Con người bản năng trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 50 - 61)

7. Đóng góp của luận văn

2.2. Dấu ấn Phân tâm học qua cái nhìn con người trong tiểu thuyết Nguyễn

2.2.1. Con người bản năng trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

2.2.1.1. Sự đấu tranh giữa bản năng sống và bản năng chết trong con người

Phân tâm học của S.Freud đã chỉ ra rằng: “Đời sống tình cảm sơ đẳng của chúng ta chịu sự chi phối của hai lực lượng đối nghịch, vừa thúc đẩy chúng ta thèm muốn, vừa thúc đẩy chúng ta sợ, vừa thương vừa ghét, vừa chiếm hữu vừa sẻ chia...” [98].

chúng ta hay quay về phía những người khác. Luận điểm của Freud có thể hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa đen, nghĩa hiển ngôn tức là con người sống bằng thân xác nhưng chết về tinh thần, họ không có đời sống tinh thần như họ mong ước nên họ muốn huỷ hoại thân xác của mình. Còn hiểu theo nghĩa hàm ngôn thì con người luôn cố gắng giết chết dục vọng đen tối để sống với chính mình. Tư tưởng này rất gần với đạo Phật.

Cuộc sống khơi dậy năng lực của chúng ta để thỏa mãn những nhu cầu của chúng ta. Nhưng đồng thời nó cũng duy trì những nhu cầu này, làm cho chúng xuất hiện thường xuyên, do đó chúng ta dễ lo âu và đau khổ. Có nhiều hình thức của lo âu và đau khổ, gắn liền với những đòi hỏi an toàn và quyền hành, không bao giờ thỏa mãn hoàn toàn được. Sống tức là phải sống những giây phút căng thẳng, không thỏa mãn, và cứ như vậy lẫn lộn với nhau. Sống tức là phải tranh đấu khó nhọc để duy trì một sự quân bình mỏng manh giữa cơ thể và thiên nhiên, giữa những ước muốn của chúng ta và thực tế. Chính vì vậy mà khi sự lo âu, đau khổ, thất vọng hay thất bại làm hao mòn sinh lực của chúng ta, chúng ta lại thấy nảy sanh trong chúng ta một sự lo sợ truyền kiếp: sợ tranh đấu, sợ cuộc sống. Lúc đó cái chết xuất hiện như là sự trở về đời sống hạnh phúc và vô thức của thai nhi, vừa vượt khỏi đời sống thai nhi này, cái chết được coi như là sự trở về thân phận bình yên và bất động của vật chất vô tri vô giác. Như vậy trong mỗi người chúng ta có những lực lượng chết (forces de mort) diễn tả sự nuối tiếc đời sống thai nhi trong bụng mẹ. Ngược lại ý chí sống là một sự tranh đấu không ngừng chống lại những lực lượng của già yếu và chết.

Chính vì vậy mà Freud nghĩ rằng nguyên tắc bất biến thúc đẩy chúng ta giảm bớt những căng thẳng, tới một mức nào đó có thể thúc đẩy chúng ta muốn chết: giết chết những thèm muốn của mình, tức là tránh được sự đau khổ không thỏa mãn được chúng. Như vậy trong mỗi chúng ta có hai lực lượng vô thức mạnh ngang nhau chống đối với nhau: một lực lượng thúc đẩy chúng ta hành động, sống và chinh phục; một lực lượng khác thúc đẩy chúng

ta buông xuôi, tan biến và chết. Trong thực tế cả hai lực lượng này kết hợp với nhau một cách chặt chẽ và khó hiểu. Cả hai đều thúc đẩy chúng ta tìm kiếm trở lại một thế quân bình đã mất, một sự yên lành phát xuất từ sự thống nhất giữa chúng ta với thiên nhiên. Nhưng một lực lượng thúc đẩy chúng ta thỏa mãn những thèm muốn, còn lực lượng kia thì lại kéo chúng ta trở về với hư vô, để khỏi đau khổ.

Cả hai lực lượng này vừa đối nghịch với nhau, vừa đồng lõa với nhau, là nguyên nhân chính đưa tới tính cách lưỡng năng tình cảm của tâm linh con người. Ý chí muốn sống là một cái gì gây hấn vì nó là một sự chinh phục không ngừng. Nhưng đồng thời trong sâu thẳm của tâm hồn chúng ta, bản năng chết thúc đẩy chúng ta tự làm cho mình đau đớn, làm cho gây hấn tính của chúng ta quay trở về chính mình, như là để trừng phạt mình tại sao lại muốn tiếp tục sự tranh đấu sống; hoặc là làm như vậy bản năng chết lại muốn tránh cho chúng ta thoát khỏi những đau khổ, phát sinh từ những thèm muốn phi lý. Khi xã hội bó buộc chúng ta phải dồn nén một số những thèm muốn của chúng ta một cách vô tình xã hội đã kêu gọi tới bản năng chết này.

