7. Cấu trúc của luận văn
3.3.2. Ngôn ngữ giàu chất chính luận
Trong tản văn “Như là một ngày sám hối”, chúng ta bắt gặp một tư duy duy lí sắc sảo, nhưng phân tích và luận giải hết sức thuyết phục về một câu chuyện vừa muôn thuở vừa nóng hổi tính thời sự - giữa người cho với người nhận ai mới là người hạnh phúc nhất? Để chứng minh cho lời khẳng định của mình về người cho đi mới là người hạnh phúc nhất nhà văn viết: “Người được
giúp hay cầu xin được giúp không phải là người hạnh phúc nhất. Kẻ giúp người khác mới là kẻ hạnh phúc. Ta nói điều này có lẽ chắc chắn hầu hết mọi người đã từng giúp ai đó một việc gì, cho dù rất nhỏ, cũng thấy được. Ta đã từng hận thù một người. Nhưng ta không hề thấy kẻ bị hận thù kia đau đớn hay khổ sở mà đau đớn khổ sở lại tràn ngập lòng ta như bóng tối phủ ngập ngôi nhà không ánh lửa...” [37, tr 21]. Với tản văn “Ngày của thế gian”, ngôn ngữ
giàu chất thơ đã gặp gỡ ngôn ngữ chính luận để phân tích , lí giải và khẳng định cần phải có một ngày của thế gian - ngày của lòng vị tha, sự chia sẻ và tình yêu thương. Mở đầu tản văn là chất thơ đậm đà trong câu chữ với tính biểu cảm giàu hình tượng: “Mỗi ban mai khi chúng ta thức dậy, chúng ta nhận ra những
tia nắng ngập tràn ấm áp và lộng lẫy trên những cánh đồng, trên những ngọn đồi, trên những dòng sông, trên những mái nhà và trên những ô cửa sổ nơi căn phòng của chúng ta vừa có giấc mơ đẹp đêm qua…Thế nhưng khoảnh khắc diệu kì ấy trong đời sống thế gian lại luôn luôn bị đột ngột tan biến bởi bao điều đau buồn xảy ra” [37, tr 25]. Ngôn ngữ ở đây đã vẽ những bức tranh rực
rỡ sắc màu của nắng, vòm lá, thơm ngát của cỏ cây hoa trái đất đai và rộn vang tiếng chim. Nhưng cũng trong một ngày tươi đẹp ấy, những tờ báo phát hành buổi sáng và trên hệ thống phát thanh viết về chiến tranh tàn khốc và sự hận thù cũng từ đây ngôn ngữ giàu chất thơ đã chuyển sang ngôn ngữ chính luận để phân tích, lý giải nguyên nhân, thực trạng của những cuộc chiến tàn khốc đang xảy ra trên hành tinh này: “Chúng ta đang phải chứng kiến sự thù hận của một
cá nhân với một cá nhân bên cạnh chỉ vì một lợi ích nho nhỏ như lấn chiếm một mét đất hoặc vài chục centimét đất cho địa giới của ngôi nhà hay khu vườn của mình…” [37,tr 25]. Cũng có sự kết hợp tương tự giữa hai kiểu loại ngôn ngữ kể trên trong tản văn “Bí ẩn rùa trắng”. Đây là ngôn ngữ giàu chất thơ với hình ảnh đầm sen “Lúc đó cả đầm sen nở bạt ngàn hoa trắng cả không gian
như được ướp bằng hương sen thanh cao” [37,tr140]. Nhưng ngay sau đó là hình ảnh đám đông hung dữ xuất hiện, “vẽ” bằng ngôn ngữ phóng sự với sự triệt tiêu tất cả yếu tố lãng mạn hóa, thi vị hóa: “Những người đàn ông hùng
hục chạy về làng mang theo cuốc, xẻng, gậy, gộc, dây thừng, sọt tre… Rồi như một đám quân đằng đằng sát khí, họ lao ra bờ đầm để bắt những con rùa trắng… Những người làng mình ngày đó thật có tội với trời đất” [37, tr140].
Như vậy sự kết hợp giữa hai phẩm chất thẩm mĩ rất khác nhau của tác phẩm thơ và tác phẩm chính luận trong ngôn ngữ nghệ thuật của tản văn Nguyễn Quang Thiều vừa ghi đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật của nhà văn, vừa chứng minh cho sự giao thoa, thể loại đã tạo ra hiệu quả nghệ thuật đặc sắc. Chính nhờ đặc điểm này mà tản văn Nguyễn Quang Thiều mang lại “món ăn tinh thần” quý giá cho cả trái tim và khối óc của bao người đọc.
