánh đồng rau khúc cùng vẻ đẹp bình dị của nó, về món bánh khúc nổi tiếng của làng Chùa gắn bó với nhân vật người bà đẹp đẽ, nhân hậu như bước ra từ câu chuyện cổ tích. Bắt đầu từ những hồi tưởng một vùng kí ức gắn bó với bánh khúc và rau khúc này, vẻ đẹp thiên nhiên được tái hiện qua cái nhìn nghệ thuật chỉ có ở nhà thơ: “Cả cuộc đời bà tôi gắn liền với làng và cánh đồng cùng

cây cỏ, côn trùng với đói no, ấm lạnh, với khổ đau, hạnh phúc. Thế giới của bà tôi là ngôi nhà, cánh đồng và dòng sông chảy qua làng. Vì lẽ đó mà bà tôi có thể nghe được tiếng mưa xuân mỏng như hơi thở lúc gần sáng, nghe thấy tiếng cá quẫy vật đẻ tận đầm nước cuối làng trong những cơn mưa đầu tiên của mùa hạ, nghe được những hạt mầm tách vỏ trong lòng đất …Chỉ khi lớn lên ở tuổi mà tôi bắt đầu biết suy nghĩ về kiếp người thì tôi mới cảm nhận được tiếng của những cơn mưa bụi đầu tiên của mùa xuân. Nó đúng là hơi thở của đất. Mơ hồ, đằm sâu và nồng ấm. Và cũng chỉ lúc đó tôi mới nghe được tiếng rau khúc nở râm ran và tươi tốt trên những cánh đồng làng bất tận và mờ tối” [40, tr13]. Thời gian đã cách xa nhiều thập kỉ và cũng chỉ có một người trần thuật thi sĩ mới nhìn thấy và biết rằng “bà tôi” có thể nghe được “tiếng mưa xuân mỏng

như hơi thở, tiếng hạt mầm tách vỏ trong lòng đất, tiếng những cơn mưa bụi đầu tiên của mùa xuân…”[40,tr13]. Tính biểu cảm và giàu hình tượng của

ngôn ngữ trong tản văn này, cùng hình ảnh và âm thanh ấy của đồng bãi làng quê, nhưng chỉ có nhà thơ mới nghe, nhìn và tái hiện được một bức tranh sống động, trong lành và tinh tế đến thế. Sau nỗi thương nhớ về những kỉ niệm kể trên, hình ảnh cánh đồng rau khúc gắn với món bánh khúc nổi tiếng của quê hương được hình tượng người trần thuật thi sĩ - lúc này đóng vai một chú bé con ngơ ngác, say mê, đi theo bước chân của bà kể về ba công đoạn thú vị sẽ khiến rau khúc từ cánh đồng kia đi đến món bánh khúc trên tay mỗi người. Công đoạn hái rau khúc vào buổi sáng, chi tiết mùi thơm của rau khúc khi vừa hái, lúc sương sớm đang còn đọng trên mặt ruộng, một mùi thơm thật mơ hồ mà chỉ có hai đối tượng sau đây cảm nhận tinh tế được về nó: nhà thơ và trẻ con. Ở đây trong hình tượng người trần thuật đã có phẩm chất của hai đối tượng trên. Ở công đoạn thứ hai là công đoạn làm bánh khúc gắn với bàn tay khéo léo cùng tấm lòng người bà, người trần thuật thi sĩ khi đã trở lại là một chú bé chăm chú dõi theo và chờ đợi, để rồi niềm vui trào dâng khi được ăn chiếc bánh đầu tiên: “Có lần khi bà tôi đưa cho tôi chiếc bánh khúc nóng hổi

vừa dỡ từ chõ ra, tôi đã đánh rơi chiếc bánh xuống nền bếp tro. Tôi vội cầm lên và cứ thế ăn cả chiếc bánh và tro bếp. Tôi không thể nào làm sạch tro từ chiếc bánh. Nhưng có lẽ tôi không thể nào bỏ đi cho dù một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc và ngậy thơm làm vỏ dính trên chiếc bánh được” [40, tr18]. Công đoạn thứ ba xuất hiện, với thời gian hiện tại và khi cậu bé đã trở thành người chồng, người cha đưa vợ con trở về thăm quê. Khi đó bánh khúc gắn với nhiều kỉ niệm về cánh đồng rau khúc đã trở thành một sản phẩm thiêng liêng trong văn hóa ẩm thực của người làng Chùa, cùng bao thương nhớ về người bà - người sáng tạo, lưu giữ và truyền đạt cho thế hệ mai sau vẻ đẹp của văn hóa ẩm thực làng quê. Cũng ở đây xuất hiện người trần thuật thi sĩ, bởi chỉ có phẩm chất phi thường của nhà thơ mới nhìn thấy trong món bánh khúc kia “có những

