Người dân quê Bắc Bộ chủ thể sáng tạo giá trị văn hóa truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn của nguyễn quang thiều (Trang 57 - 59)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Người dân quê Bắc Bộ chủ thể sáng tạo giá trị văn hóa truyền

của làng quê

Làng Chùa - nơi chôn nhau cắt rốn của Nguyễn Quang Thiều nằm trong hệ thống làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Ngôi làng này mang rất nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống từ phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, ẩm thực, thói quen, nếp sống. Song để có được tất cả những điều đó phải kể đến người dân quê bắc Bộ - chủ thể sáng tạo giá trị truyền thống văn hóa của làng quê.

Trong tản văn của Nguyễn quang Thiều, người dân quê Bắc Bộ hiện lên thật chất phác, nồng hậu. Họ là những con người quanh năm chân lấm, tay bùn,

sống cuộc đời sau lũy tre xanh. Họ - với cách sống như thế nào sẽ tạo ra giá trị văn hóa truyền thống như vậy. Trong tản văn “Mùi của kí ức”, xuyên suốt tản văn này là hình ảnh người bà, người mẹ của nhà văn. Tất cả đã qua, và chỉ còn là kí ức nhưng với Nguyễn Quang Thiều hình ảnh người bà, người mẹ vẫn còn đâu đây, họ trở thành biểu tượng giản dị mà đẹp đẽ cho những người dân quê tốt đẹp trong gian khó.

Người bà trong tâm khảm của ông là một người phụ nữ Việt Nam tuyệt vời. Bà cũng là đại diện tiêu biểu, là mẫu hình lí tưởng cho tất cả những người bà của làng quê Việt Nam với tất cả phẩm chất: tảo tần, cần cù, chất phác, chịu khó, thương cháu, yêu con. Nguyễn Quang Thiều sinh ra đã hay ốm yếu. Ông nhớ như in lần bị ốm, bà để ông vào thúng đội lên đầu đưa sang làng bên tìm thầy thuốc. Quãng thời gian tuổi thơ của ông gắn với bà, gắn với những lời chỉ dạy và đặc biệt gắn với những món ăn bà nấu. Ông không thể nào quên được hình ảnh người bà lom khom cắp rổ, ra cánh đồng hoa khúc nở rộ ngắt những ngọn rau khúc về làm bánh khúc cho con cho cháu. Thân thuộc với đồng quê, thân thuộc với cánh đồng hoa khúc trắng, bà lắng nghe cơn mưa trên cánh đồng hoa khúc nghe tiếng chồi cây bật mình trong lòng đất. Làm sao có thể quên được những tiếng chày giã bột của bà để làm bánh khúc. Món bánh khúc của bà đã tạo nên giá trị văn hóa ẩm thực cho làng Chùa. Những món ăn bà làm không chỉ ngon bởi chất liệu mà ẩn trong đó, bí mật trong đó chính là tấm lòng người thơm thảo. Vị bánh khúc kia bùi, mùi bánh khúc kia thơm hay chính ở tấm lòng người? Không chỉ có bà, bất kể người dân quê nào khi làm một món ăn, họ đều gửi vào đó những “muỗng” tình cảm, những “thìa” yêu thương. Họ sáng tạo ra những món ăn ngon hay chính họ sáng tạo nên một phần văn hóa của làng Chùa? Trong kí ức của Nguyễn Quang Thiều, hình ảnh người mẹ luôn in đậm rõ nét. Mẹ ông rất dịu hiền, là một nhà giáo nhưng khi bước chân ra khỏi bục giảng, bà trở về với cuộc đời thường nhật, với sự bình dị của một người dân quê. Bà giã từng chày cua, dạy cho tác giả giã cua, những bí quyết về các loài

rau và ẩm thực của làng. Để đến tận bây giờ khi không còn được ăn những món ăn như mẹ thường làm, khi quán xá, nhà hàng mọc lên như nấm, nhưng ông không thể tìm lại nổi hương vị xưa trong những món ăn bày trong kia. Có thể bây giờ, quán xá hiện đại, quang cảnh bài trí đẹp, món ăn trang trí hấp dẫn nhưng còn đâu bóng dáng thân quen xưa, còn đâu người thân năm ấy và tình người thăm thẳm.

Ai rồi cũng phải già đi và không còn nữa, đó là quy luật muôn thuở của tạo hóa. Những người dân Bắc Bộ - người sáng tạo ra các giá trị văn hóa có lẽ có người còn, có người mất. Người mất đã mang theo một phần văn hóa làng Chùa xuống đất, người còn sẽ cảm thấy mình lạc lõng, bơ vơ trong cái thế giới mà giá trị văn hóa của làng đang ngày một thay đổi và bị mài mòn. Không chỉ là chủ thể sáng tạo ra văn hóa ẩm thực, văn hóa kiến trúc làng, văn hóa tâm linh..v..v.., Người dân làng Chùa còn tự xây dựng cho mình những nếp sống, những tục lệ, những nét đẹp văn hóa. Họ xây nên những ngôi chùa và chính họ cũng tạo nên một thế giới tâm linh, một cái nhìn tốt về tín ngưỡng thờ cúng xưa. Họ làm nên một làng Chùa trọng văn thơ, trọng đạo đức và trọng nghĩa. Những con người thân thuộc của làng Chùa phải kể đến những con người có tên và không tên như thầy giáo Nguyễn Gia Mã, chú Thiệu, những đứa trẻ quê, những cô gái, những cụ già… tất cả những ai đang sinh sống và tồn tại trên mảnh đất làng Chùa đều là những người sáng tạo nên những giá trị văn hóa nơi đây. Bởi chính họ, với cách ứng xử nhân ái, với lối sống tình nghĩa, với sự chân chất của con người thôn quê đã góp phần làm nên một làng Chùa mang vẻ đẹp văn hóa trong tâm khảm mọi người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn của nguyễn quang thiều (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)