3.2.1 Nguồn dữ liệu
Nguồn dữ liệu là các văn bản có sẵn, các quy định, quy chế, quy trình được ban hành trong nội bộ HDBank,được NHNN ban hành như sau:
– Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán của HDBank giai đoạn 2011–2015.
– Các Quyết định, Quy chế của HDBank.
– Luật các tổ chức tín dụng năm2010
– Các quyết định của Ngân hàng nhà nước.
3.2.2 Cách lấy dữ liệu
Qua quá trình thực tập, làm việc tại HDBank, từ những luận điểm của bài Khoá Luận, và những câu hỏi nghiên cứu đặt ra ở đầu bài sẽ tiến hành tìm hiểu, thu tập các văn bản có liên quan dưới sự giúp đỡ của các anh chị nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng. Đây là các dữ liệu thô, từ các dữ liệu nãy sẽ tiến hành chọn lọc, sau đó tính toán các chỉ số, giá trị cần thiết để tiến hành phân tích. Sau khi phân tích, kết hợp với mục tiêu nghiên cứu sẽ tiến hành xin ý kiến của các anh chị nhân viên về vấn đề nghiên cứu và tiến hành bổ sung các thông tin để làm rõ hơn những luận điểm nghiên cứu
Sơ đồ3.2 Quy trình thu thập dữ liệu
(Nguồn:Tác giả)
Phương pháp quan sát có sự tham gia
Những dữ liệu, phân tích thực trạng được thu thập thông tin một cách tự nhiên những hoạt động từ việc vận hành hằng ngày tại HDBank trong ngày làm việc. Từ đó có thể nắm các quy trình hoạt động của HDBank để đưa ra những nhận xét mô tả hành vi, hoạt động của ngân hàng.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Từ những dữ liệu đã quan sát, để làm rõ các vấn đề, chúng ta tiến hành phỏng vấn, lấy dữ liệu từ những người đã và đang làm việc tại HDBank, để nắm rõ nhu cầu cũng như suy nghĩ của họ về quy trình hoạt động, và những ưu nhược điểm của ngân hàng
3.2.3 Mẫu nghiên cứuDữ liệu văn bản Dữ liệu văn bản
Từ cách lấy dữ liệu không ngẫu nhiên và có mục đích kết hợp với bài phân tích về rủi ro tín dụng, nên mẫu nghiên cứu được chọn là các chỉ số tài sản ngắn hạn và dài hạn phản ảnh trên báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán của HDBank giai đoạn 2011 – 2015, cụ thể là các chỉ số dự nợ, nợ quá hạn, nợ xấu, v.v... của khách hàng tại HDBank.
Ngoài ra, khoá luận tiến thành nghiên cứu trên các văn bản pháp luật mà NHNN đã ban Câu hỏi nghiên
cứu
Dựa trên cơ sở lý thuyết phát hoạ những luận điểm
Chọn dữ liệu phù hợp cho từng luận điểm
Bổ sung dữ liệu Kiểm tra sự phù hợp của
dữ liệu cho từng luận điểm
Kiểm tra tổng thể toàn bộ dữ liệu
Dữ liệu từ quan sát
Trong quá trình thực hiện khoá luận này, tác giả sẽ tiến hành làm việc tại ngần hàng để có cái nhìn thực tế về công việc quản lý và các vẫn hàn bộ máy quản lý rủi ro tại ngân hàng. Sau đó sẽ tiền hành phân tích trên các công việc thực tế này để tìm hiểu rõ “tại sao” HDBank sử dụng bộ máy quản lý và vận hành tập trung chứ không chia nhỏ ra theo từng ĐVKD.
Dữ liệu tự phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn đối với các nhân viên đang làm việc tại ngân hàng để có những ý kiến chủ quan về vấn bộ máy quản lý rủi ro của ngân hàng, từ đó tổng hợp, xem xét và nghiên cứu để có được những đánh giá mang tính khách quan nhất về quy trình và cách thức quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng HDBank.
