Mô hình tín dụng tập trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP phát triển TP HCM​ (Trang 62)

Mô hình tín dụng tập trung giúp ngân hàng phân cấp công việc theo đúng năng lực của ban điều hành. Việc phân chia trách nhiệm, nhiệm vụ và nguyên tắc phê duyệt được quy định đầy đủ, chi tiết. Việc phân chia này sẽ giúp tránh các cá nhân lạm dụng quyền để phê duyệt một số khoản tín dụng vì mục đích cá nhân. Chẳng hạn như việc giám đốc nếu được toàn quyền phê duyệt sẽ dẫn đến vì quen biết mà ký giải ngân cho các khoản tín dụng mà biết chắc tỉ lệ rủi ro rất cao gần như chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng nợ xấu/nợ mất vốn.

Tuy nhiên, mô hình tín dụng tập trung này cũng có mặt trái. Khi thực hiện theo mô hình này, việc giải ngân sẽ phải đi qua nhiều phòng ban để kiểm tra một cách triệt để nhất. Nhưng các phòng ban lại tập trung tại Hội sở, khi phát sinh vấn đề, ĐVKD rất khó liên lạc để giải thích về vấn đề, trình bày cho các phòng ban hiểu những hồ sơ này sẽ ít phát sinh rủi ro, dẫn đến chậm trễ phê duyệt cho khách hàng.

Tóm lại, việc sử dụng mô hình này giúp Ngân hàng tránh đi sự tập trung quyền lực phê duyệt các món vay vào tay một người, từ đó tránh được rủi ro đáng tiếc xảy ra, tuy

nhiên, việc phân quyền khiến cho quy trình trở nên dài hơn, hạn chế đáp ứng nhu cầu nhanh chóng của khách hàng.

5.1.4 Mô hình xếp hạng tín dụng khách hàng

Cùng với quy trình phê duyệt tín dụngtập trung, HDBank đã triển khai mô hìnhđánh giá rủi ro tín dụng định tính và định lượng. Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng của HDBank sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng trên cơ sở bộ giá trị chuẩn đối với mỗi loại khách hàng hay ngành kinh tế khác nhau. Việc phân chia nhóm ngành và xếp hạng tín dụng này giúp HDBank có cái đánh giá tổng quan về khách hàng vay vốn.

Mô hìnhxếp hạng tín dụng là cơ sở để HDBank báo cáo Ngân hàng nhà nướcvề tình hình phân loại nợ, nhóm nợ nên việc kiểm soát, đánh giá và yêu cầu thực hiện là rất nghiêm ngặt

Tuy nhiên, bộ câu hỏi để chấm điểm tín dụng khách hàng bao gồm chấm điểm chỉ là câu hỏi mang tính chất định tính, chưa có câu hỏi mang tính định lượng. Phần định lượng chỉ có đối với Khách hàng doanh nghiệp, tuy nhiên định lượng cũng chỉ dừng lại ở việc nhập cầu báo cáo tài chính của khách hàng. Ngoài ra, bộ câu hỏi đang được áp dụng chỉ phân cho 2 nhómkhách: Khách hàng doanh nghiệp vàKhách hàng cá nhân. Đối với những sản phẩm cho vay đặc thù thì những câu hỏi chưa đủ cơ sở để đánh giá khách hàng thuộc nhiều ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Nhiều câu hỏi chưa phù hợp hoặc không cung cấp đủ thông tin về nhu cầu, mục đích vay vốn, nguồn thu nhập trả nợ của khách hàng. Ngoài ra, bộ câu hỏi cũng không đề cập đến thông tin vay vốn của nhóm khách hàng liên quan dù đây là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến rủi ro cấp tín dụng cho khách hàng

5.2 Giải pháp để quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ PhầnPhát Triển TP.HCM. Phát Triển TP.HCM.

HDBank đang trong quá trình đổi mới và chuyển đổi mô hình để tiến tới một mô hình toàn diện và hiệu quả hơn. Hệ thống quản trị rủi ro của HDBank hiện tại cũng đang ở một trạng thái còn non trẻ, đòi hỏi có những cải tiến mạnh mẽ trong thời gian tới. Đặc biệt là trong hoạt động TD, hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất cho NH nhưng cũng tiềm ẩn

nhiều rủi ro. Do đó việc xây dựng các giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro TD là một yêu cầu bức thiết nhằm đảm bảo NH phát triển an toàn và bền vững