Tiểu kết Chương 3
Trong Chương 3, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu một số phương diện đặc sắc nhất trong nghệ thuật tự sự của tản văn của Nguyễn Quang Thiều. Đó là hình tượng người trần thuật với hai kiểu loại: - Hình tượng người trần thuật thi sĩ song hành, gắn kết với hình tượng người trần thuật triết luận. Ở đây, chất thơ và chất chính luận đã gặp gỡ, giao hòa, để tạo ra hai sắc thái thẩm mĩ trái ngược nhau mà vẫn gắn kết: - Đó vẻ đẹp trữ tình của các hình ảnh giàu chất thơ và vẻ đẹp của một trí tuệ uyên bác với các luận điểm, luận cứ, luận chứng xác đáng không thể bác bỏ. Ở phương diện biểu tượng nghệ thuật biểu tượng “làng Chùa” cho ta thấy vẻ đẹp văn hóa của làng quê Việt Nam vùng Bắc Bộ, biểu tượng “bà, mẹ” lại tượng trưng cho những người dân Việt Nam tài hoa và nhân ái. Ngôn ngữ nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Quang Thiều cũng được sáng tạo với hai kiểu loại: Ngôn ngữ giàu chất thơ và ngôn ngữ chính luận. Với tất cả các phương diện nghệ thuật kể trên đều gắn bó và phản ánh văn hóa Việt Nam, vừa là phương diện nghệ thuật để truyền tải nội dung, vừa in đậm phong cách nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều.
KẾT LUẬN
1. Tản văn Nguyễn Quang Thiều có vị trí độc đáo trong tản văn Việt Nam đương đại. Sự độc đáo ấy được biểu hiện ở cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Nhưng dù ở phương diện nào thì sự tài hoa đặc sắc trong bút pháp nghệ thuật và bức tranh văn hóa làng quê Bắc Bộ được phục dựng bằng hoài niệm và triết luận đã vừa khẳng định thành công cho tác phẩm của nhà văn vừa là minh chứng sáng rõ cho phong cách nghệ thuật của Nguyễn Quang Thiều.
Nghiên cứu tản văn của Nguyễn Quang Thiều không chỉ đóng góp thêm về ý nghĩa lí luận với sự giao thoa thể loại đặc sắc trong sáng tác nghệ thuật của ông mà còn mang thực tiễn khi gián tiếp phản ánh dòng chảy đang vận động và chưa hoà kết của tản văn Việt Nam đương đại.
2. Nội dung của luận văn giới thiệu khái lược về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Quang Thiều. Đặc biệt chúng tôi đi sâu phân tích và khẳng định vị trí, sự đặc sắc và đóng góp của tản văn Nguyễn Quang Thiều trong bộ phận tản văn Việt Nam hôm nay. Đồng thời tập trung nghiên cứu nội dung tản văn của Nguyễn Quang Thiều với hai bình diện quan trọng: Tình yêu, sự hoài niệm về văn hóa làng quê Việt Nam vùng Bắc Bộ trong tản văn của Nguyễn Quang Thiều. Ở đó là sự ngưỡng mộ ngợi ca đi kèm với nỗi buồn và sự luyến tiếc của nhà văn dành cho những giá trị văn hóa truyền thống của làng quê Việt Nam đang ngày càng mai một trước mặt trái của quá trình đô thị hóa và của cơ chế thị trường. Chúng ta đã đánh mất những tài sản vô giá mà cha ông ngàn đời dựng xây rồi truyền tải, đó là bản sắc văn hóa Việt được kết tinh trong bản sắc. Văn hóa làng Chùa. Một thông điệp khẩn thiết được nhà văn gửi đi từ những tản văn này- hãy cứu lấy văn hóa truyền thống khi còn chưa quá muộn. Bởi mất văn hóa là mất tất cả.
Bên cạnh đó luận văn tập trung nghiên cứu một số phương diện đặc sắc nhất trong nghệ thuật tự sự của tản văn Nguyễn Quang Thiều. Đó là hình tượng
người trần thuật với hai kiểu loại: Người trần thuật thi sĩ với cái nhìn nghệ thuật đậm chất thơ và người trần thuật triết luận với cái nhìn nghệ thuật đậm chất văn xuôi của tác phẩm tự sự xuất hiện hai biểu tượng nghệ thuật đắt giá trong tản văn Nguyễn Quang Thiều, đó là biểu tượng làng Chùa - biểu tượng của làng quê Bắc Bộ với truyền thống văn hóa đặc sắc đang “tàn phai dần” trước sự vô tình, vô tâm của đời sống hiện đại và con người hiện đại, đó là biểu tượng về “bà” và “mẹ” của nhà văn là biểu tượng của những người nông dân Bắc Bộ vừa tài hoa vừa tình nghĩa, nhân ái. Hai hình tượng nghệ thuật ấy gắn bó khăng khít bởi “cảnh quê” là của “người quê” và ngược lại. Nhưng khi “cảnh quê” không còn “người quê” đã khuất thì hồn văn hóa Việt sẽ hiện diện ở nơi đâu? Hay chỉ còn trong hoài niệm thương nhớ của những người con nặng lòng với văn hóa của quê hương đất nước của Nguyễn Quang Thiều.
