Tính toán, cân nhắc các mức độ rủi ro và mức độ chịu đựng tổn thất khi xảy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP phát triển TP HCM​ (Trang 29 - 33)

xảy ra rủi ro

Để đo lường rủi ro, cần thu thập số liệu và phân tích đánh giá mức độ rủi ro dựa trên các tiêu chuẩn được đặt ra.

Đánh giá rủi ro khách hàng vay

Hiệp ước Basel II cho phép NH lựa chọn giữa “đánh giá tiêu chuẩn” và “xếp loại nội bộ”. Về cơ bản có hai công cụ là xếp loại tín dụng (Credit rating) đối với khách hàng doanh nghiệp và chấm điểm tín dụng (Credit scoring) đối với khách hàng cá nhân. Về bản chất cả hai công cụ đều dùng để xếp loại tín dụng.

Chấm điểm tín dụng: chỉ áp dụng trong hệthống ngân hàng để đánh giá mức độrủi ro tín dụng đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏvà cá nhân. Chấm điểm tín dụng chủ yếu dựa vào thông tin phi tài chính và các thông tin cần thiết trong giấy đề nghị vay vốn cùng các thông tin khác về khách hàng do ngân hàng thu thập được nhập vào máy tính, thông qua hệthống thông tintín dụng đểphân tích, xửlý bằng phần mềm cho điểm. Kết quả chỉ ra mức độ rủi ro tín dụng của người vay. Hiệu quả kỹthuật này cao sẽ giúp ích đắc lực cho quản trị rủi ro đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệpnhỏ.

Xếp loại tín dụng: áp dụng đối với doanh nghiệp lớn, có đủ báo cáo tài chính, số liệu thống kê tích lũy nhiều thời kỳphục vụcho việc xếp loại. Áp dụng rộng rãi hơn, không những trong hoạt động ngân hàng, kinh doanh chứng khoán mà còn trong kinh doanh thương mại, đầu tư,…

Tại các ngân hàng có thể khác nhau về cách thực hiện, tên gọi, chỉ tiêu đánh giá, nhưng luôn cùng chung một mục đích là xác định khả năng, thành ý của khách hàng trong việc hoàn trảtiền vay, lãi vay theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. Từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Các ngân hàng thường sửdụng hai phương pháp phân tích sau:

Phân tích phi tài chính: sửdụng mô hình 6C phân tíchđịnh tính khách hàngdựa trên 6 yếu tố Phân tích này khá đơn giản, tuy nhiên lại phụ thuộc quá nhiều vào mức độ

chính xác của nguồn thông tin thu thập được và khả năng phân tích, đánh giá của cán bộthẩm định.

Phân tích tài chính: ngoài các yếu tố phi tài chính, ngân hàng còn sử dụng các chỉ tiêu tài chính để đánh giá khả năng trả nợ củadoanh nghiệp. Đây là việc phân tích hiện trạng tài chính, khái quát khả năng quản trị vốn và các hoạt động kinh dc báo doanh qua số liệu trong các báo cáo tài chính củadoanh nghiệp tại thời điểm. Một số chỉ tiêu phân tích tài chính thường áp dụng là: nhóm chỉ tiêu thanh khoản, nhóm chỉ tiêu hoạt động, nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ, nhóm chỉ tiêu doanh lợi…Tùy theo từng loại hình tín dụng mà ngân hàng quan tâm đến các chỉ số khác nhau như cho vay ngắn hạn thì lưu ý đến các chỉ số lưu động, chỉ số về nợ, cho vay dài hạn thì quan tâm chỉ số sinh lời, khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, tùy theo loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa vào nhỏ), loại hình kinh doanh (thương mại, sản xuất) đểxây dựng nhóm tỷsốtrung bình ngành, từ đó có bước so sánh trong phân tích.

Tính toán tổn thất tín dụng

Theo Basel II, các ngân hàng sửdụng hệthống cơ sởdữliệu nội bộ để đánh giá rủi ro tín dụng, từ đó xác định hệsốan toàn vốn tối thiểu, khả năng tổn thất tín dụng. Với mỗi kỳ hạn xác định tổn thất có thể được tính dựa trên công thức sau:

PD: Xác suất không trả nợ được (Probability of Default)

EAD: Tổng dư nợ của khách hàngtại thời điểm không trả được nợ (Exposure at Default)

LGD: Tỷ trọng tổn thất ước tính (Loss Give Default)

PD: đểtính toán nợ trong vòng một năm củakhách hàng,ngân hàng phải căn cứ trên số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là năm năm, bao gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được, dữliệu được phân thành ba nhóm sau:

– Nhóm dữ liệu tài chính liên quan đến hệ số tài chính của khách hàng, cũng như các đánh giá của các tổchức xếp hạng.

