Thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng
Bộmáy phê duyệt cấp tín dụng tại HDBank được phân cấp theo nguyên tắc:
Tuân thủ các quy định của pháp luật, củaNgân hàng nhà nước và của HDBank vềcấp tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quảtrong hoạt động tín dụng
Bảo đảm bộ máy phê duyệt đủ năng lực theo hướng tăng cường quản lý và phê duyệt tập trung, phê duyệt tập thể, bảo đảm tính khách quan, chuyên nghiệp và đáp ứng nhu cầu, thời hạn phê duyệt.
Bảo đảm vềkhả năng tổ chức quản lý, quyền chủ động và tựchịu trách nhiệm của cấp điều hành trong hoạt động tín dụng
Xem xét đến tính chất rủi ro, điều kiện kinh doanh, đặc điểm tổ chức, hoạt động, quy mô và khả năng thực tếcủa Đơn vị kinh doanh; năng lực, kinh nghiệm của người được giao mức phê duyệt và năng lực kiểm soát rủi ro của từng đơn vị được phân cấp.
Bộmáy phê duyệt cấp tín dụng tại HDBank bao gồm những cấp như sau:
Ủy ban Tín dụng
Hội đồng Tín dụng Hội sở Hội đồng Tín dụng Khu vực
Hội đồng Tín dụng cơ sở(Hội đồng Tín dụng của các Đơn vịkinh doanh)
Nguyên tắc phê duyệt các khoản cấp tín dụng
Tuân thủ các quy định tại Quy chế này và các văn bản có liên quan về cấp tín dụng của Pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và của HDBank
Đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả trong hoạt động tín dụng và đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng
Quy trình cấp tín dụng
Quy trình cấp tín dụng số 1398/2013/QT – TGĐ do Tổng Giám đốc ký ban hành ngày 05/10/2013 trên cơ cở tuân thủ quy định theo quy chế cho vay 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 21/12/2001; Quyết định số 127/2005/QĐ –NHNN v/v sửa đổi, bổ sung một số
một số điều của Quy chế cho vay 1627 và quy chế cho vay của HDBank số 235/2009/QĐ – HĐQT ngày 30/09/2009 của HĐQT HDBank ban hành.
Quy trình quyđịnh khung cơ bản, các bước thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng, làm cơ sở cho các hướng dẫn nghiệp vụ liên quan (thẩm định, định giá, QL&HTTD, xử lý nợ,…) và các sản phẩm tín dụng, nhằm đảm bảo phục vụ tốt khách hàng, đồng thời đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng.
Quy trình này quyđịnh các bước của nghiệp vụ cấp tín dụng, từ giai đoạn tiếp nhận khách hàng cho đến khi tất toán khoản vay. Chi tiết như sau:
Bảng 4.3 Quy trình cấp tín dụng tại HDBank
STT Công việc Cán bộ phụ trách
1 TIẾP NHẬN YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG
Tiếp xúc, tư vấn và tiếp nhận nhu cầu cấp TD CV QHKH Đánh giá sơ bộ hồ sơ cấp tín dụng CV QHKH
2 KIỂM TRA TRƯỚC CẤP TÍN DỤNG
Tra soát thông tin lịch sử tín dụng của KH CV QHKH
Thẩm định thực tế CV TĐ, TP.QHKH, LĐ ĐVKD, CV TTĐ 3 THẨM ĐỊNH TSBĐ, THẨM ĐỊNH CẤP TD Thẩm định giá TSBĐ CV QL& HTTD, CV QHKH, CV TĐG, CV ĐT, Công ty thẩm định giá thuê ngoài Chấm điểm XHTD CV TĐ; TP/PP QHKH
Thẩm định cấp tín dụng tại ĐVKD CV TĐ, TP QHKH, LĐ ĐVKD
5 PHÊ DUYÊT Cấp thẩm quyền; CV TĐ; CV
TTĐ
6 THÔNG BÁO ĐẾN KH CV TTĐ, CV TĐ, CV QHKH,
TP/PP QHKH, LĐ ĐVKD
7 THỰC HIÊN THỦ TỤC TRƯỚC GIẢI NGÂN CV QL& HT TD, TP/PP QL& HT TD, LĐ ĐVKD 8 GIẢI NGÂN CV/TP/PP QL& HT TD, GDV, Kho quỹ; CV/TP/PP QHKH 9 QUẢN LÝ SAU CẤP TÍN DỤNG
Điều chỉnh lãi suất CV QL& HTTD, CV QHKH, TP/PP QL&HT TD
Kiểm tra sau cấp tín dụng CV QL& HT TD, CV QHKH,TP/PP QL&HT TD
Giám sát từ xa CV QHKH, CV GSTX
Thẩm định giá lại CV QL& HT TD; CV TĐG Quản lý danh mục TP QHKH
Phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng CV QHKH, CV QLRR, GDV, KSV, LĐ ĐVKD 10 THU NỢ GDV, CV QHKH, CV QL& HTTD 11 XỬ LÝ NỢ CV QHKH, CV XLN, TP/PP XLN