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Phân tích thống kê mô tả
4.1.1Cơ cấu và chất lượng tín dụng của Ngân hàng TMCP Phát Triển TP.HCM giaiđoạn 2011–2015 đoạn 2011–2015
4.1.1.1 Tình hình hoạt động tín dụng
Cơ cấu dư nợ theo thời gian đáo hạn từ năm 2011 đến năm 2015 có nhiều thay đổi. Từ năm 2011, HDBank duy trì tỷ trọng cho vay trung hạn, giảm dần tỷ trọng cho vay dài hạn, tăng dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao, chiếm hơn 73% tổng dư nợ vào năm 2015. Cho vay ngắn hạn tuy ít bị những rủi ro kéo theo trong suốt quá trình cấp tín dụng so với cho vay trung, dài hạn, nhưng rủi ro ngân hàng thường gặp là không thu hồi được vốn vay khi khoản vay đến hạn do nhân viên tín dụnglàm hồ sơ cho khách hàng vay lại, hoặc có dấu hiệu đảo nợ khi khoản vay của khách hàng sắp đến hạn
Bảng 4.1Cơ cấu nợ của HDBank qua các năm2011 - 2015
ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Ngắn hạn 10.069 17.576 32.652 19.019 22.060 Trung hạn 1.863 1.795 7.437 14.450 20.162 Dài hạn 1.916 1.777 3.941 8.523 14.336 Tổng dư nợ 13.848 21.148 44.030 41.993 56.559
Biểu đổ 4.1: Cơ cấu nợ của HDBank qua các năm2011 - 2015
(Nguồn:Tác giả)
Tổng dư nợ của HDBank tăng qua các năm từ 13.848 tỷ đồng (năm 2011) lên mức 56.559 tỷ đồng (năm 2015), chúng ta thấy HDBank đã có một bước phát triển vượt bậc trong 5 năm khi tổng dư nợ tăng hơn 4 lần chỉ trong 5 năm. Điều này đạt được do các chính sách quản lý và phát triển hợp lý của ban lãnh đạo ngân hàng. Ngoài ra, khổng thể không kể đến sự kiện sát nhập với Đại Á Bank cuối năm 2012 đầu năm 2013 đẩy dư nợ của HDBank tăng lên một cách đáng kể.
Ngoài ra, cơ cấu nợ của HDBank ở năm 2011 chủ yếu tập trugn vào các khoản vay ngắn hạn, đến năm 2015 thì cơ cấu nợ đã dàng trải đều ra thêm các thị phần nợ trung và dài hạn cho thấy dự chuyển dịch cơ cấu, và chiến lược phát triển của ngân hàng.
Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu nợ từ ngắn hạn qua trung, dài hạn sẽ làm tăng mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng. Từ đó, ngân hàng cần có những chính sách, biện pháp hợp lý để quản lý những rủi ro tín dụng phát sinh để tránh nợ xấu.
Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng và loại hình doanh nghiệp
Với định hướng là Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đối tượng khách hàng chủ yếu của HDBank là Khách hàng cá nhân vàdoanh nghiệp vừa và nhỏ,từ năm 2011 đến năm 2015, tỷtrọng cho vay đối với khách hàng cá nhân luôn chiếm trên 50%, cho vay trong khi đó doanh nghiệpvừa và nhỏchiếm gần 40%. Thu nhập từnhómkhách hàng này rất lớn, tuy nhiên các đối tượng khách hàng này có trình độ quản lý không cao, chưa đầu tư đúng mức
vào việc cải tiến cơ cấu bộmáy tổchức, phát triển nhân lực, đầu tư chiều sâu,... gây trởngại không nhỏchongân hàng. Vì khi cho vayđối với các đối tượng Khách hàngnày, do quy mô vốn nhỏ nên tình hình sản xuất kinh doanh của họ rất nhạy cảm trước những thay đổi phức tạp hàng ngày của môi trường kinh doanh, xã hội bên ngoài, kéo theo rủi ro trong quá trình thẩm định tín dụng. Ngoài ra nhóm khách hàng này thường có mục đích vay vốn không rõ ràng,thiếu chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn, khó kiểm soát vốn vay sau giải ngân. Do nhận thấy được những nguy cơ trên, bắt đầu từ năm 2012, HDBank đã chủ động thay đổi cơ cấu cho vay, trong đó cho vay doanh nghiệpchiếm hơn 50% tổng dư nợcho vay và cao hơn khốikhách hàng cá nhân.
4.1.1.2 Tình hình nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu và phân loại nợ
Để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, những chỉ tiêu được sử dụng là: chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu và kết quả phân loại nợ.
Hệ số nợ quá hạn: Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãiđã quá hạn (Nợnhóm 2,3,4,5).Tỷlệnợ quá hạn <5%.
Hệsốnợquá hạn = (Dư nợquá hạn/ Tổng dư nợ) x 100%
Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ (Nợ nhóm 3,4,5).Tỷ lệ nợ quá hạn <3%.
