7. Cấu trúc của luận văn
2.1.3. Văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của làng quê
bằng Bắc Bộ
Làng quê ở trong tim mỗi con người với một vùng kí ức tốt đẹp nhất. Nguyễn Quang Thiều càng đi xa quê ông lại càng trở về gần quê trong tâm tưởng. Càng đi xa quê, ông lại càng thấy rằng chẳng có nơi nào đẹp như làng Chùa quê ông, chẳng có nơi nào thân thuộc như nơi ông đã từng dành cả tuổi thơ của mình để sống. Trong một lần phát biểu, ông đã từng nói mỗi người đều có một mối liên hệ vừa mơ hồ, vừa bí ẩn, vừa thiêng liêng và vừa uy quyền với nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
Văn hóa tâm linh được nhắc đến khá nhiều trong tập tản văn: “Có một kẻ
rời bỏ thành phố”. Vậy văn hóa tâm linh là gì? Trong bài viết “Tản mạn về văn hóa tâm linh của người Việt” trên trang quydisan.org.vn, theo Nguyễn Đặng
Duy: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống trần thế, là niềm tin
thiêng liêng trong đời sống tôn giáo, tín ngưỡng”, tức là có hai yếu tố quan
trọng là đức tin và sự linh thiêng. Với Nguyễn Quang Thiều không phải ngẫu nhiên mà ông lại đặt tên cho tập tản văn của mình bằng cái tên “Có một kẻ rời
bỏ thành phố”. Một con người khi đã rời bỏ thành phố để chạy trốn thực tại
chắc hẳn trong họ mất đi niềm tin, mất đi cái mà mình vốn tôn thờ bao lâu nay, để rồi phải tìm lối thoát bằng cách chạy trốn. Nguyễn Quang Thiều luôn ám ảnh bởi những giấc mơ. Ông thường tự hỏi mình và thầm hỏi mọi người rằng có bao giờ trong chính ngôi nhà của chúng ta, chúng ta tạm gác lại những bộn bề, toan tính, bỏ qua cái ồn ào gấp gáp của cuộc sống để chững lại, suy nghĩ về những giấc đã một thời ta có. Hạt giống của giấc mơ chúng ta đã một thời gieo nhưng nó có nảy mầm? Không có thời gian chăm bón, tưới tiêu, hạt giống không thể nảy mầm cũng giống như giấc mơ của con người, nếu chỉ đặt ra mà không có ý định thực hiện, dần lãng quên thì sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Giấc mơ ông nói đến chính là một xã hội tốt đẹp, một xã hội mà ở đó con người quê dù có thay đổi theo phong cách hiện đại vẫn giữ được nét hồn hậu nhân ái trong bản chất của mình. Giấc mơ mà ở đó cuộc sống có trở nên hiện đại thì vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống. Nhưng giấc mơ đó có lẽ xa vời bởi vì: “Bởi chúng ta đã lãng quên những giấc mơ của chính mình. Và khi
chúng ta xòe bàn tay của tâm hồn chúng ta ra, chúng ta chẳng thấy một hạt giống nào của giấc mơ trong cả hai lòng bàn tay ấy. Chúng ta không biết lấy gì để chữa chạy cơn ốm đau tâm hồn ấy của chính chúng ta và của những đứa trẻ, những chủ nhân tương lai của thế gian này. Cho đến lúc đó, chúng ta mới nhận ra rằng: chúng ta thực sự là những kẻ vô cùng nghèo đói” [37, tr10]. Trong Nguyễn Quang Thiều dù có một chút chán nản với thực tại nhưng ông vẫn nuôi nấng giấc mơ tốt đẹp trong những trang văn và trong cách sống gắn bó cùng quê hương của mình. Giấc mơ đó được ông hiện thực hóa trong đức tin của
chính mình, một đức tin dù có nói đến nhà thờ và thiên đường Phật Thánh trong đền chùa, thực ra vẫn gắn với tín ngưỡng dân gian.
