Hình tượng làng Chù a biểu tượng cho văn hóa làng quê đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn của nguyễn quang thiều (Trang 76 - 79)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Hình tượng làng Chù a biểu tượng cho văn hóa làng quê đồng

Bắc Bộ

Hình tượng làng Chùa được lặp đi lặp lại trong nhiều tản văn của Nguyễn Quang Thiều. Nhà văn không chỉ miêu tả về làng Chùa như chốn quê hương yêu dấu của mình, mà thông qua bao kỉ niệm tuổi thơ, tâm trạng và suy tư của người con làng Chùa đã ra thành phố rồi trở về tự hào, ngợi ca truyền thống văn hóa tốt đẹp của làng Chùa. Khi đó truyền thống văn hóa kia không còn cả chỉ riêng làng Chùa mà của các làng quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Bản sắc của “văn hóa làng” thật “đậm đặc” trong ngôi làng nhỏ bé này. Đó là vẻ đẹp của sức sống tiềm tàng tỏa sáng trong người nông dân ở làng Chùa - những chủ nhân đã sáng tạo, lưu giữ và truyền lại cho mai sau những tinh hoa văn hóa đẹp đẽ. Hình ảnh và sức sống mãnh liệt của “rau khúc” đã tượng trưng cho sức sống bền bỉ của văn hóa làng quê trải qua năm tháng nghèo khổ và bao thử thách: “Làm thế nào mà những cây rau khúc bé bỏng lại có thể lưu giữ được sự

sống của chúng trong đất suốt một năm trời qua mưa bão, nắng gió và đến một ngày lại thức dậy tràn đầy sự sống như thế?” [40,tr14]. Thông qua văn hóa ẩm

thực đặc sắc của làng Chùa, nhà văn đã ngợi ca những người nông dân làng Chùa thông qua văn hóa ẩm thực ấy để truyền dạy cho các thế hệ con cháu của mình đạo lí làm người tử tế như: Sự nghiêm túc và phải gửi cả cảm hứng vào công việc nếu muốn thành công, lòng biết ơn và lối sống tình nghĩa thủy chung dành cho những bậc sinh thành và những người có công ơn với mình: “Mỗi khi

dỡ những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà tôi lại xếp dăm cái bánh khúc nóng hổi cho vào một chiếc đĩa để chị tôi mang vào cuối làng biếu bà ngoại tôi”

[40,tr16]. Chỉ cần qua hành động của “bà tôi” kể trên, con cháu đã được học một bài học về lòng kính ngưỡng tổ tiên và biết ơn bậc sinh thành. Khi đó những món ăn được bà, được mẹ làm ra không chỉ còn là món ăn nữa mà ẩn giấu trong ấy cả tâm hồn thuần hậu, tình cảm chân tình của những người sáng tạo ra nó: “Mỗi năm vào tháng Mười, tôi vẫn về quê. Mẹ tôi mất từ lâu nhưng

chú Thiệu em tôi đôi lúc vẫn nấu canh cua tháng Mười và rau cải năm lá cho tôi ăn…Bạn tôi đã đúng, món ăn ấy với tôi chứa một vẻ đẹp bền vững qua tháng năm dằng dặc - vẻ đẹp của no đủ, ấm áp và thương nhớ khôn nguôi” [40,

tr34]. Trong biểu tượng làng Chùa chúng ta còn gặp truyền thống hiếu học lấy Đức làm gốc và lấy thơ để truyền đức: “Vọng Tự Nhập Xuất”. Văn hóa làng Chùa cũng là văn hóa của làng quê đồng bằng Bắc Bộ có nét đẹp nhất là truyền thống hiếu học, sự ngưỡng mộ và tôn vinh thơ ca. Quả thực văn hóa nói chung và thơ ca nói riêng không chỉ làm giàu có thêm cảm xúc và tình cảm đẹp đẽ nhất, thanh cao nhất trong tâm hồn con người mà còn là “sợi dây vô hình” kì diệu neo giữ phần thiện trong nhân cách mỗi con người. Khi con người ghét bỏ hoặc xa lánh thơ ca thì sợi dây vô hình kia bị cắt đứt, phần thiện bị đẩy lùi và phần ác lên ngôi. Văn hóa làng Chùa với sự ngưỡng mộ thơ ca đến mức có hội thi thơ của làng Chùa tổ chức hàng năm, bên cạnh những cây bút nghiệp dư thì có nhiều nhà thơ tên tuổi tham dự. Có lẽ cũng ít có ngôi làng nào ở Việt Nam hôm nay có truyền thống thi ca như thế, và từ đó những con người nhân hậu và tài hoa xuất hiện cũng là điều tất yếu.

