Ngôn ngữ giàu chất thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn của nguyễn quang thiều (Trang 82 - 85)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Ngôn ngữ giàu chất thơ

Trong lời ngỏ “Xin cúi đầu lạy tạ” nhà văn đã hình tượng hóa đầy cảm xúc về cuộc sống đói rách của những đứa trẻ thôn quê như mình ngày ấy: “Trong suốt tuổi thơ, có một ngọn gió không bao giờ ngưng thổi qua cuộc đời

những đứa trẻ thôn quê như tôi - ngọn gió của đói rét …Trong bài thơ Cánh đồng tôi đã viết hai câu thơ: “Nghe vọng lại mùa châu chấu đói / Xòe cánh bay qua vòm họng người nghèo”” [40, tr9]. Cái đói, cái rét đã được hình tượng hóa

bằng hình tượng bằng ngọn gió không bao giờ ngừng thổi, tính hàm súc cao độ của hình tượng ngọn gió này đã nói rất nhiều điều thông qua một lượng ngôn từ hạn hẹp nhất về sự thiếu thốn vật chất đến tận cùng của trẻ em ở nông thôn những năm tháng chiến tranh. Trong tản văn “Tôi khóc những cánh đồng rau

khúc”, ngôn ngữ giàu chất thơ khắc họa những kỉ niệm trong veo của tuổi nhỏ,

cảm nhận về những sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên không phải bằng các giác quan thông thường mà phải bằng linh cảm của nhà thơ - người nghệ sĩ có thể nghe thấy, nhìn thấy bao điều kì diệu mà những người bình thường không thấy : “Vì lẽ đó mà bà tôi có thể nghe được như tiếng mưa xuân mỏng như hơi

thở lúc gần sáng, nghe thấy tiếng cá quẫy vật đẻ tận đầm nước cuối làng …Và cũng chỉ lúc đó tôi mới nghe được tiếng rau khúc nở râm ran và tươi tốt trên những cánh đồng làng bất tận và mờ tối” [40, tr 13]. Nếu không có một tình yêu sâu nặng và sự gắn bó máu thịt với làng quê thì một thi sĩ dù tài ba đến đâu cũng không thể nhìn thấy, và nghe thấy những hình ảnh và âm thanh mơ hồ đến vậy. Ngôn ngữ thơ không chỉ biểu hiện qua sự tái hiện những sự vật, hiện tượng của thiên nhiên, của lòng người bằng một hình thức kì diệu ám ảnh mà còn sử dụng tưởng tượng, liên tưởng để ghi lại vẻ đẹp kì ảo cho những bức tranh hiện thực tưởng hết sức bình thường trong mắt chúng ta: “Tôi sẽ biến

thành một cậu bé tí hon và bắt đầu chuyến đi của mình qua những cánh rừng diệp lục ấy để được đắm mê trong những cánh rừng hoa súng nở tím cả vũ trụ…Giấc mơ ấy đã làm tôi đau đớn bởi mới gần một nửa thế kỷ về trước nó là một hiện thực mà gần một nửa thế kỷ sau nó trở thành nỗi tuyệt vọng của con người” [40, tr139]. Những hình tượng nghệ thuật xuất hiện đầy hấp dẫn cho một thế giới trong trẻo với vẻ đẹp lãng mạn hóa như cánh rừng diệp lục, hoa súng nở tím vũ trụ, con cầy hương khổng lồ, hương thơm nồng nàn ngập trời đất. Chỉ có cái nhìn lãng mạn hóa, phi thường hoá của nhà thơ mới có thể sử dụng ngôn ngữ để vẽ nên bức tranh kì diệu như thế.