Những người theo đạo đều biết đến đức tin và thiên đường. Đây cũng chính là mơ ước, là lẽ sống, lí tưởng sống của những con chiên theo đạo. Dù không phải là con chiên theo đạo nhưng Nguyễn Quang Thiều vẫn có quan niệm rõ ràng về đức tin về thiên đường gắn với những suy ngẫm về cuộc đời. Ông nói rằng mỗi sáng thức dậy, sẽ có thêm những ngôi chùa, ngôi đền mọc lên, cũng có thêm một người đến nhà thờ nghe giảng kinh nhưng đồng thời cũng có thêm người đánh mất đức tin và trở nên tuyệt vọng hay rơi vào tội lỗi. Đó là mạch chảy, sự vận động của thế gian. Ông nói về chiến tranh, những thảm họa mà chiến tranh mang đến cho nhân loại và ông rút ra kết luận: Thế gian đang lạc đường và tàn lụi. Chúng ta đang hoàn toàn lạc đường trong việc đi tìm kiếm những vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống: “Chúng ta ngày ngày tìm
đến chốn tôn nghiêm và quỳ gối hay cúi đầu xin Thượng Đế, Thần phật và các vị thánh ban phước cho chúng ta. Và quá nhiều người trong chúng ta trở nên trở nên tức tối hoặc tuyệt vọng khi những lời cầu xin của chúng ta không được đáp lại. Thực tế,, hàng ngày, Thượng đế vẫn gửi những món quà cho chúng ta. Chỉ có điều chúng ta không nhận ra những món quà ấy. Bởi chúng ta đã hoàn toàn hiểu sai lệch và lạc đường trong hành trình đi tìm những vẻ đẹp vĩnh hằng của đời sống”[37, tr13]. Đức tin và tâm linh trong ông rất đơn giản. Ông quan niệm rằng, cuộc sống này sẽ rất tươi đẹp nế con người không vụ lợi, không giả dối, suy nghĩ giản đơn, không tranh giành và tự cảm nhận được cái đẹp của cuộc sống thường nhật, biết hài lòng với những gì mình có. Để có được hạnh phúc chúng ta cần biết yêu thương và chia sẻ: “Khi chúng ta ngăn chặn mọi
cuộc chiến tranh, hủy diệt mọi hận thù, khi chúng ta biết chia sẻ và yêu thương con người và thiên nhiên một cách chân thành, khi chúng ta luôn luôn mỉm cười với người bên cạnh, khi chúng ta thấy ngập tràn hạnh phúc mỗi lúc chìa bàn tay nhân ái về phía những số phận đau khổ thì ngay lập tức Thiên đường
tràn ngập ngay nơi ta ở cho dù ở đó là một căn phòng chật chội và nhiều quần áo cũ” [37, tr16]. Hạnh phúc, niềm vui sinh ra từ chính suy nghĩ của chúng ta.
Chúng ta suy nghĩ như thế nào thì cuộc sống của chúng ta sẽ như vậy. Cuộc sống đó có màu hồng hay tắm tối ngột ngạt là do suy nghĩ định hướng của mỗi người chúng ta. Ai cũng tham lam vụ lợi, ai cũng chạy theo những thứ không thuộc về mình thì chính họ đánh mất đi cuộc sống bình yên của mình. Với Nguyễn Quang Thiều, ông xuất thân từ một làng quê đậm truyền thống văn hóa, ông là con người luôn sống giữa đô thị nhưng luôn trân trọng khát khao bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông để lại, trong đó hiểu một cách bình dị, đơn giản có giá trị văn hóa tâm linh - có đức tin vào sự vĩnh hằng của chân, thiện, mỹ, vì vậy lẽ sống và cách suy nghĩ của ông cũng khá đơn giản. Với ông cứ sống đẹp, sống tốt, sống hài lòng với những gì mình có là cuộc sống sẽ đẹp gấp nhiều lần. Ông kể một câu chuyện mặc dù giản dị nhưng ý nghĩa vô cùng lớn một cậu bé mơ được lên phương bắc gặp ông già Noel. Ông tặng cậu một chiếc chuông cũ. Cậu khẽ lắc chiếc chuông, âm thanh kì diệu phát ra làm cậu say đắm. Nhưng rồi bố mẹ cậu bé không thích chiếc chuông và muốn vứt nó đi. Họ không nghe thấy âm thanh kì diệu mà cậu bé nói. Họ không tin điều cậu nói. Âm thanh trong chiếc chuông là có thật nhưng chỉ có thật đối với những tâm hồn cao đẹp. Làm sao mà cha mẹ cậu ta có thể nghe thấy khi trong lòng họ bộn bề những suy nghĩ, trăn trở. Họ đâu có trái tim yên bình để cảm nhận cuộc sống này. Ông luôn hi vọng và tự hỏi rằng:“Tại sao
