Tiểu sử và quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Tú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 31 - 34)

7. Đóng góp của luận văn

1.4. Dấu ấn phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

1.4.1. Tiểu sử và quá trình sáng tác của Nguyễn Đình Tú

Nguyễn Đình Tú sinh ngày 7 tháng 7 năm 1974 tại Kiến An, Hải Phòng, tốt nghiệp Đại học Luật năm 1996 và tu nghiệp sĩ quan tại trường Quân chính quân khu 3 năm 1997. Từ năm 1997 đến 2001, Nguyễn Đình Tú công tác tại Viện Kiểm sát Quân sự quân khu 3. Năm 2001, anh về công tác tại Ban văn - Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Nhà văn Nguyễn Đình Tú nguyên là Trưởng ban văn xuôi và là Phó tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội, hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Nguyễn Đình Tú là thế hệ nhà văn trẻ cùng thời với Đỗ Bích Thuý, Nguyễn Vĩnh Tiến, Đỗ Hoàng Diệu… Anh được biết đến từ chuyên mục “Tác phẩm tuổi xanh” trên báo Tiền phong cách đây hơn mười năm. Có thể nói, anh là cây bút viết khá đều tay ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Ngoài những tập truyện ngắn, còn phải kể đến những tiểu thuyết được dư luận đánh giá cao như: Hồ sơ một tử tù (2002), Bên dòng Sầu

Diện (2005), Nháp (2008), Phiên bản (2009), Kín (2010), Hoang tâm

(2013) và gần đây nhất là Xác phàm (2014). Có nhiều người nhận định, thế hệ các nhà văn trẻ hiện nay ngại dấn thân vào lĩnh vực tiểu thuyết nhưng Nguyễn Đình Tú đã khẳng định điều ngược lại. Anh đã không ngừng nỗ lực sáng tạo để cho ra đời những đứa con tinh thần có giá trị. Điều này đã được độc giả và các tên tuổi lớn trong làng văn ghi nhận. Trong đó có nhà văn Chu Lai, ông đánh giá:“Nguyễn Đình Tú hoàn toàn có thể ngẩng cao đầu bước tiếp trên con đường tiểu thuyết mênh mang nắng gió” dù cho còn nhiều “chông gai nhọc nhằn” [74].

Tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Đình Tú là cuốn Hồ sơ một tử tù lúc đầu có tên là Bên kia cát bụi. Cuốn sách tập trung vào đề tài tội phạm với sự tha hoá của nhân vật Phạm Bạch Đàn, một tên tội phạm bị khép án tử hình sau quá trình diễn biến khá phức tạp để biến từ một thanh niên nhà quê hiền lành chất phác trở thành một tay giết người nguy hiểm, để rồi khi biết quay đầu hướng thiện thì chỉ còn là giọt nước mắt hối hận muộn màng. Tác phẩm như một nốt nhạc trầm giữa bản nhạc cuộc đời neo lại trong lòng người đọc biết bao suy tư trăn trở. Tác phẩm đạt giải B cuộc thi sáng tác tiểu thuyết, truyện và ký Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống giai đoạn 1998 - 2002 do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức.

Nét mặt buồn là cuốn tiểu thuyết thứ 2 của Nguyễn Đình Tú, in năm

2005 và năm 2007 tái bản với cái tên gọi mới Bên dòng Sầu Diện. Tác

thuyết viết về đề tài chiến tranh, thể hiện cách tiếp cận chiến tranh của một người viết trẻ với giọng điệu cảm thương xót xa. Những hình ảnh sống động về chiến tranh, người lính, những người bước ra từ cuộc chiến trong Bên dòng Sầu Diện là một cố gắng đáng trân trọng của tác giả.

Ba năm sau, tức năm 2008, Nguyễn Đình Tú tiếp tục ra mắt độc giả tiểu thuyết Nháp. Cuốn tiểu thuyết đã lôi cuốn độc giả mạnh mẽ ngay từ lời đề từ: “Cuộc đời nháp tôi bằng những số phận”. Mới tiếp cận, người đọc ngỡ như đây là cuốn sách viết về sex, bởi lẽ trong hơn 300 trang thì có đến một phần ba là những đoạn nóng bỏng và phập phồng những cảnh huống ân ái. Song, cuốn sách lại mang người đọc đến với thế giới của những người trẻ đang vùng vẫy để vượt thoát và đi tìm giá trị sống. Tác phẩm đã gây nên cuộc bút chiến khá căng thẳng trên văn đàn.

Khi những dư âm của Nháp không những không lắng xuống và còn

lan toả mạnh mẽ thì năm 2009, Nguyễn Đình Tú lại công bố cuốn sách thứ tư mang tên Phiên bản. Cuốn tiểu thuyết 400 trang viết về thế giới tội phạm với cốt truyện ly kì, thủ pháp mới mẻ và sự đi sâu vào tâm lý nhân vật đã cuốn hút độc giả mạnh mẽ. Phiên bản đã đem lại cho Nguyễn Đình Tú những gặt hái to lớn trong đó phải kể đến giải B cuộc thi sáng tác tiểu

thuyết, truyện và kí giai đoạn 2007 - 2010 do Bộ Công an và Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức.

Kín (2011) là tiểu thuyết đi sâu bóc tách, lí giải để làm bật lên chân dung lớp trẻ đương đại thông qua hành trình tới những miền đất mới của Quỳnh, những sinh hoạt quần hôn tập thể, sự nguy hiểm của giang hồ, bắt cóc, mại dâm và cả thế giới tinh thần phong phú nhưng cũng đầy linh thiêng của đạo Mẫu.

Đến Hoang tâm (2013), nhà văn dựng lên hai nhân vật mang tính biểu tượng đó là “Anh” và “Son Phấn”, hai nhân vật đã thực hiện cuộc hành trình bí

ẩn để tìm lại cảm xúc của chính mình. Cuộc hành trình gợi nhắc chúng ta về cuộc chiến tranh của dân tộc và trân trọng hơn giá trị đích thực của sự sống.

Năm 2014, cuốn tiểu thuyết Xác phàm đánh dấu mốc cho sự nghiệp

văn chương của Nguyễn Đình Tú. Ở cuốn tiểu thuyết này, nhà văn đã bao quát hiện thực cuộc sống bề bộn với các vấn đề như đồng tính, chuyển giới, cuộc chiến tranh biên giới tưởng như đã bị lãng quên.

Nhìn lại hành trình tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú có thể thấy nhà văn tuổi Dần này đã luôn nỗ lực không ngừng nghỉ để đóng góp tài năng và tâm sức của mình vào lâu đài văn học Việt Nam đương đại ngày một bề thế hơn. Giữa bức tranh văn học đa sắc màu, Nguyễn Đình Tú đã góp nên những mảng màu mới mẻ, độc đáo mang dấu ấn riêng anh. Nhà văn đã biết lồng ghép những vấn đề lịch sử với những vấn đề mang tính thời sự để làm giàu giá trị cho tác phẩm của mình. Tất cả những nỗ lực của nhà văn đều được độc giả ghi nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 31 - 34)