– Nhóm dữ liệu định tính phi tài chính liên quan đến trình độ quản lý, khả năng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, các dữliệu vềkhảo năng tăng trưởng của ngành,…

– Nhóm dữ liệu mang tính cảnh cáo liên quan đến các hiện tượng báo hiệu khả năng không trảnợ chongân hàng như số dư tiền gửi, hạn mức thấu chi,…

Từ những dữliệu trên,ngân hàng nhập vào mộmô hình định sẵn, từ đó tính xác suất không trả được nợcủakhách hàng

EAD: đối với các khoản vay có kỳhạn, việc xác định EAD là dễ dàng. Tuy nhiên, đối với các khoản vay theo Hạn mức tín dụng thì lại khá phức tạp. Theo thống kê của Basel thì tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay xấp xỉ hạn mức được cấp.

EAD= Dư nợbình quân + LEQ xHạn mức tín dụng chưa sửdụng bình quân

LEQ: Tỷtrọng phần vốn chưa sửdụng (Loan Equivalent Exposure)

LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sửdụng bình quân : Là phần khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợngoài mức dư nợbình quân

Việc xác định LEQ có ý nghĩa quyết định đối với độchính xác của ước lượng về dư nợ của khách hàngtài thời điểm không trả được nợ. Cơ sở xác định LEQ là các sốliệu quá khứ. Điều này gây khó khăn trong tính toán. Khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thường ít rơi vào trường hợp này, nên không thể tính chính xác LEQ. Ngoài ra, loại hình kinh doanh của khách hàng, khả năng khách hàng tiếp cận với thị trường tài chính, quy mô Hạn mức tín

dụng, tỷlệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức,…làm cho việc xác định LEQ trở nên phức tạp hơn.

LGD : gồm tổn thất vể khoản vay và các khoản tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như chi phí xử lý tài sản thế chấp, chi phí cho dịch vụpháp lý và một sốchi phí liên quan.

LGD = (EAD–Sốtiền có thểthu hồi) /EAD

Số tiền có thể thu hồi gồm các khoản tiền mà KH trả và các khoản tiền thu được từ xửlý tài sản thếchấp, cầm cố

LGD = 100% - Tỷlệvốn có thểthu hồi được

Khả năng thu hồi vốn của ngân hàng có thể rất cao hoặc rất thấp nên không thể tính bình quân. Hai yếu tố giữ vai trò quan trọng trong quyết định khả năng thu hồi vốn khi khách hàng không trả được nợlà tài sản đảm bảocủa khoản vay, là cơ cấu tài sản củakhách hàng. Ba phương pháp tính LGD là:

– Tỷtrọng tổn thất căn cứ vào thị trường: sửdụng khi các khoản tín dụng có thể được mua bán trên thị trường. Ngân hàng có thể xác định tỷtrọng tổn thất của một khoản vay căn cứ vào giá của khoản vay đó một thời gian ngắn sau khi nó được xêp hạng không trả được nợ. Gía này được tính trên cơ sở ước tính của thị trường bằng phương pháp hiện tại hóa tất cảcác dòng tiên có thểthu hồi được của khoản vay trong tương lai.

– Tỷtrọng tổn thất căn cứvào việc xử lý các khoảntín dụng không trả được nợ: Ngân hàng sẽ ước tính các luồng tiền tương lai, khoảng thời gian dự kiến thu hồi được luồng tiền và chiết khấu chúng. Việc xác định lãi suất chiết khấu phù hợp là vô cùng khó khăn

– Xác định tỷtrọng tồn thất căn cứvào giá các trái phiếu rủi ro trên thị trường.

Như vậy khi ngân hàngcho vay các khách hàngtốt, hệ số rủi ro giảm xuống và tất yếu dẫn đến rủi ro tín dụnggiảm.

Việc xác định tổn thất ước tính sẽ giúp ngân hàngthực hiện được thêm các mục tiêu:

– Tăng cường khả năng quản trị nhân sự, cụthể là đội ngũChuyên viên quan hệ khách hàng. Để đánh giá khả năng củaChuyên viên quan hệ khách hàng, không những chỉ

có chỉ tiêu dư nợ, số lượng khách hàng mà phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng của các khoảntín dụng được cấp.

– Giúp ngân hàng xác định chính xác giá trị khoản vay, phục vụ hiện quả cho việc chứng khoán hóa các khoản vay sau này. Đây cũng là xu hướng hiện nay của các ngân hàng thương mại, vì đây là công cụ hiêu quả nhất để san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục đầu tư các khoản vay.

– Xác định tổn thất ước tính sẽ giúp ngân hàng xây dựng hiệu quả hơn Qũy dự phòng rủi ro tín dụng

– Xác định xác suất vỡ nợ PD giúpngân hàng nâng cao được chất lượng của việc giám sát và tái xếp hạng khách hàngsau khi vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP phát triển TP HCM​ (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)