Đo lường rủi ro tại HDBank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP phát triển TP HCM​ (Trang 53 - 58)

Các chỉ tiêu phản ánh Rủi ro tín dụng

Bảng4.4: Chỉ tiêu nợ quá hạn củaHD Bank

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

NQH có khả năng thu hồi 829 1.234 1.639 912 1.188

NQH không có khả năng thu hồi 292 498 1.616 954 897

Tổng NQH 1.121 1.732 3.255 1.866 2.085

Tổng dư nợ 13.848 21.148 44.030 41.993 56.559

Tỷ lệ NQH 8.10% 8.19% 7.39% 4.44% 3.69%

Tỷ lệ NQH có khả năng thu hồi 5.99% 5.84% 3.72% 2.17% 2.10% Tỷ lệ NQH không có khả năng thu

hồi 2.11% 2.35% 3.67% 2.27% 1.59%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán của HDBank giai đoạn 2011 –2015)

Nhìn chung, nợ quá hạn của HD Bank giai đoạn 2011-2102 có xu hướng tăng, năm 2013 nợ quá hạn tăng cao tuy nhiên đến giai đoạn 2014-2015 thì con số này đã giảm đáng kể và trở lại mức ổn định.

Tỷ lệ nợ quá hạn giai đoạn 2011-2013 ở mức đáng lo ngại tuy nhiên sau bắt đầu từ năm 2013 tỷ lệ này bắt đầu giảm xuống, đến năm 2014 tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm 2.95% và năm 2015 con số này đãở dưới mức 4% và dự kiến sẽ tiếp tục giảm.

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi giảm dần qua các năm. Trong giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ này đã giảm 3,89%. Trong khi đó, nợ quá hạnkhông có khả năng thu hồi có xu hướng tăng lên từ năm 2011-2013, tuy nhiên tổng dư cũng tăng nên năm 2014 tỷ lệ này đã đươc giảm xuống để bảo đảm an toàn tín dụng cho ngân hàng.

Chỉ tiêu trích lập dự phòng và Rủi ro tín dụng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Dự phòng chung 43.557 60.877 295.509 276.076 404.022 Dự phòng cụ thể 103.313 140.846 427.292 208.979 301.573 Tổng cộng 146.870 201.723 722.801 485.055 705.595

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán của HDBank giai đoạn 2011 –2015)

Nhìn chung, chỉ tiêu trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung từ năm 2011 đến năm 2015 có xu hướng tăng. Có thể thấy năm 2013 cả hai chỉ tiêu dự phòng chung và chỉ tiêu dự phòng cụ thể đều tăng cao, lần lượt là 20,6% và 33%. Đến năm 2014 hai chỉ tiêu này đồng loạt giảm nhẹ và có xu hướng tăng vào năm 2015.

Đo lường RRTD bằng xếp hạng tín dụng

Công cụ xếp hạng tín dụng là tập hợp các phương pháp và hệ thống công nghệ thông tin nhằm mục đích hỗ trợ đánh giá một khách hàng nào đó trước khi NH tiến hành cho vay để nhận diện các rủi ro tiềm ẩn, cũng như dựa vào số điểm đã chấm để xếp khách hàng vào hạng rủi ro tương ứng.

Cũng như tất cả các TCTD trên toàn thếgiới, HD Bank sử dụng xếp hạng tín dụng nhằm mục đích :

a. Phục vụ quản lý tín dụng toàn hệ thống

 Hệthống hỗtrợ cho HDBank có cái nhìn toàn diện về khách hàng để đánh giá, phân tích từ đó nhận định những rủi ro có thểxảy ra.

 Mức xếp hạng là cơ sở để HDBank xây dựng các quy trình tín dụng và chính sách khách hàng đồng bộ, rõ ràng, hiệu quảvà nhất quán trên toàn Hệthống Ngân hàng.

b. Phục vụ quản lý tín dụng tại từng đơn vị cho vay

Quyết định tín dụng: Sau khi tiến hành xếp hạng tín dụng, kết quả thu được sẽ là cơ sở cho ngân hàng đểquyết định phê duyệt tín dụng

Hỗ trợ quản lý và đánh giá khách hàng: việc đánh giá xếp hạng tín dụng cho phép các đơn vị kinh doanh lường trước những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có những biệnpháp đối phó kịp thời.