chúng ta lại không chịu thừa nhận những điều kì diệu trong cuộc sống như thừa nhận tiếng chuông mà cậu bé nghe được trong cơn mơ của mình? Tại sao chúng ta lại không hiểu đó là một hiện thực? Bởi chúng ta là những kẻ bị chủ nghĩa vật chất mê dụ. Chúng ta chỉ muốn thừa nhận sự hiện diện của những miếng bít tết trên đĩa sứ. Nó làm thỏa mãn vị giác của chúng ta và những cơn đói nhục dục” [37, tr16]. Vậy có phải Nguyễn Quang Thiều muốn nói: Có đức
thấy nhẹ nhõm và thanh thản: “Nhưng trong đêm khuya khoắt này, cho dù tôi
đang viết những lời đầy buồn bã và thất vọng này thì trên thế gian chúng ta có bao ngôi nhà ấm áp và lấp lánh ánh lửa. ở đó,có biết bao người đang nói với nhau về những điều tốt đẹp và huyền diệu của cuộc sống. và có biết bao đứa trẻ đã lên con tàu trong cơn mơ của chúng để đến với miền đất diệu kì. Để sáng hôm sau thức dậy, chúng mang một niềm tin bất diệt về những điều kỳ diệu mà chúng đã được ban phước.Chúng sẽ mang theo đức tin ấy để từng ngày xây dựng một thế giới tốt lành trên thế giới còn quá nhiều bóng tối và máu chảy của chúng ta”[37, tr17]. Đức tin trong ông còn là suy nghĩ người được giúp
hay cầu xin được giúp không phải là người hạnh phúc nhất mà kẻ giúp người khác mới là kẻ hạnh phúc. Một người ăn xin xòe mũ xin tiền, một người khách qua đường cho anh ta vài đồng. Trên mặt người khách qua đường là một nụ cười thật tươi, lòng họ thanh thản vì giúp được ai đó. Còn trên mặt người ăn xin lại nặng trĩu nỗi suy tư. Vậy ai mới là người hạnh phúc, kẻ cho đi hay kẻ nhận về? Biết điều đó tại sao trong những ngôi đình, ngôi chùa ngày nay lại tràn ngập lời cầu xin công danh, tài lộc…?
Đi lễ chùa hoặc đi vãn cảnh chùa là nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Người ta đi chùa vào dịp tết, vào ngày rằm và mùng một hàng tháng. Trên đất nước ta có biết bao ngôi chùa và có biết bao lễ hội như: Chùa Hương, Đền Hùng, chợ Viềng, đền Trần, đền Đức Thánh Cả, đền Bà Chúa Kho..v.v… Nhưng qua thực tế, Nguyễn Quang Thiều phải thừa nhận rằng số người đến vãn cảnh thì ít mà số người cầu tiền tài, chức tước thì nhiều. Mục đích chính của những con người khi đến chùa giờ đây không phải là để lòng thanh thản, để sám hối mà họ đến để xin công danh tài lộc. Dân gian Việt Nam vẫn từng có câu: Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Không biết họ đã tu tại gia, tu chợ và để tu bước cuối cùng là tu chùa chưa? Ai cũng mong đến chùa xin mọi điều may mắn về cho mình. Chính những con người vụ lợi này đang biến nơi linh thiêng nhất thành một cái chợ mua bán trao đổi. Theo Nguyễn
quang Thiều, nói như thế không hề quá bởi vì để xin được thì họ phải mang theo vật phẩm cúng tiến gọi là “tấm lòng thành, của ít lòng nhiều” Họ không hiểu rằng chính họ đang tự làm mất giá trị bản thân và đang nhạo báng thánh thần. Đâu phải cứ đến chùa cầu xin là có mọi thứ. Để có được mọi thứ cần phải không toan tính, không vụ lợi, sống tốt với mọi người và lao động hết mình: “Ngôi đền hay ngôi chùa linh thiêng nhất chính là ngôi đền, ngôi chùa dựng
trong lòng người. Vậy mà chúng ta đã bỏ quên những ngôi đền, ngôi chùa thiêng nhất ấy. Khi trong lòng không yên thì sống giữa đền, giữa chùa cũng không thấy yên. Khi lòng không từ bi thì quỳ dưới chân thần Phật trong tiếng mõ, tiếng chuông …lòng vẫn ác. Khi lòng không hiểu được hạnh phúc thì nằm giữa bạc vàng, châu báu cùng vẫn thấy bất hạnh” [37, tr34].