Ngôn ngữ nghệ thuật trong tản văn Nguyễn Quang Thiều xuất hiện như một hệ quả tất yếu của các phương diện nghệ thuật kể trên: Đó là ngôn ngữ của chất thơ, giao thoa với ngôn ngữ chính luận. Khi những kỉ niệm gắn với cảnh quê, người quê, tình quê được tái hiện thì chất thơ thầm lặng tỏa sáng trong ngôn từ, nhưng khi phân tích lí giải nguyên nhân thực trạng và giải pháp cho những vấn đề thế sự thuộc phạm trù văn hóa kia thì ngôn ngữ chính luận lên tiếng.
Cả ba phương diện trong nghệ thuật tự sự kể trên luôn hài hòa, gắn kết để tạo ra một bút pháp nghệ thuật phóng túng, biến ảo, đa màu sắc trong tản văn Nguyễn Quang Thiều.
3. Nếu như được nghiên cứu ở một cấp độ cao hơn, chúng tôi nghĩ có thể mở rộng đề tài kể trên theo một số hướng tiếp cận sau đây: Sự giao thoa thể loại trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều; Văn xuôi của Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn văn hóa; Sáng tác của Nguyễn Quang Thiều từ góc nhìn phê bình sinh thái ..v...v…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Duy Anh (2014), Làng quê đang biến mất, Nxb Hội Nhà văn.
2. Nguyễn Việt Chiến (2011), Đám mây thơ trên cây ánh sáng,
http://thanhnien.vn, ngày 22/5/2011.
3. Nguyễn Đăng Điệp (2013), Đổi mới thơ Việt Nam đương đại nhìn từ trường hợp Nguyễn Quang Thiều, http://vienvanhoc.vass.gov.vn, ngày 10/1/2013.
4. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Nguyễn Quang Thiều: nước, lửa, những cánh
đồng và dòng sông, http://talawas.org, ngày 15/4/2003.
5. Lê Thu Hà (2013), Sự giao thoa giữa thơ và văn xuôi trong truyện ngắn
và tản văn của Nguyễn Quang Thiều, Luận văn thạc sĩ, ĐH KHKH &
NV Hà Nội.
6. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ
văn học, Nxb Giáo dục.
7. Nguyễn Thị Hiền (2003), Nguyễn Quang Thiều trong tiến trình đổi mới thơ Việt Nam sau 1975, Luận án, Đại học Sư phạm Hà Nội.
8. Phùng Hiệu (2015), Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều - thơ ca có thể cứu rỗi
thế giới, http://congluan.vn, ngày 26/7/2015.
9. Tăng Thị Hoàn (2012), Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều nhìn từ góc độ thể loại, Luận văn thạc sĩ, ĐH KHKH & NV Hà Nội.
10. Nguyễn Thị Bích Hợp (2008), Tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều qua các
tập thơ 1990 - 2000, Luận văn thạc sĩ, ĐH KHKH & NV Hà Nội.
11. Châu Minh Hùng (2009), Tự do cho thơ tự do, http://tapchisonghuong,
ngày 20/1/2009.
12. Jean Chevalier - Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng..
13. Đông La (2010), Về tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều,
14. Đông La (2011), Văn Nguyễn Quang Thiều - những khúc bi ca về tình yêu bất tử, http://nhavantphcm, ngày 24/11/2011.
15. Đông La (2012), Sự mất ngủ của lửa hay sự thao thức của một hồn thơ, http:///nhavantphcm, ngày 29/6/2012.
16. Nguyễn Thị Loan (2011), Nguyễn Quang Thiều miền tâm linh ngập tràn
châu thổ, http://nhavantphcm, ngày 25/8/2011.
17. Nguyễn Thị Loan (2011), Những cách tân nghệ thuật trong thơ Nguyễn
Quang Thiều, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
18. Nguyễn Thành Linh (2017), Những khắc khoải làng quê trong mùi của ký ức,https://nguyenthanhlinh.com,ngày 1/5/2017.
19. Lý Thị Nhiên (2015), Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều,
Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên.