Tỷlệnợxấu = (Dư nợxấu/ Tổng dư nợ) x 100%
Phân loại nợ: Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2008 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN ,việc phân loại nợ thực hiện gồm 5 nhóm sau:
+ Nhóm 1: Nợ đủtiêu chuẩn + Nhóm 2: Nợ cần chú ý + Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn + Nhóm 4: Nợ nghi ngờ
+ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn
Từ năm 2011 đến năm 2015, mặc dù kinh tế có nhiều khó khăn, HDBank vẫn đạt được mục tiêu về tốc độ tăng trưởng tín dụng. Song song với việc thúc đẩy tăng trưởng dư nợ tín dụng, việc chú trọng đến chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽcác khoản cho vay,
kiểm soát tốt nợ quá hạn và nợ quá hạn là luôn được chú trọng vìđây là một trong các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quảhoạt động kinh doanh củangân hàng.
Bảng 4.2 Tình hình các nhóm nợ tại HDBank
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2011 2012 2013 2014 2015
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Nhóm 1 12.727 91,9% 19.416 91,8% 40.775 92,6% 40.127 95,6% 54.474 96,3% Nhóm 2 829 6% 1.234 5,84% 1.639 3,7% 912 2,17% 1.188 2,1% Nhóm 3 154 1,1% 355 1,68% 402 0,91% 190 0,45% 288 0.51% Nhóm 4 96 0,7% 117 0,55% 222 0,54% 147 0,35% 336 0.59% Nhóm 5 42 0,3% 26 0,12% 992 2,25% 617 1.47% 273 0.5% Tổng dư nợ 13.848 100% 21.148 100% 44.030 100% 41.993 100% 56.559 100%
(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán của HDBank giai đoạn 2011–2015)
Tỷ lệ nợ nhóm 1 của ngân hàng ngày cao từ 91,9% (năm 2011) lên 96,3% (năm 2015) cho thấy Ngân hàng đang quản trị nợ cực kì tốt. Ngoài ra, sau khi sát nhập với Đại Á Bank năm 2013, HDBank đã phải gánh luôn phần nợ xấu của Ngân hàng này khiến cho tỷ lệ của các nợ nhóm 3, 4, 5 tăng cao, nhất là nợ nhóm 5 (nợ mất gốc) tăng đột biến từ 0,3% năm 2011 lên mức 2,25% ở năm 2013. Tuy nhiên, sự lãnh đạo tài tình của Ban điều hành, năm 2015 nợ nhóm 5 đã quay về mức0.5%.
4.1.2 Thực tế công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh
4.1.2.1 Chính sách tín dụng
Định hướng tín dụng của HDBank ban hành theo năm tài chính và có thể điều chỉnh. Định hướng tín dụng hàng năm được xây dựng phù hợp với mục tiêu hoạt động tín dụng của hệ thống, tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước từng thời kỳ và xu hướng chung của nền kinh tế. Định hướng tín dụng nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng bằng cách đề ra những hành động phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại, quy định của Pháp luật và định hướng chính sách hoạt động chung của HDBank.
Chính sách tín dụng đưa ra các định hướng chung và các chỉ tiêu cơ bản cho từng ngành đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp của HDBank. Bên cạnh đó, Chính sách tín
dụng nhằm nâng cao hoạt động hiệu quả tiếp thị bằng cách hạn chế tiếp thị đối với những doanh nghiệp không đáp ứng những yêu cầu cho vay theo định hướng, đồng thời tập trung tiếp thị các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng trong tương lai.
4.1.2.2 Quy trình nghiệp vụtín dụng
Thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng
Bộmáy phê duyệt cấp tín dụng tại HDBank được phân cấp theo nguyên tắc:
Tuân thủ các quy định của pháp luật, củaNgân hàng nhà nước và của HDBank vềcấp tín dụng nhằm đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quảtrong hoạt động tín dụng
Bảo đảm bộ máy phê duyệt đủ năng lực theo hướng tăng cường quản lý và phê duyệt tập trung, phê duyệt tập thể, bảo đảm tính khách quan, chuyên nghiệp và đáp ứng nhu cầu, thời hạn phê duyệt.
Bảo đảm vềkhả năng tổ chức quản lý, quyền chủ động và tựchịu trách nhiệm của cấp điều hành trong hoạt động tín dụng
Xem xét đến tính chất rủi ro, điều kiện kinh doanh, đặc điểm tổ chức, hoạt động, quy mô và khả năng thực tếcủa Đơn vị kinh doanh; năng lực, kinh nghiệm của người được giao mức phê duyệt và năng lực kiểm soát rủi ro của từng đơn vị được phân cấp.
