Tình hình nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và phân loại nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP phát triển TP HCM​ (Trang 42 - 43)

Để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, những chỉ tiêu được sử dụng là: chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và kết quả phân loại nợ.

Hệ số nợ quá hạn: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãiđã quá hạn (Nợnhóm 2,3,4,5).Tỷlệnợ quá hạn <5%.

Hệsốnợquá hạn = (Dư nợquá hạn/ Tổng dư nợ) x 100%

Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ (Nợ nhóm 3,4,5).Tỷ lệ nợ quá hạn <3%.

Tỷlệnợxấu = (Dư nợxấu/ Tổng dư nợ) x 100%

Phân loại nợ: Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2008 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN ,việc phân loại nợ thực hiện gồm 5 nhóm sau:

+ Nhóm 1: Nợ đủtiêu chuẩn + Nhóm 2: Nợ cần chú ý + Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn + Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

Từ năm 2011 đến năm 2015, mặc dù kinh tế có nhiều khó khăn, HDBank vẫn đạt được mục tiêu về tốc độ tăng trưởng tín dụng. Song song với việc thúc đẩy tăng trưởng dư nợ tín dụng, việc chú trọng đến chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽcác khoản cho vay,

kiểm soát tốt nợ quá hạn và nợ quá hạn là luôn được chú trọng vìđây là một trong các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảhoạt động kinh doanh củangân hàng.

Bảng 4.2 Tình hình các nhóm nợ tại HDBank

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014 2015

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Nhóm 1 12.727 91,9% 19.416 91,8% 40.775 92,6% 40.127 95,6% 54.474 96,3% Nhóm 2 829 6% 1.234 5,84% 1.639 3,7% 912 2,17% 1.188 2,1% Nhóm 3 154 1,1% 355 1,68% 402 0,91% 190 0,45% 288 0.51% Nhóm 4 96 0,7% 117 0,55% 222 0,54% 147 0,35% 336 0.59% Nhóm 5 42 0,3% 26 0,12% 992 2,25% 617 1.47% 273 0.5% Tổng dư nợ 13.848 100% 21.148 100% 44.030 100% 41.993 100% 56.559 100%

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán của HDBank giai đoạn 2011–2015)

Tỷ lệ nợ nhóm 1 của ngân hàng ngày cao từ 91,9% (năm 2011) lên 96,3% (năm 2015) cho thấy Ngân hàng đang quản trị nợ cực kì tốt. Ngoài ra, sau khi sát nhập với Đại Á Bank năm 2013, HDBank đã phải gánh luôn phần nợ xấu của Ngân hàng này khiến cho tỷ lệ của các nợ nhóm 3, 4, 5 tăng cao, nhất là nợ nhóm 5 (nợ mất gốc) tăng đột biến từ 0,3% năm 2011 lên mức 2,25% ở năm 2013. Tuy nhiên, sự lãnh đạo tài tình của Ban điều hành, năm 2015 nợ nhóm 5 đã quay về mức0.5%.

4.1.2 Thực tế công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP phát triển TP HCM​ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)