20. Nhiều tác giả (1997), Nhà văn Việt Nam hiện đại, Nxb Hội Nhà Văn. 21. Nhiều tác giả (2012), Nguyễn Quang Thiều và truyện ngắn,
http://nhavantphcm.vn, ngày 9/7/2012.
22. Lê Lưu Oanh, Tư duy hiện đại trong thơ hiện nay,
http://nguvan.hnue.edu.vn.
23. Mai Văn Phấn (2012), Hiện tượng thơ Nguyễn Quang Thiều và lộ trình
cách tân, http://nhavantphcm.com, ngày 18/7/2012.
24. Hoàng Phê (2002), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
25. Hoàng Hoàng Phố (2016), Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giấc
mộng, http://vannghequandoi.com.vn, ngay 21/4/2016.
26. Tấn Phong (2011), Sự hiển thị của tương lai, http://vanvn.net, ngày 23/7/2011
27. Trần Quang Quý (2012), Có một dòng sông Đáy trong thơ Nguyễn Quang Thiều, http://nhavantphcm.com, ngày 12/7/2012.
29. Thiên Sơn (2012), Hộp đen Nguyễn Quang Thiều, http://trannhuong.net, ngày 2/5/2012.
30. Bùi Mạnh Thắng, Một số gương mặt truyện ngắn 1993,
http://nhavantphcm.com.
31. B.N.T (2014), Đỗ Phấn: người cất giấu nỗi buồn đô thị,
http://antgct.cand.cpm.vn, ngày 15/11/2014.
32. Dương Tử Thành, Cây bút Đỗ Phấn: ngẫm nghĩ và xót xa,
http://evan.com.vn.
33. Đỗ Thu Thảo (2012), Nguyễn Quang Thiều: canh giữ nỗi buồn, báu vật
cố hương, http://tuoitre.vn, ngày 21/7/2012.
34. Nguyễn Huy Thiệp (2005), Truyện ngắn, Nxb Hội Nhà Văn.
35. Nguyễn Quang Thiều (1997), Truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, Nxb
Văn học.
36. Nguyễn Quang Thiều (2012), Mùa hoa cải bên sông, Nxb Hội nhà văn. 37. Nguyễn Quang Thiều (2012), Có một kẻ rời bỏ thành phố, Nxb Hội nhà văn. 38. Nguyễn Quang Thiều (2015), Người kể chuyện lúc nửa đêm và những
giấc mộng, Nxb Trẻ.
39. Nguyễn Quang Thiều (2016), Trong căn phòng một người bại liệt, Nxb Hội nhà văn.
40. Nguyễn Quang Thiều (2017), Mùi của kí ức, Nxb Trẻ.
41. Nguyễn Bích Thu (1996), "Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975",
Tạp chí văn học số 9.
42. Trương Thị Thường (2006), Chất thơ trong truyện ngắn Nguyễn Quang
Thiều, Luận văn thạc sĩ, ĐH Vinh.
43. Thiên Sơn (2012), Hộp đen, báo văn nghệ số 17+ 18.
44. Bình Nguyên Trang, Đỗ Phấn - người cất giấu nỗi buồn đô thị,
http://antgct.cand.com.vn.
46. Nguyễn Ngọc Tư (2010), Khói trời lộng lẫy, Nxb Thời đại. 47. Nguyễn Ngọc Tư (2012), Sông, Nxb Trẻ.
48. Đỗ Minh Tuấn (1995), Trốn lo âu về lại cánh đồng, Văn học lên ngôi,
Nxb Văn học.
49. Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Quang Thiều - kẻ khóc thương những ngôi làng, http://nhavantphcm.com. Website: 50. https://nguyenthanhlinh.com/nhung-khac-khoai-ve-lang-que-trong-mui- cua-ky-uc/ 51. https://news.zing.vn/nguyen-quang-thieu-ke-chuyen-ve-nhung-giac- mong-post643719.html. 52. https://thethaovanhoa.vn/.../ve-que-voi-nguyen-quang-thieu 53. https://anninhthudo.vn/giai-tri/nguoi-canh-giu-noi-buon/442753.antd 54. http://special.vietnamplus.vn/nguyen_quang_thieu, Phương Mai, Đa tài
và đa mang.
55. http://nico-paris.com/tin-tuc-170/chiec-binh-ruou-cua-nguyen-quang- thieu.vhtm
56. https://vnexpress.net/giai-tri/nguyen-quang-thieu-va-cau-chuyen-cua- tho-vn-hien-dai-2134900.html
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh về nhà văn Nguyễn Quang Thiều