5.2.1 Xây dựng và hoàn thiện môi trường quản trị rủi ro tín dụng

Để quản trị rủi ro tín dụng, cần phải xây dựng môi trường rủi ro tín dụng phù hợp với quy trình cấp tín dụnglành mạnh, hệ thống quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp , và phải kiểm soát được rủi ro tín dụng. Muốn thực hiện điều này trước tiên cần phải duy trì tính chính trực, giá trị đạo đức và năng lực của Hội Đồng Quản Trị và Ban Tổng Giám Đốc trong việc xây dựng và điều hành các chính sách tín dụng, chính sách quản trị rủi ro. Đồng thời thể hiện cam kết mạnh mẽ từ Hội Đồng Quản trị, Ban điều hành và cán bộ các cấp trong việc xây dựng môi trườngquản trị rủi ro tín dụng. Bên cạnh đó, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn bộ cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc tuân thủ đúng chính sách quản trị rủi ro tín dụng là việc làm rất cần thiết

5.2.1.1 Hoàn thiện việc đánh giá lại các chiến lượcvà chính sách quản trị rủi ro tíndụng dụng

HĐQT và Ban TGĐ có trách nhiệm xem xét các chiến lược quản trị rủi ro trong từng thời kỳ. Xác định mức độ rủi ro mà NH chấp nhận và mức lợi nhuận mà NH kỳ vọng đạt được tại mức độ rủi ro đó. Các chiến lược được triển khai thành các chính sách, quy định, quy chế để nhận dạng, đo lường, đánh giá, theo dõi và kiểm soát rủi ro đối với từng khoản TD và toàn bộ danh mục TD. Các chính sách và thủ tục được triển khai và thực hiện một cách đứng đắn, phù hợp với chiến lược kinhdoanh trong từng thời kỳ.

Chính sách TD là nền tảng và là kim chỉ nam cho các hoạt động TD của NH. Nội dung chính của chính sách TD gồm định hướng phát triển TD và mức độ chấp nhận rủi ro, các nguyên tắc hành vi ứng xử đối với quan hệ nội bộ và tương tác với đối tác bên ngoài trong hoạt động TD để củng cố môi trường quản trị rủi ro TD. Chính sách TD cần được xem xét lại định kỳ và được điều chỉnh lại sau khi phân tích, đánh giá tình hình thực tế hoặc khi có sự biến động lớn của môi trường kinh doanh có thể ảnh hưởng đến rủi ro TD. Ngoài ra, để chính sách tín dụng có thể áp dụng vào trong thực tiễn, NH cần hoàn thiện những nội dung sau:

Các chính sách TD, quy chế cho vay, quy trình cấp TD, quy trình định giá TSBĐ, các văn bản hạn chế cho vay phải thường xuyên được rà soát, cập nhật sửa đổi bổ sung so với các quy định của NHNN, tránh tình trạng chậm sửa đổi, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh của NH.

NH cần hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quy trình traođổi thông tin của phòng chính sách và phát triển sản phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu giải đáp thắc mắc của đơn vị kinh doanh theo một quy chuẩn nhất định, việc phản hồi thông tin phải rõ ràng, cụ thể và có bằng chứng lưu hồ sơ.

Ban hành những quy định nhằm yêu cầu việc đánh giá khách hàng theo chính sách tín dụng được thực hiện một cách triệt để, bắt buộc việc đánh giá khách hàng theo chính sách tín dụng phải có sựphê duyệt của Trưởng đơn vị và lưu văn bản trong hồ sơ tín dụng.

5.2.1.2 Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro thông qua việc nhận dạng rủi ro, phântích và đánh giá rủi ro. tích và đánh giá rủi ro.

Nhận dạng, phân tích và đánh giá rủi ro là một nội dung quan trọng trong quy trình quản trị rủi ro. Tăng cường công tác đánh giá rủi ro sẽ giúp NH kiểm soát được rủi ro và đề ra các biện pháp phòng chống rủi ro thích hợp.

