Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP phát triển TP HCM​ (Trang 35 - 37)

thương mại

Rủi ro tín dụng là nguyên nhân chủ yếu tạo ra sự tổn thất về vốn của các ngân hàng thương mại

Tại các ngân hàng thương mại, thu nhập từ hoạt động tín dụng được xem là nguồn thu nhập chủ yếu củangân hàng. Thực tểrủi ro tín dụng là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự tổn thất vền vốn cho các ngân hàng thương mại. Vì vậy rủi ro tín dụng được xem là một trong các nhân tố hết sức quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản trị rủi rotín dụnghiệu quả. Một khi ngân hàngchấp nhận nhiều khoản cho vay có rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp. Điều này có thể làm giảm hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của ngân hàng, thậm chí có thể dẫn đến phá sản. Cho nên các ngân hàng thương mại cần phải chú trọng hơn nữa đến nâng cao năng lực quản trị rủi rotín dụng để có những giải pháp cụthểnhằm ngăn ngừa và hạn chếtối đa rủi ro tín dụngxảy ra.

Hiệu quả kinh doanh cua ngân hàng thương mại phụ thuộc vào mức độ rủi ro

Trong hoạt động kinh doanh, ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mang lại rủi ro, nhiều yếu tốbất khảkháng nên không tránh khỏi rủi ro. Chính vì vậy, hàng năm các ngân hàng thương mại được phép và cần phải trích lập quỹ bù đắp rủi ro hạch toán vào chi phí.Quy mô quỹ bù đắp rủi ro căn cứvào mức độvà khả năng rủi ro. Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ tăng và ngược lại. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro của doanh nghiệp. Khi rủi ro quá lớn đến mức ngân hàng thương mạimất khả năng thanh toán sẽdẫn đến phá sảndoanh nghiệp.

Quản trị rủi ro tín dụng tốt là điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Tình hình kinh tế ngày càng có nhiều biến động, thị trường tài chính, tiền tệ vàngân hàngcũng diễn biến phức tạp hơn, tiềmẩn nhiều rủi ro tín dụng. Vì vậy những nhà quản trị ngân hàng thương mại cần được trang bịnhững vềquản trị rủi ro, cung cấp những thông tin kinh tế cập nhật, có đội ngũ tham mưu chuyên nghiệp và bộ máy kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ hiệu quả là điều kiện cần thiết để phòng ngừa, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, quản trị rủi ro tín dụng phải được xem là một nghiệp vụ chủ đạo và là thước đo năng lực kinh doanh củangân hàng thương mại để ngăn ngừa và hạn chế tối đa những tổn thất do rủi rotín dụnggây ra.

Quản trị rủi ro tín dụng tốt là một lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng thương mại

Quản trị rủi ro tín dụng được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sàng lọc được những khách hàng có năng lực pháp lý và tài chính tốt, có tiềm năng phát triển…nhằm giúp cho việc tài trợ vốn của ngân hàng thực sự mang lại hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho cácngân hàng thương mạitrong quá trình cạnh tranh.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trải qua hai giai đoạn:

Nghiên cứu sơ bộ: được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính nhằm định hình, xác định mục đích, cơ cầu từ đó điều chỉnh, thu thập số liệu từ đó xây dựng bài thông qua các khái nhiệm, lý thuyết.

Tiến hành nghiên cứu: được thực hiện bằng cách phân tích các số liệu đã có từ ngân hàng, kinh nghiệm làm việc thực tế của bản thân tại ngân hàng cũng như phỏng vấn, xin ý kiến về vấn đề nghiên cứu từ những nhân viên lâu năm và người trực tiếp phụ trách hướng dẫn tại đơn vị thực tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP phát triển TP HCM​ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)