Kiểm soát rủi ro tín dụng: kết quảxếp hạng góp phần đo lường được hợp lý mức độ rủi ro của danh mục tín dụng tại các đơn vịcho vay.

c. Phân loại nợ và trích lập dự phòng

 Hệthốngxếp hạng tín dụnglà công cụ đểHDBank thực hiện phân loại nợ(tài sản tín dụng) theo thông lệquốc tế và theo quy định củangân hàng nhà nước.

Sơ đồ 4.1 Quy trình phân loại nợ và trích lập dự phòng

(Nguồn: Tài liệu HDBank)

Quy trình chấm điểm xếp hạng khách hàng doanh nghiệp Sơ đồ 4.2 Quy trình chấm điểm xếp hạng KHDN

(Nguồn: Tác giả)

Quy trình chấm điểm khách hàngcá nhân &hộ kinh doanh: Sơ đồ4.3 Quy trình chấm điểm xếp hạng KHDN/HKD

(Nguồn: Tác giả)

Kết quảxếp hạng tín dụng nội bộ

Căn cứvào hệthống xếp hạng tín dụng nội bộ, các khoản nợ của khách hàng là doanh

nghiệp và cá nhânđược phân lọai vào các nhóm nợ tương ứng như sau:

Bảng 4.6 Xếp hạng tín dụng khách hàng nội bộ Xếp hạng khách hàng theo Hệ thống

xếp hạng tín dung nội bộ Phân loại Nhóm nợ Nhóm nợ AAA Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 AA A BBB Nợ cần chú ý Nhóm 2 BB B

Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3

CCC CC

C Nợ nghi ngờ Nhóm 4

D Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5 (Nguồn:Tài liệu tập huấn cán bộ HDBank)

Phần mềm quản lý rủiro HDBank

Symbol:

+ Kể từ năm 2008,HDBank đã quyết định lựa chọn giải pháp phần mềm Core Banking có tên là SYMBOLS của hãng SunGard System Access, thuộc bộ giải pháp ngân

hàng lõiđa năng, cung cấp các nghiệp vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ, quản lý nguồn vốn và thương mại, có hỗ trợ xử lý giao dịch trực tuyến.

+ Symbol đã cung cấp cho HDBank khả năng tự động hóa và giảm tối đa những công đoạn xử lý thủ công. Qua đó hệ thống cũng hạn chế tối đa sự can thiệp trong quá trình xử lý giao dịch. Điều này giúp hạn chế những rủi ro xuất phát từ sự can thiệp cơ học của con người. Hệ thống cũng được tích hợp toàn bộ những phân hệ nghiệp vụ cho phép quản lý tập trung dữ liệu giao dịch của khách hàng trong toàn hệ thống. Symbol cung cấp một bức tranh toàn cảnh về từng khách hàng để quản trị rủi ro và cungứng dịch vụ cho khách hàng tốt hơn. Hệ thống còn cho phép ngân hàng quản lý và xử lý giao dịch trực tuyến và tập trung.

Knowledge Management System–KMS

+ Cùng với Symbol, HDBank sử dụng phần mềm KMS như một giải pháp giúp quản lý khách hàng một cách hiệu quả hơn. KMS là một phần mềm, giúp Ngân hàng có thể trích xuất các dữ liệu thông tin khách hàng một cách dễ dàng, hệ thống và tiện lợi. Một số điểm mạnh và tiện ích của KMS như:

 Trích lục sổ phụ, tra cứu giao dịch tài khoản khách hàng một cách chi tiết và hệ thống

 Tra cứu số dư khách hàng theo từng món một cách chi tiết, từ đó có thể theo dõi lãi suất và ngày giải ngân, đáo hạn.

 Tra cứu tài sản đảm bảo chi tiết của khách hàng.  ...

+ Từ những công dụng trên, KMS là một hệ thống quản lý chi tiết và hệ thống giúp HDBank dễ dàng kiểm soát và quản trị rủi ro tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP phát triển TP HCM​ (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)