Văn hóa của làng Chùa cũng ngợi ca những người con anh hùng của làng Chùa đã góp xương máu, công sức vào cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, để có ngày 30/4/1975 rực rỡ hào quang chiến thắng. Những người con đó phải kể đến ông Bảy Bình. Ông Bảy Bình lên đường đi B vào năm 1961, ông làm tình báo và nhận nhiệm vụ chỉ mình ông biết. Năm 1975 ông trở về. Nhưng khác với những người lính trở về làng khác, ông không mặc cảnh phục mà mặc thường phục. Lúc đó ông là phó Giám đốc Ty Công an Đồng Nai. Mọi người ai cũng bất ngờ, nghĩ rằng ông chết rồi. Khi mấy người em gái của ông khóc thì ông nói rằng: “Tôi đi làm Cách mạng. Người Cách mạng làm sao mà chết

được”; “ Tháng 10 năm 1975 thì ông đột ngột trở về. Tin ông trở về như một cơn bão thổi qua làng. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cứ mỗi khi có bóng người khoác ba lô đi xuống dốc đê làng …Ông ôm lấy đứa con gái và nói:

“Đây là một đứa con của chiến thắng” [40, tr 104]. Như vậy, hai phẩm chất anh hùng và nghệ sĩ đều đã xuất hiện, kết tinh lại để trở thành truyền thống văn hóa ở nơi đây. Nhưng văn hóa của làng Chùa nói riêng và “văn hóa làng” nói chung đang mai một dần, thậm chí có nguy cơ biến mất trước mặt trái của quá trình đô thị hóa và cơ chế thị trường: “Bây giờ ở các làng quê, những

mảnh vườn quê bình dị của những tháng năm xưa với những luống hoa vàng cuối đông hầu như không còn nữa. Người thêm đông đúc và đất đai hẹp đi. Những ngôi nhà bê tông san sát nhau dọc làng chẳng còn hở để có một mảnh vườn trồng cải như thuở trước. Nhưng liệu chúng ta có cần những vạt hoa cải vàng trong đời sống này không? Có thể không. Nhưng tôi nói về màu vàng hoa cải không chỉ để nói về hoa cải. Tôi nói về vẻ đẹp thiên nhiên” [40, tr29].

Chúng ta tàn phá thiên nhiên, lấp kín ao hồ để xây nhà cao tầng, cho đến khi ngột ngạt những khối bê tông đầy tiện nghi sang trọng trên lại trồng một chậu hoa trong nhà, xây một bể cá, đặt một lồng chim… nhằm chống lại dù yếu ớt sự tàn phá khủng khiếp đang diễn ra xung quanh ta. Để bây giờ nhằm bù đắp lại phần nào nhỏ bé, chúng ta cố gắng tạo những tiểu cảnh thiên nhiên trong nhà để hi vọng giảm bớt sự cằn cỗi trong tâm hồn. Những hi vọng mong manh ấy có lẽ sẽ sớm trở thành tuyệt vọng?! khi rừng liên tục bị tàn phá, còn sông suối phần lớn đã ô nhiễm.

Một người con của làng Chùa đã cố gắng chạy thoát khỏi sự bủa vây của đô thị, sự vô cảm của tình người trong tản văn “Có một kẻ rời bỏ thành phố”,

anh ta tìm về với thiên nhiên cũng là tìm về với quê hương và cội nguồn: “Con

đường thành phố nhiều đầy đọa của hắn luôn luôn mở ra để hắn đến với cánh đồng liền với chân trời. Nhưng đó không phải là con đường cho hắn chạy trốn thành phố của hắn. Con đường ấy chỉ đưa hắn đến một nơi mà hắn nhận ra bao điều kì diệu mà không một cuốn sách nào hay một kẻ mang danh nào đó có thể chỉ cho hắn biết. Con đường đưa hắn đến để hắn trở về chính là thành phố mà hắn từng có lần khao khát trong đau đớn được trốn chạy” [37, tr168].

Biểu tượng làng Chùa là biểu tượng hàm súc, đa nghĩa. Trong biểu tượng ấy có hồn văn hóa Việt thể hiện trong văn hóa ẩm thực, văn hóa tâm linh, trong hương ước và lối sống nhân hậu cao đẹp. Nhưng thiên nhiên và kiến trúc của làng Chùa là một hình thức thuần hậu, dân dã để nuôi dưỡng trong nó một tâm hồn thôn quê, tuy mộc mạc mà giàu có về tình nghĩa, thầm lặng tỏa sáng những giá trị nhân văn. Nhưng khi cảnh quê không còn nữa thì hồn quê sẽ trú ngụ ở nơi đâu?!

Biểu tượng làng Chùa trong tản văn Nguyễn Quang Thiều làm chúng tôi liên tưởng đến truyện ngắn “Những bài học nông thôn” của Nguyễn Huy Thiệp và tập tản văn “Tháng giêng, tháng giêng một vòng dao quắm” của Y Phương. Những tác phẩm ấy dù bằng hình thức nghệ thuật khác nhau nhưng đều có chung một tư tưởng nghệ thuật. Sau khi ca ngợi vẻ đẹp và giá trị nhân văn của văn hóa làng quê, dù ở miền xuôi hay miền núi, thì có biết bao buồn đau tiếc nuối cho những vẻ đẹp văn hóa kia đã bị tàn phá ngày càng nặng nề bởi sự vô tình và vô tâm của con người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn của nguyễn quang thiều (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)