7. Cấu trúc của luận văn
3.2.2. Hình tượng bà và mẹ biểu tượng cho những người nông dân Bắc
tài hoa và tình nghĩa
Xuyên suốt những tản văn của Nguyễn Quang Thiều là hình tượng người bà, người mẹ thân thương của tác giả. Tuy nghèo khó lam lũ nhưng họ là những nghệ sĩ ẩm thực tài hoa - người đã sáng tạo và giữ gìn nghệ thuật ẩm thực của cha ông để truyền lại cho con cháu: Đó là bánh khúc, canh riêu cua nấu rau cải, bánh đúc, xáo chuối trong cỗ biếu tháng Bảy, chả hến, cà dầm tương..v..v.. Nhà văn đã kể thật tỉ mỉ, tinh tế những bí quyết của “bà” và “mẹ” khi nấu những món ăn tưởng chừng như dân dã nhưng đã khiến khách thập phương và sau này cả những văn nghệ sĩ sành ẩm thực, bạn của nhà văn thưởng thức một lần thì mãi không quên: “Còn món trứng chưng tương thì quyến rũ cả
người thành thị sành ăn như họa sĩ Trịnh Tú. Vậy mới biết những món ăn dân dã xưa không chỉ là món ăn thông thường mà đã thành nghệ thuật. Chỉ có nghệ thuật mới làm cho mọi thứ bình thường trở nên quyến rũ mà thôi” [40, tr86].
Bên cạnh vai trò người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật ẩm thực của làng Chùa, hình tượng “bà” và “mẹ” đã đạt tới tầm vóc hình tượng nghệ thuật với tính điển hình, bởi thông qua lối sống giản dị nhưng tình nghĩa của mình đã dạy cho con cháu những bài học không lời về đạo làm người. Trong tản văn “Hơi
thở từ ngôi mộ”, “Món quà của người đã khuất” khi bà và mẹ đưa con cháu ra
nghĩa trang thắp hương và dâng cỗ cho những người đã khuất, thì chỉ cần một hành động ấy đã ẩn giấu những triết lí nhân sinh sâu sắc: Sự tiếp nối không ngừng nghỉ của các thế hệ mới tạo nên dòng họ và rộng lớn hơn là quê hương, đất nước, nếu không biết cúi đầu trước anh linh của tổ tiên thì sẽ không bao giờ biết cúi đầu kính trọng trước những điều thiêng liêng và đẹp đẽ trên đời: “Không có một người thân yêu nào của chúng ta cắt dời khỏi chúng ta cho dù
người đó ta không gặp lại hoặc không bao giờ gặp. Chính điều đó làm tâm hồn và đời sống của chúng ta không cô độc và giàu có. Ngay cả khi chúng ta không thể trò chuyện với ai về những phiền muộn hay thất vọng của chúng ta thì chúng ta vẫn có thể bước đến và trò chuyện với những người thân yêu đã khuất” [37, tr 158].
Những người bà và người mẹ tình nghĩa ấy, khi làm oản xôi để dâng lên đền chùa như một nghi lễ thiêng liêng, một công việc đầy cảm xúc tâm linh, thì thông qua công việc ấy, những bài học về tín ngưỡng, về đức tin, về phong tục tập quán đã được truyền dạy cho con cháu một cách giản dị và thấm thía nhất: “Bây giờ cỗ ở nhiều làng quê có món tráng miệng là cam, quýt Tàu hoặc chuối.
Nhưng cỗ làng tôi món tráng miệng thường là món oản chấm chà. Mấy năm trước, Hội thơ làng Chùa tổng kết trao giải cuộc thi Thơ ca và Nguồn cội lần thứ hai, người làng Chùa cũng làm món oản thay cho xôi chấm chà nhưng không phải món ăn chính mà như là một món tráng miệng đãi các nhà thơ và người yêu thơ về thăm làng Chùa. Khách thơ ai thưởng thức món oản chấm chà cũng đều thấy lạ miệng” [40, tr202]. Món oản xôi chấm chà là một món ăn
chợ thì hình như một nét đẹp văn hóa vừa biến mất: “Hai loại oản đã cho thấy
một sự thay đổi cơ bản đời sống tinh thần của con người. Quá trình làm ra một cái oản xôi là cả một nghi lễ thiêng liêng từ việc chọn gạo, vo gạo, đồ xôi đến việc đóng oản và dâng oản lên lễ… Còn oản ngày nay cho vào thùng sắt tây trộn công nghiệp, đóng công nghiệp và bán đi khắp nơi như một thứ hàng hóa thông thường cho người tiêu dùng” [40, tr206].
Trong tản văn của mình, Nguyễn Quang Thiều hoài niệm mãi về lời dặn dò nghiêm khắc của “bà” và “mẹ” yêu cầu dứt khoát phải nhặt hai loại hạt lỡ đánh rơi là hạt cơm và hạt muối, tại sao như vậy? Thật giản dị và thật sâu sắc cho yêu cầu của “bà” và “mẹ”, bởi đó là hạt ngọc của trời đất, kết tinh bao mồ hôi, nước mắt, ước mong và lối sống của ngàn thế hệ cha ông truyền lại cho con cháu hôm nay. Những ai đó không biết trân trọng những điều thiêng liêng cao quý ẩn giấu trong hai loại hạt tưởng hết sức bình thường này thì kẻ đó cũng không biết trân trọng bất cứ điều tốt đẹp nào trong cuộc đời. Thì ra những bài học nhân sinh sâu sắc đâu phải lúc nào cũng cần được giảng dạy bằng những ngôn từ to tát, những hình thức cầu kì hiện đại? Cách truyền dạy của “bà” và “mẹ” qua ví dụ kể trên cho thấy trí tuệ của nhân dân minh triết đến nhường nào, và hiệu quả của hành động mang tính giáo dục ấy cũng thật kì diệu, khi trước hết “thấm” vào trái tim rồi mới làm bừng sáng trí tuệ của nhân vật “tôi” đại diện cho các thế hệ trẻ hôm nay.
Hình tượng người ‘bà”, người “mẹ” kính yêu của nhà văn không chỉ trở thành nhân vật văn học trong tác phẩm mà còn là biểu tượng nghệ thuật cho trí tuệ và tài hoa của nhân dân lao động. Họ tượng trưng cho những người nông dân nghèo khó đã làm nên quê hương đất nước suốt bốn ngàn năm qua, đúng như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng viết:
“Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại
Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân”