Tình hình hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP phát triển TP HCM​ (Trang 40 - 42)

Cơ cấu dư nợ theo thời gian đáo hạn từ năm 2011 đến năm 2015 có nhiều thay đổi. Từ năm 2011, HDBank duy trì tỷ trọng cho vay trung hạn, giảm dần tỷ trọng cho vay dài hạn, tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm hơn 73% tổng dư nợ vào năm 2015. Cho vay ngắn hạn tuy ít bị những rủi ro kéo theo trong suốt quá trình cấp tín dụng so với cho vay trung, dài hạn, nhưng rủi ro ngân hàng thường gặp là không thu hồi được vốn vay khi khoản vay đến hạn do nhân viên tín dụnglàm hồ sơ cho khách hàng vay lại, hoặc có dấu hiệu đảo nợ khi khoản vay của khách hàng sắp đến hạn

Bảng 4.1Cơ cấu nợ của HDBank qua các năm2011 - 2015

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Ngắn hạn 10.069 17.576 32.652 19.019 22.060 Trung hạn 1.863 1.795 7.437 14.450 20.162 Dài hạn 1.916 1.777 3.941 8.523 14.336 Tổng dư nợ 13.848 21.148 44.030 41.993 56.559

Biểu đổ 4.1: Cơ cấu nợ của HDBank qua các năm2011 - 2015

(Nguồn:Tác giả)

Tổng dư nợ của HDBank tăng qua các năm từ 13.848 tỷ đồng (năm 2011) lên mức 56.559 tỷ đồng (năm 2015), chúng ta thấy HDBank đã có một bước phát triển vượt bậc trong 5 năm khi tổng dư nợ tăng hơn 4 lần chỉ trong 5 năm. Điều này đạt được do các chính sách quản lý và phát triển hợp lý của ban lãnh đạo ngân hàng. Ngoài ra, khổng thể không kể đến sự kiện sát nhập với Đại Á Bank cuối năm 2012 đầu năm 2013 đẩy dư nợ của HDBank tăng lên một cách đáng kể.

Ngoài ra, cơ cấu nợ của HDBank ở năm 2011 chủ yếu tập trugn vào các khoản vay ngắn hạn, đến năm 2015 thì cơ cấu nợ đã dàng trải đều ra thêm các thị phần nợ trung và dài hạn cho thấy dự chuyển dịch cơ cấu, và chiến lược phát triển của ngân hàng.

Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu nợ từ ngắn hạn qua trung, dài hạn sẽ làm tăng mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Từ đó, ngân hàng cần có những chính sách, biện pháp hợp lý để quản lý những rủi ro tín dụng phát sinh để tránh nợ xấu.

Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp

Với định hướng là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đối tượng khách hàng chủ yếu của HDBank là Khách hàng cá nhân vàdoanh nghiệp vừa và nhỏ,từ năm 2011 đến năm 2015, tỷtrọng cho vay đối với khách hàng cá nhân luôn chiếm trên 50%, cho vay trong khi đó doanh nghiệpvừa và nhỏchiếm gần 40%. Thu nhập từnhómkhách hàng này rất lớn, tuy nhiên các đối tượng khách hàng này có trình độ quản lý không cao, chưa đầu tư đúng mức

vào việc cải tiến cơ cấu bộmáy tổchức, phát triển nhân lực, đầu tư chiều sâu,... gây trởngại không nhỏchongân hàng. Vì khi cho vayđối với các đối tượng Khách hàngnày, do quy mô vốn nhỏ nên tình hình sản xuất kinh doanh của họ rất nhạy cảm trước những thay đổi phức tạp hàng ngày của môi trường kinh doanh, xã hội bên ngoài, kéo theo rủi ro trong quá trình thẩm định tín dụng. Ngoài ra nhóm khách hàng này thường có mục đích vay vốn không rõ ràng,thiếu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, khó kiểm soát vốn vay sau giải ngân. Do nhận thấy được những nguy cơ trên, bắt đầu từ năm 2012, HDBank đã chủ động thay đổi cơ cấu cho vay, trong đó cho vay doanh nghiệpchiếm hơn 50% tổng dư nợcho vay và cao hơn khốikhách hàng cá nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng TMCP phát triển TP HCM​ (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)