Trước hết, cần xác định rủi ro có thể tác động đến NH ở mức độ toàn đơn vị hay chỉ ảnh hưởng đến từng hoạt động cụ thể. Xác định loại rủi ro xảy ra là rủi ro hệ thống hay rủi ro phi hệ thống, phân tích nguyên nhân phát sinh rủi ro, có thể từ trong bản chất hoạt động của đơn vị, của sản phẩm hay từ sự yếu kém của chính hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đó đề ra biện pháp giảmthiểu rủi ro nhu thay thế hay sửa đổi các chính sách, quy trình hiện tại cho phù hợp, thiết lập các hoạt động kiểm soát, tần suất theo dõi rủi ro… Để nhận diện rủi ro, bộ phận chính sách tín dụng trước khi phát triển sản phẩm mới phải có kế hoạch cụ thể như sau:

Liệt kê chi tiết những rủi ro có thể xảy ra bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, thường xuyên có những khảo sát gửi đến từng CV QHKH là những người trực tiếp tham gia kinh doanh, đối diện với những rủi ro tín dụng;

Phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra những hồ sơ phát sinh nợ có vấn đề. Kết quả phân tích đánh giá những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân rủi ro tín dụng.

Phân tích và đánh giá rủi ro

Sau khi nhận dạng rủi ro, cần phân tích và đánh giá các rủi ro trọng yếu phát sinh từ việc triển khai bất kỳ chính sách, quy trình hay sản phẩm mới và khả năng chịu đựng rủi ro của NH. Trong quá trình xây dựng sản phẩm để đảm bảo có thể nhận dạng được tất cả các rủi ro khác nhau, bắt buộc phải có sự tham gia và đóng góp của các đơn vị có liên quan trong hệ thống như Phòng quản lý rủi ro; Phòng Tái Thẩm Định; Phòng Thẩm Định Giá; Phòng Pháp chế; Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Phòng xử lý nợ; Phòng QL & HTTD.

5.2.1.3 Chú trọng chất lượng và tính chuyên nghiệp của cán bộ làm công tác tín dụng

Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra và giám sát các khoản cho vay,hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, NH cần chú trọng đến chất lượng và tính chuyên nghiệp của cán bộ làm công tác tín dụngthể hiện qua các nội dung sau:

Nâng cao chất lượng cán bộtín dụng về trình độ và đạo đức bằng cách ngay từ khâu tuyển chọn. CV QHKH phải có đạo đức, được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành, có khả năng nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu.

Đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượng khách hàng có đặc điểm đặc thù vềsản xuất kinh doanh cụthể. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng. Cập nhật kiến thức nghiệp vụvà tập huấn cácquy định pháp luật mới. Ngoài ra, cần tổchức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộchuyên viên tín dụng có kinh nghiệm của ngân hàng, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị cơ sởvật chất, phương tiện giảng dạy, tổchức kiểm tra nghiêm túc, khuyến khích tinh thần học tập bằng cơ chế khen thưởng, đềbạt.

Chú trọng nâng cao mức độ hiểu biết cúa các CV QHKH về các đặc thù ngành nghề kinh doanh của KH. Đối với các khoản vay lớn, phức tạp hoặc tài trợ dự án đầu tư, nên xem xét sự cần thiết phải có sự tăng cường của các chuyên gia am tường về lĩnh vực tài trợ cho vay đề xác định đúng được nhu cầu vốn, phân tích được đầy đủ các loại rủi ro. Nâng cao chất lượng của cán bộ tín dụng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ tín dụng nhằm hạn chế nhữngrủi ro tín dụng do trìnhđộ yếu kém củaCV QHKH gây ra.

Chọn những các bộ có năng lực làm các bộ nguồn, tập trung đào taọ và có chính sách đãi ngộ thích hợp để đảm bảo khung nhân sự ổn định bên cạnh các nhân sự mới.