cơn mưa bụi đầu tiên của mùa xuân” [40,tr19], mới nghe thấy tiếng rau khúc

nở trên cánh đồng “vang lên như một bản Thánh ca về đời sống giản dị thiêng

liêng và bất diệt này” [40,tr19]. Nhà thơ khác chúng ta ở một cảm quan nghệ

thuật đặc biệt nhạy bén, tinh tế để luôn phát hiện và miêu tả cái đẹp, cái cao cả ở mức độ lí tưởng, ẩn sâu trong các sự vật hiện tượng bình thường quanh ta, hàng ngày chúng ta nhìn và nghe mà không hề thấy. Người trần thuật thi sĩ trong tản văn này có những phẩm chất đặc biệt kì diệu ấy, và xuất hiện một bài thơ “Tôi khóc những cánh đồng rau khúc” như một khúc vĩ thanh của tác phẩm. Quả thực làng quê đang bị đô thị hóa từng ngày, cánh đồng rau khúc cùng hình ảnh người bà thân yêu không còn nữa, người trần thuật thi sĩ không chỉ khóc cho cánh đồng rau khúc cụ thể của riêng mình mà còn thay cho chúng ta, khóc cho những tinh hoa văn hóa làng quê đồng bằng Bắc Bộ đang dần phai nhạt, rồi sẽ biến mất. Tất cả những ý nghĩa văn hóa và triết lí nhân sinh kia nằm sâu trong lớp nghĩa hàm ngôn của tác phẩm - đây cũng là phong cách của một tác phẩm trữ tình ngắn với hình tượng người trần thuật thi sĩ.

Nhiều tản văn cũng sử dụng phương thức tự sự tương tự những tản văn kể trên hình tượng người trần thuật thi sĩ xuất hiện trong hàng loạt tản văn khác như “Hoa cải rơi không thể cầm lòng”, “Bánh đúc riêu cua và bánh mật của bà

tôi”, “Món ăn thiêng của tháng Bảy”, “Nhớ cà dầm tương”, “Muối”, “Món

ăn độc nhất vô nhị”, “Mâm cỗ ngày thường của cha tôi”, “Món xáo chuối”, “Những món bánh làng Chùa”, “Món tráng miệng của làng Chùa”… Trong

tất cả những tản văn viết về văn hóa ẩm thực, vừa giản dị mộc mạc vừa sâu sắc tinh tế của làng Chùa nói riêng của làng quê Bắc Bộ nói chung, hình tượng người trần thuật thi sĩ xuất hiện với những góc nhìn chủ quan nhưng đều có chung một cái nhìn nghệ thuật của nhà thơ - từ những món ăn tưởng chừng như rất quê mùa mà phát hiện, ngợi ca nét đẹp văn hóa của cha ông gửi lại trong đó, nhận ra tấm lòng thơm thảo của những người thôn quê gửi vào trong từng món ăn này. Món ăn trở nên ngon hơn và làm ta thương nhớ lâu dài bởi hai lí do: Có

tình quê của người quê gửi vào trong đó; có cảnh quê cùng những kỉ niệm thân thương để ta ngồi thưởng thức những món ăn quê. Thiếu đi hai điều kiện kể trên, dù vẫn là món ăn kia ăn trong một nhà hàng sang trọng của thành phố, chúng ta sẽ không bao giờ có lại được cảm giác khi ăn cà muối của bà, ăn món xáo chuối của mẹ ăn những món bánh do người thân trong gia đình hoặc trong làng xóm làm ra. Đó đã trở thành quy luật nhân sinh phổ quát cho bao người và Nguyễn Quang Thiều nói hộ cho hàng triệu người điều đó. Rồi cũng chỉ có người trần thuật thi sĩ với những phẩm chất đặc biệt của mình mới kể lại được cho chúng ta nghe câu chuyện xúc động về những điều kể trên. Đó là món canh cua “tháng Mười nấu rau cải”, từ món canh cua trong quán ăn có tên “Cua đồng” ở thời hiện tại, hồi ức đưa tác giả trở về quá khứ, cảnh bắt những con cua béo ngủ trong hang, cảnh trồng và hái rau cải của mẹ, cảnh nấu bát canh cua đồng với rau cải thật ngon… Tất cả dù hấp dẫn, thú vị nhưng cũng chỉ là cái cớ để hình tượng người trần thuật thi sĩ thay mặt Nguyễn Quang Thiều và thay mặt cả của chúng ta nói lên tâm trạng, sự bâng khuâng thương nhớ, day dứt tiếc nuối của bao người quê ra ở thành phố rồi nghẹn ngào muốn tìm lại cảnh quê, người quê, tình quê chân thành mà không thể làm được: “Mỗi năm vào tháng