Đặc biệt tản văn “Bên ô cửa những toa tàu thời chiến” có sự kết hợp tuyệt vời của ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ chính luận. Đó là ngôn ngữ thơ khắc họa

hình ảnh người lính trẻ trên con tàu ra trận đi ngang quê hương nhà văn, hình tượng những “Viên kẹo bi ngậm máu đỏ ối” là một hình tượng thơ ám ảnh một cách đau đớn: “Sau này lớn lên chúng tôi mới đau đớn nhận ra chúng tôi là

những đứa trẻ vô tâm và đầy tội lỗi cho dù chẳng ai trách móc chúng tôi. Chúng tôi đâu biết rằng: Mỗi lần được ăn thêm một viên kẹo bi thì có thể sẽ có thêm một người con trai hay một người con gái làng tôi ngã xuống vì trúng đạn. Sự thật là như thế. Sau này, cứ mỗi khi làng mang về một bộ hài cốt của một người lính đã hi sinh trong chiến tranh là tôi lại thấy những viên kẹo bi hiện về. Những viên kẹo bi nhuộm màu đỏ ối” [37, tr 49]. Ngôn ngữ thơ còn sử

dụng thủ pháp đồng hóa ảo và thực khi kể câu chuyện về người lính báo tử lâu bỗng trở về, dân làng đã chúc mừng bà mẹ già có con trai đã trở về một buổi chiều sau chiến tranh, rồi kinh ngạc khi biết không có người lính nào trở về trong chiều hôm ấy. Bên cạnh ngôn ngữ giàu chất thơ ấy là ngôn ngữ chính luận: “Thật như khi một người lính trúng đạn ngã xuống đầm đìa máu và gọi

một tiếng “mẹ ơi”. Nhà văn Nguyễn Thị Trang kể về con sông Thạch Hãn những năm chiến tranh…Có những đêm khóc liệt, trong đêm tối, người ta nghe cả dòng sông tối thẫm nhưng sôi sùng sục vì đạn bắn rền vang tiếng gọi “mẹ ơi” cho đến sáng” [37, tr51]. Đây là ngôn ngữ của kí sự, phóng sự và nhà văn dường như không bình luận gì và không bày tỏ cảm xúc, tình cảm nào. Nhưng những người thật, việc thật bi hùng ấy tự nói lên tất cả nhưng ý nghĩa nhân văn sâu thẳm, và tiếng gọi “mẹ ơi” của những người lính kia đang vang vọng qua không gian, thời gian để đâm vào trái tim chúng ta như những vết dao. Trong tản văn “Sông Đáy ơi chiều nay tôi trở lại”, ngôn ngữ giàu chất thơ mang lại vẻ đẹp kì lạ cho dòng sông này. Đó là dòng sông của tuổi thơ gắn với bao kỉ niệm và những tháng ngày gian khó câu cá kiếm ăn. Đó là dòng sông tượng trưng cho mẹ thiên nhiên đầy yêu thương mang lại thức ăn cho đàn con: “ Ngày

ấy sông Đáy nhiều cá. Những loại cá ngày trước đầy sông Đáy bây giờ lại trở thành đặc sản như cá măng, cá chày, trạch chấu, cá bò, thờn bơn…Lớn lên tôi hiểu thêm một điều quan trọng là sông Đáy đã nuôi người làng tôi trong những

năm nghèo đói” [40, tr60]. Sông Đáy còn gắn với canh hến, chả hến nổi tiếng của làng Chùa trở thành dòng sông duy nhất cung cấp nguyên liệu cho món ẩm thực này của làng Chùa. Sông Đáy như một dòng thơ chảy bên quê hương nhưng giờ đây đã cạn và ô nhiễm. Con người bởi lòng tham và sự vô tâm của mình đã giết chết dòng sông để rồi: “Có những đêm ngồi trên hiên nhà nhìn lên

bầu trời đầy sao, tôi thấy linh hồn sông Đáy đang trôi trong vũ trụ vô tận, và bên linh hồn của dòng sông là linh hồn của những người làng tôi. Tất cả đang ra đi và mang theo những vẻ đẹp giản dị nhưng thiêng liêng của một đời sống”

[40, tr68]. Chỉ có nhà thơ mới nhìn thấy linh hồn sông Đáy đang trôi trong vũ trụ, và bên cạnh nó là linh hồn của những người làng “tôi” đã khuất cũng đang trôi. Hai hình tượng nghệ thuật ấy sóng đôi trôi trên bầu trời để lại bao nhiêu tiếc nhớ, buồn đau cho nhà văn và cho chúng ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tản văn của nguyễn quang thiều (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)