Hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro thông qua việc nhận dạng rủi ro, phân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP phát triển TP HCM​ (Trang 65 - 67)

tích và đánh giá rủi ro.

Nhận dạng, phân tích và đánh giá rủi ro là một nội dung quan trọng trong quy trình quản trị rủi ro. Tăng cường công tác đánh giá rủi ro sẽ giúp NH kiểm soát được rủi ro và đề ra các biện pháp phòng chống rủi ro thích hợp.

Trước hết, cần xác định rủi ro có thể tác động đến NH ở mức độ toàn đơn vị hay chỉ ảnh hưởng đến từng hoạt động cụ thể. Xác định loại rủi ro xảy ra là rủi ro hệ thống hay rủi ro phi hệ thống, phân tích nguyên nhân phát sinh rủi ro, có thể từ trong bản chất hoạt động của đơn vị, của sản phẩm hay từ sự yếu kém của chính hệ thống kiểm soát nội bộ. Từ đó đề ra biện pháp giảmthiểu rủi ro nhu thay thế hay sửa đổi các chính sách, quy trình hiện tại cho phù hợp, thiết lập các hoạt động kiểm soát, tần suất theo dõi rủi ro… Để nhận diện rủi ro, bộ phận chính sách tín dụng trước khi phát triển sản phẩm mới phải có kế hoạch cụ thể như sau:

Liệt kê chi tiết những rủi ro có thể xảy ra bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiên cứu, tiến hành điều tra, thường xuyên có những khảo sát gửi đến từng CV QHKH là những người trực tiếp tham gia kinh doanh, đối diện với những rủi ro tín dụng;

Phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra những hồ sơ phát sinh nợ có vấn đề. Kết quả phân tích đánh giá những dấu hiệu, biểu hiện, nguyên nhân rủi ro tín dụng.

Phân tích và đánh giá rủi ro

Sau khi nhận dạng rủi ro, cần phân tích và đánh giá các rủi ro trọng yếu phát sinh từ việc triển khai bất kỳ chính sách, quy trình hay sản phẩm mới và khả năng chịu đựng rủi ro của NH. Trong quá trình xây dựng sản phẩm để đảm bảo có thể nhận dạng được tất cả các rủi ro khác nhau, bắt buộc phải có sự tham gia và đóng góp của các đơn vị có liên quan trong hệ thống như Phòng quản lý rủi ro; Phòng Tái Thẩm Định; Phòng Thẩm Định Giá; Phòng Pháp chế; Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ; Phòng xử lý nợ; Phòng QL & HTTD.

5.2.1.3 Chú trọng chất lượng và tính chuyên nghiệp của cán bộ làm công tác tín dụng

Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định, kiểm tra và giám sát các khoản cho vay,hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, NH cần chú trọng đến chất lượng và tính chuyên nghiệp của cán bộ làm công tác tín dụngthể hiện qua các nội dung sau:

Nâng cao chất lượng cán bộtín dụng về trình độ và đạo đức bằng cách ngay từ khâu tuyển chọn. CV QHKH phải có đạo đức, được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành, có khả năng nghiên cứu và tìm hiểu tài liệu.

Đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về từng nghiệp vụ cụ thể, từng đối tượng khách hàng có đặc điểm đặc thù vềsản xuất kinh doanh cụthể. Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề trao đổi các bài học kinh nghiệm liên quan đến tín dụng. Cập nhật kiến thức nghiệp vụvà tập huấn cácquy định pháp luật mới. Ngoài ra, cần tổchức đội ngũ giảng dạy là các chuyên gia bên ngoài, các cán bộchuyên viên tín dụng có kinh nghiệm của ngân hàng, biên soạn và cập nhật giáo trình giảng dạy mang tính thực tiễn, trang bị cơ sởvật chất, phương tiện giảng dạy, tổchức kiểm tra nghiêm túc, khuyến khích tinh thần học tập bằng cơ chế khen thưởng, đềbạt.

Chú trọng nâng cao mức độ hiểu biết cúa các CV QHKH về các đặc thù ngành nghề kinh doanh của KH. Đối với các khoản vay lớn, phức tạp hoặc tài trợ dự án đầu tư, nên xem xét sự cần thiết phải có sự tăng cường của các chuyên gia am tường về lĩnh vực tài trợ cho vay đề xác định đúng được nhu cầu vốn, phân tích được đầy đủ các loại rủi ro. Nâng cao chất lượng của cán bộ tín dụng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ tín dụng nhằm hạn chế nhữngrủi ro tín dụng do trìnhđộ yếu kém củaCV QHKH gây ra.

Chọn những các bộ có năng lực làm các bộ nguồn, tập trung đào taọ và có chính sách đãi ngộ thích hợp để đảm bảo khung nhân sự ổn định bên cạnh các nhân sự mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP phát triển TP HCM​ (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)