5.2.2Tăng cường hiệu quả thực thi quy trình nghiệp vụ tín dụng

5.2.2.1 Chủ động phân tán rủi ro để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng

Chủ động phân tán rủi ro đển ngăn ngừa và hạn chế rủi ro TD. Trong nền kinh tề thị trường rủi ro trong hoạt động TD là một phần tất yếu. Ngoài ra, những nguyên nhân chủ quan tạo nên rủi ro còn có những nguyên nhân khách quan gây nên, thậm chí để lại những hậu quả hết sức nặng nề. Do vậy hoạt động TD cũng phải luôn xác định và chấp nhận những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên ở mức độ rủi ro làmảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh TD của NH như thế nào lại phụ thuộc và chính khả năng ngăn ngừa và biện pháp khắc phục cho mỗi NH trong đó phân tán rủi ro là một giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu quả có thể xảy ra đối với NH.

Việc phân tán rủi ro được thực hiện thông qua phân tán dư nợ cho vay. NH không nên tập trung những khoản tiền lớn để cho vay hoặc đầu tư vào một DN hoặc một số chứng khoán, Điều này cũng được thể hiện rõ trong Luật các TCTD với tổng dư nợ cho vay đối với một KH không vượt quá 15% vốn tự có của các TCTD. Ý nghĩa của quy định này là muốn chia nhỏ các khoản tiền cho vay cho nhiều KH khác nhau, đồng thời cũng phân tán rủi ro trên bình diện rộng, bởi tại thời điểm nhất định, có khả năng một DN bị rủi ro nhưng nhiều DN cũng bị rủi ro thì ít có khả năng xảy ra. Đối với dự án cho vay lớn, NH cần thực hiện việc phân tán rủi ro thông qua cho vay hợp vốn, đây là nghiệp vụ chia sẻ và phân tán rủi ro có hiệu quả.

5.2.2.2 Phân cấp xét duyệt tín dụng và hạn mức quyết tín dụng cho từng cấp mộtcách hợp lý cách hợp lý

Việc phân cấp xét duyệt TD và hạn mức phán quyết TD cho từng cấp một cách hợp lý sẽ đảm bảo cho việc cấp TD được chặt chẽ, phân định được quyền hạ và trách nhiệm của từng cấp đối với mỗi khoản vay được phê duyệt, giảm thiểu được rủi ro trong việc ra quyết định cho vay đối với những khoản vay không đủ tiêu chuẩn cấp TD theo quy định.

Cần tách biệt chức năng quyết định cho vay với thẩm định TD, tách biệt chức năng thẩm định TD và định giá TSBĐ. Không để lãnh đạo các phòng, ban trực tiếp thẩm định TD nằm thành phần biểu quyết cho vay tại các Hội đồng TD. Việc bổ nhiệm cán bộ vào các vị

trí lãnh đạo các phòng, ban tại Hội sở, Sở giao dịch, các chi nhánh, phòng giao dịch phải đặc biệt thận trọng, bên cạnh năng lực thành tích công tác cần phải chú trọng đến kinh nghiệm và phảm chất đạo đức.

5.2.3 Phát huy năng lực giám sát rủi ro tín dụng, nhận biết sớm rủi ro tín dụng vàquản lý các khoản nợ có vấn đề quản lý các khoản nợ có vấn đề

5.2.3.1 Tăng cường kiểm soát việc theo dõi sau cho vay

Quy định chặt chẽ trách nhiệm của CV QHKH về việc giám sát sau khi cho vay, bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, kiểm tra định kỳ tình hình thực tế của KH và kiểm tra tình trạng TSBĐ. Nội dung kêt quả kiểm tra phải được ghi nhận vào biên bản, trong đó nêu rõ:

 Việc sửdụng vốn vay có đúng mục đích không.

 Mô tả thực tếsử dụng vốn vay so với các chứng từ đã xuất trình hoặc dựkiến ban đầu

 So sánh thực tếdựán với dựkiến ban đầu

 Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý, tình hình taì chính của KH (KHDN) hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình, nguồn thu nhập (KHCN). Đánh giáảnh hưởng của các thay đổi đến khả năng trảnợ

 Sựhiện hữu và tình trạng của tài sản cầm cố, thếchấp

 Các thông tin khác (nếu có)

 Nhận xét của CV QHKH vểviệc sửdụng vốn vay và tình hình của KH vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP phát triển TP HCM​ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)