Văn hóa làng bao gồm rất nhiều khía cạnh và phương diện. Văn hóa làng còn là những lề thói, thói quen, còn là tục lệ, lễ hội, đình chùa,…. Nguyễn Quang Thiều không khỏi rưng rưng khi thấy văn hóa làng đang mai một. Biếu cỗ là một trong những tục lệ của làng Chùa. Cỗ được biếu vào ngày rằm tháng Bảy? Biếu cỗ cho ai? Cỗ được đem đi biếu cho những người không phải là ruột thịt nhưng họ mang ơn như bệnh nhân biếu cỗ cho bác sĩ, học trò biếu cỗ cho thầy cô giáo, người được vớt khi đuối nước biếu cỗ cho ân nhân… Món để biếu cỗ thường là đùi gà, đùi vịt, thịt lợn luộc và xôi đậu và một món không bao giờ có thể thiếu hay nói cách khác thiếu nó sẽ không trở thành một mâm cỗ biếu đó chính là canh ốc nấu chuối. Đây có thể coi là một tục lệ tốt đẹp của Làng Chùa - một lối sống, một nếp nghĩ trọng đạo nghĩa. Vậy mà bây giờ, tục lệ ấy còn không hay mất dần theo sự hiện đại của cuộc sống? Ở thôn quê xưa, nhà nào cũng có một chiếc bể nước, bên cạnh bể là cây cối. Người ta thường lấy nước bể nấu cơm, làm tương và sinh hoạt. Nhưng rồi thời gian dần trôi, cho đến bây giờ mấy ai còn dùng bể. Ao làng xưa san sát. Làng Chùa thuộc vào văn hóa của đồng bằng Bắc Bộ chính vì vậy những hình ảnh thân quen: Gốc đa, giếng nước, sân đình, ao làng không còn xa lạ. Nhưng rồi làn gió đô thị kéo tới, lấp đi
những chiếc ao, xây nên những ngôi nhà cao tầng, những con đường chạy xa tắp. Làng không còn như xưa. Rằm tháng Bảy cũng là lúc người ta cúng cô hồn. Trong mâm không thể thiếu đĩa gạo, đĩa muối và bát nước. Người làng trong năm thường tích lõi ngô (cùi ngô) trong những chiếc bồ lớn hoặc trong chiếc cót quây ở góc bếp để nướng cá thịt, sưởi ấm trong những đêm đông giá lạnh. Tình người luôn thắm thiết, họ có ốm thì thăm nhau bằng trứng gà và chuối tiêu chín. Văn hóa làng chỉ đơn giản là những gì được cả cộng đồng chấp nhận và làm theo, lấy lòng nhân ái sự vị tha làm “thước đo” cao nhất nhưng nét văn hóa đó nay còn đâu. Giờ đây liệu có ai còn đi biếu cỗ, có ai còn thăm nhau bằng trứng gà, chuối tiêu?…Tất cả những điều đó giờ chỉ còn trong kí ức xa xăm của tác giả mà thôi.
Như vậy, văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của đồng bằng Bắc Bộ rất thiêng liêng, cao đẹp. Trong những trang viết của Nguyễn Quang Thiều, văn hóa tâm linh, tín ngưỡng hiện lên rõ nét. Ông so sánh và đối chiếu văn hóa đó trong quá khứ và hiện tại để từ đó nhận ra sự thay đổi, khác biệt. Và, cũng chính từ đó ông hoài niệm về quá khứ xưa, buồn cho thực tại, dúng như một ao ước của rất nhiều người: - giá như có kinh tế của hôm nay và văn hóa của ngày xưa.
2.2. Tình yêu và niềm tự hào dành cho những người dân quê - chủ thể sáng tạo, bảo tồn và truyền lại những giá trị văn hóa truyền thống