12 TẤT TOÁN, LƯU HỒ SƠ
CV/TP/PP QL & HTTD, LĐ ĐVKD
Lưu hồ sơ ĐVKD, P. QL& HTTD. P. TTĐ, P. XLN
(Nguồn:Tài liệu tập huấn cán bộ HDBank)
Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Cán bộ tín dụng sau khi tiếp xúc, tư vấn và tiếp nhận nhu cầu của khách hàng sẽ tiến hành lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng trong đó bao gồm việc thu thập các thông tin cơ bản hoặc chi tiết của khách hàng để phục vụ cho việc hoàn thành hồ sơ và thẩm định sau này. Các thông tin đó gồm thông tin cá nhân, thông tin tài chính, mục đích vay, tài sản đảm bảo và kế hoạch trả nợ. Trong quá trình lập hồ sơ cán bộ tín dụngsẽ dùng nhiều phương pháp khách nhau để kiểm tra tính xác thực và hợp lệ từ các thông tin của khách hàng.
Sau đó, cán bộ tín dụng tiếp tục thẩm định khả năng thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng trong trường hợp được cấp tín dụng.Cán bộ tín dụng sẽ dựa vào hệ thống tiêu chuẩn thẩm định để phân tích như tính khả thi của phương án vay vốn, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng trả nợ và những rủi ro tiềm ẩn để có thể xin cấp tín dụng một cách hiệu quả. Căn cứ vào việc xếp hạng tín dụng khách hàng cũng như các thông tin trên hồ sơ, cán bộ tín dụng sẽ lập một tờ trình đề nghị giải ngân cho cấp có thẩm quyền (thường là cấp lãnh đạo phòng khách hàng, chi nhánh, phòng giao dịch) phê duyệt.
Cấp lãnh đạo sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm định lại lần nữa bằng cách làm việc trực tiếp với khách hàng, kiểm tra lại các thông tin có trong hồ sơ trìnhđể không xảy ra rủi ro. Đồng thời cấp lãnhđạo sẽ đề xuất một hạn mức tín dụng cho khách hàng sau khi hồ sơ đủ điều kiện vay vốn.
Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập
Hồ sơ đãđược cấp lãnh đạo tại đơn vị kinh doanh phê duyệt sẽ tiếp tục chuyển đến bộ phận chuyên phụ trách thẩm định để rà soát và thẩm định rủi ro tín dụng một cách độc lập theo quy định của ngân hàng. Cán bộ tín dụng sẽ phải cung cấp toàn bộ hồ sơ khách hàng cũng như bổ sung các hồ sơ cần thiết theo yêu cầu của chuyên viên thẩm định. Với các hồ sơ này chuyên viên thẩm định sẽ thẩm định lại một lần nữa hồ sơ và xem xét các giới hạn quản lý rủi ro như tỷ lệ an toàn theo quy định của ngân hàng nhà nước, tỷ lệ cơ
cấu tín dụng theo HD Bank. Sau quá trình thẩm định, chuyên viên thẩm định sẽ một báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng trong đó nêu rõ các rủi ro mà HD Bank có thể gặp phải khi phê duyệt khoản vay này cũng như các phương án phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
Quản lý và giải ngân
Dựa trên tờ trình thẩm định và đề xuất hạn mức tín dụng cũng như báo cáo kết quả thẩm định độc lập, quyết định phê duyệt cùng với hạn mức tín dụng hoặc quyết định từ chối cấp tíndụng sẽ được đưa ra.
Quá trình giải ngân được bắt đầu khi ngân hàng và khách hàng bắt đầu kí kết hợp đồng cho vay, đồng thời tài sản đảm bảocũng phải được đáp ứng. Việc giải ngân bắt buộc phải có sự phê duyệt của cấp phòng trở lên.
Dựa trên giá trị khoản vay, thời gian vay và thỏa thuận giữa hai bên các khoản tín dụng có thể được giải ngân nhiều lần. Nguyên tắc quản trị rủi ro trong trường hợp này là phải theo dõi chặt chẽ để nhận biết nếu khách hàng có những dấu hiệu bất thường như việc khách hàng rút lượng tiền lớn và nhiều lần, những biến cố lớn làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.