Mười, tôi vẫn về quê. Mẹ tôi đã mất từ lâu nhưng chú Thiệu em tôi đôi lúc vẫn nấu canh cua tháng Mười và rau cải năm lá cho tôi ăn. Nấu món ăn ấy để chúng tôi được trở về thuở ấu thơ bên mẹ. Và món ăn ấy như một con tàu xuyên thời gian đưa anh chị em tôi trở về với làng quê, với cánh đồng và với mẹ. Bởi thế, khi nhìn bát canh cua rau cải tháng Mười thì người bạn tôi kêu lên “Đẹp quá”. Tiếng kêu vô tình ấy làm lòng tôi náo động. Bạn tôi đã đúng, món ăn ấy với tôi chứa một vẻ đẹp bền vững qua tháng năm dằng dặc - vẻ đẹp của no đủ, ấm áp và của thương nhớ khôn nguôi” [40, tr34]. Trong tản văn “bánh đúc riêu

cua và bí mật của bà tôi”, cũng tương tự như hai tản văn kể trên, hình tượng người trần thuật thi sĩ xuất hiện để thông qua món ăn dân dã bánh đúc riêu cua đó chạm đến một nỗi niềm của hàng triệu người dân quê đã ra thành phố, rồi vì

mưu sinh mà ở lại đô thành, để rồi đau đáu trong sâu thẳm tim mình về một món ăn quê mùa gắn bó với cảnh quê và người quê. Khi cảnh quê không còn bởi nhà cao tầng đã mọc lên, khi người quê gần gũi nhất là ông bà, cha mẹ đã ra đi, món ăn quê kia thành bơ vơ, côi cút. Và chỉ còn trở về trong thương nhớ của hồi ức, dù gặp lại bánh đúc riêu cua ở khung cảnh khác với người khác, thì nó còn chứa đựng tình quê thăm thẳm như ngày xưa. Vì thế người bà xuất hiện trong hoài niệm, gắn bó với sự tái hiện thật chân thực, chi tiết quá trình nấu bánh đúc ăn với riêu cua, cũng chỉ có người trần thuật thi sĩ mới phát hiện ra bao điều lớn lao, thiêng liêng từ quy trình tưởng chừng rất bình dị này. Cũng chính vì thế những trăn trở xuất hiện ở cuối tản văn mang theo nỗi buồn và sự luyến tiếc của người trần thuật thi sĩ và của chúng ta: “Và cuối cùng tôi đã tìm

thấy câu trả lời cho tôi: công thức nấu món phở được viết trên giấy, được lưu trong Ipad, Iphone hoặc được thuộc lòng một cách dễ dàng đối với tất cả mọi người, nhưng cảm hứng của người nấu món ăn đó không được lưu trên mọi chất liệu vật chất, nó chỉ được lưu trong tâm hồn người nấu nó mà thôi. Những đứa con của bà chủ quán phở gà Nam Ngư đã không lưu được cảm hứng nấu món ăn đó. Họ chỉ là những người kinh doanh món phở gà đó mà thôi chứ cảm hứng nấu một món ăn trong họ không có” [40, tr44,45].

Tản văn “Món ăn thiêng của thảng Bảy” đã thông qua một phong tục của người dân quê làng Chùa là cỗ biếu vào tháng Bảy để khẳng định và ngợi ca nét đẹp nhất trong văn hóa của làng quê Bắc Bộ nói riêng và bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung. Đó là tình người đẹp đẽ với bao ân nghĩa thủy chung khi không bao giờ quên công ơn của người khác dành cho mình. Cỗ biếu ngày xưa cũng rất giản dị với bát canh ốc nấu chuối và một đĩa xôi đậu nhưng ẩn sâu trong đó là tình nghĩa, là tấm lòng thủy chung đậm đà của những người dân quê “một nắng hai sương”. Trong đời sống đô thị hôm nay, sự vô cảm lạnh lùng xuất hiện ngày càng phổ biến, đến nỗi nhà thơ Y Phương có lần tâm sự trong tập tản văn “Kungfu Người co Xàu”: “Người với người gặp nhau như bê tông

gặp bê tông”. Chính vì thế mới buồn đau khi tinh hoa văn hóa Việt gửi vào

mâm cỗ biếu vào tháng Bảy đã không còn nữa. Có lẽ cũng chỉ có người trần thuật thi sĩ, như trong tản văn này, mới nói hộ chúng ta một cách thổn thức và day dứt đến thế, vì bao điều thiêng liêng đang mất dần nhưng không sao níu kéo nổi. Các tản văn còn lại đậm mùi kí ức cũng đều có một chủ đề xuyên suốt ấy, một cảm hứng nghệ thuật ngợi ca và tiếc nuối nét đẹp văn hóa Việt đang mai một ấy, và để nói về tất cả những vấn đề kia luôn có hình tượng người trần thuật thi sĩ, có thể ví von rằng: Đó là một người đã ngược dòng thời gian tìm về những cánh đồng kí ức, nhặt những hạt thóc kỉ niệm, mang về cho con cháu là những người hiện đại ở thành phố không hề biết đến trồng lúa, gặt lúa, xay thóc là gì, với hi vọng nhắc nhở chúng nhớ về ông bà, người thân đã khuất núi một thuở đã lam lũ, gian lao để nuôi chúng ta nên người như thế nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn của nguyễn quang thiều (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)