Bộmáy phê duyệt cấp tín dụng tại HDBank bao gồm những cấp như sau:
Ủy ban Tín dụng
Hội đồng Tín dụng Hội sở Hội đồng Tín dụng Khu vực
Hội đồng Tín dụng cơ sở(Hội đồng Tín dụng của các Đơn vịkinh doanh)
Nguyên tắc phê duyệt các khoản cấp tín dụng
Tuân thủ các quy định tại Quy chế này và các văn bản có liên quan về cấp tín dụng của Pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và của HDBank
Đảm bảo an toàn, chất lượng và hiệu quả trong hoạt động tín dụng và đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp tín dụng của khách hàng
Quy trình cấp tín dụng
Quy trình cấp tín dụng số 1398/2013/QT – TGĐ do Tổng Giám đốc ký ban hành ngày 05/10/2013 trên cơ cở tuân thủ quy định theo quy chế cho vay 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 21/12/2001; Quyết định số 127/2005/QĐ –NHNN v/v sửa đổi, bổ sung một số
một số điều của Quy chế cho vay 1627 và quy chế cho vay của HDBank số 235/2009/QĐ – HĐQT ngày 30/09/2009 của HĐQT HDBank ban hành.
Quy trình quyđịnh khung cơ bản, các bước thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng, làm cơ sở cho các hướng dẫn nghiệp vụ liên quan (thẩm định, định giá, QL&HTTD, xử lý nợ,…) và các sản phẩm tín dụng, nhằm đảm bảo phục vụ tốt khách hàng, đồng thời đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng.
Quy trình này quyđịnh các bước của nghiệp vụ cấp tín dụng, từ giai đoạn tiếp nhận khách hàng cho đến khi tất toán khoản vay. Chi tiết như sau:
Bảng 4.3 Quy trình cấp tín dụng tại HDBank
STT Công việc Cán bộ phụ trách
1 TIẾP NHẬN YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG
Tiếp xúc, tư vấn và tiếp nhận nhu cầu cấp TD CV QHKH Đánh giá sơ bộ hồ sơ cấp tín dụng CV QHKH
2 KIỂM TRA TRƯỚC CẤP TÍN DỤNG
Tra soát thông tin lịch sử tín dụng của KH CV QHKH
Thẩm định thực tế CV TĐ, TP.QHKH, LĐ ĐVKD, CV TTĐ 3 THẨM ĐỊNH TSBĐ, THẨM ĐỊNH CẤP TD Thẩm định giá TSBĐ CV QL& HTTD, CV QHKH, CV TĐG, CV ĐT, Công ty thẩm định giá thuê ngoài Chấm điểm XHTD CV TĐ; TP/PP QHKH
Thẩm định cấp tín dụng tại ĐVKD CV TĐ, TP QHKH, LĐ ĐVKD
5 PHÊ DUYÊT Cấp thẩm quyền; CV TĐ; CV
TTĐ
6 THÔNG BÁO ĐẾN KH CV TTĐ, CV TĐ, CV QHKH,
TP/PP QHKH, LĐ ĐVKD
7 THỰC HIÊN THỦ TỤC TRƯỚC GIẢI NGÂN CV QL& HT TD, TP/PP QL& HT TD, LĐ ĐVKD 8 GIẢI NGÂN CV/TP/PP QL& HT TD, GDV, Kho quỹ; CV/TP/PP QHKH 9 QUẢN LÝ SAU CẤP TÍN DỤNG
Điều chỉnh lãi suất CV QL& HTTD, CV QHKH, TP/PP QL&HT TD
Kiểm tra sau cấp tín dụng CV QL& HT TD, CV QHKH,TP/PP QL&HT TD
Giám sát từ xa CV QHKH, CV GSTX
Thẩm định giá lại CV QL& HT TD; CV TĐG Quản lý danh mục TP QHKH
Phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng CV QHKH, CV QLRR, GDV, KSV, LĐ ĐVKD 10 THU NỢ GDV, CV QHKH, CV QL& HTTD 11 XỬ LÝ NỢ CV QHKH, CV XLN, TP/PP XLN
12 TẤT TOÁN, LƯU HỒ SƠ
CV/TP/PP QL & HTTD, LĐ ĐVKD
Lưu hồ sơ ĐVKD, P. QL& HTTD. P. TTĐ, P. XLN
(Nguồn:Tài liệu tập huấn cán bộ HDBank)
Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ
Cán bộ tín dụng sau khi tiếp xúc, tư vấn và tiếp nhận nhu cầu của khách hàng sẽ tiến hành lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng trong đó bao gồm việc thu thập các thông tin cơ bản hoặc chi tiết của khách hàng để phục vụ cho việc hoàn thành hồ sơ và thẩm định sau này. Các thông tin đó gồm thông tin cá nhân, thông tin tài chính, mục đích vay, tài sản đảm bảo và kế hoạch trả nợ. Trong quá trình lập hồ sơ cán bộ tín dụngsẽ dùng nhiều phương pháp