Thật vậy đời sống tình cảm sơ đẳng của chúng ta chịu sự chi phối của hai lực lượng đối nghịch, vừa thúc đẩy chúng ta thèm muốn, vừa thúc đẩy chúng ta sợ, vừa thương vừa ghét, vừa chiếm hữu vừa sẻ chia, vừa muốn được bảo vệ vừa muốn được cai trị người khác, vừa thích mạo hiểm vừa muốn an toàn. Tình yêu con người vừa là cho vừa là chiếm hữu, hành động tình dục vừa là buông xuôi vừa là gây hấn. Tình yêu và hận thù, khuất phục và bạo động, rộng lượng và ích kỷ, tất cả đều sống chung với nhau trong phần sâu thẳm của vô thức, vừa được thể hiện trong hành động một cách luân phiên, làm cho thái độ của chúng ta khó hiểu vô cùng.

Như vậy đời sống tình cảm của con người được đặt trên nền tảng xung khắc, một ý niệm căn bản của Phân tâm học của Freud - xung khắc giữa những năng lượng sống và những năng lượng chết.

người mang bản năng chết rất mạnh mẽ. Trong cuộc sống hoang mang, Quỳnh đã rơi vào trầm cảm và tìm đến cái chết “Con đau. Tất cả đang đánh đập con, chà sát con, dẫm đạp con. Con sợ. Con hãi. Con kinh khiếp. Con đang chết. Và con thấy cái chết có màu, có mùi, có vị, có hình thù, có âm thanh, có nhục cảm...” [116, tr.12]. Dù đã được đẩy đi khá xa khỏi cái ranh giới địa lý, ranh giới văn hoá bản địa này thì cô cũng chẳng tìm được gì, chẳng biết bấu víu vào đâu. Cũng giống như Tráng với một thân phận khá đặc biệt đã không tìm được chốn dung thân, cho dù đó là một nơi hoàn toàn xa lạ với quê hương bản quán. Quỳnh không chỉ một lần tìm đến cái chết. Lần thứ nhất nằm trong căn phòng của mình, Quỳnh thấy “kiếp người chỉ mang thứ màu lễnh loãng phù vân” và “nghĩ đến sự vô nghĩa của việc có mặt trên cõi đời này”, cô đã “tiêu hết những thứ cuộc đời kí gửi” và đi đến hành động uống hai viên thuốc ngủ rồi lấy dao lam cắt mạch máu cổ tay. Buổi sinh nhật lần thứ 20 chính là hành vi Quỳnh tìm đến cái chết lần thứ hai. Nếu như tìm đến cái chết lần thứ nhất Quỳnh đã huỷ hoại thể xác mình thì khi tìm đến cái chết lần thứ hai, cô đã huỷ hoại mình về tinh thần. Màn trình diễn thác loạn và bệnh hoạn của mười hai con giáp chính là nút phóng quả tên lửa huỷ diệt vào chính tâm hồn cô. Ở biến cố lần thứ nhất sau lần cháy chợ, khi chui từ dưới cống lên, Quỳnh không biết mình là ma hay là người, còn ở biến cố thứ hai sau buổi sinh nhật, cô đã thực sự không còn là người. Khi một người đã vượt qua cái chết để nhận thức được giá trị của sự sống nhưng với Quỳnh, cái sự không chết của cô chỉ càng đẩy cô vào ngõ cụt. Cô đã thoát xác lần thứ hai để giờ không biết phải sống ra sao trong một ngõ tối với những bức tường có màu sắc huỷ diệt. Không chết “vậy con phải sống thế nào ?”. Quỳnh đã hỏi mẹ như vậy. Quỳnh hội tụ mọi yếu tố của một con người có bản năng chết mãnh liệt, Quỳnh đã đi đến hết cái ngõ tối hun hút, bế tắc và giật mình vấp phải bức tường chắn có màu sắc huỷ diệt. Đó là cái trò lên đồng “linh tinh tình phộc” - “vũ điệu thân xác của muông thú” - “Đệ nhất khoái cảm trần gian” do Phong cùng đám bạn nghĩ ra để tổ chức sinh

nhật lần thứ 20 cho Quỳnh. Quỳnh ra khỏi “căn phòng tận thế” với một trái tim đang vỡ. Quỳnh thấy mình đang chết. Nhưng mỗi lần cái chết cận kề, tiếng nói của mẹ lại cất lên, dẫn dắt, đưa lối để Quỳnh bước tiếp. Tiếng nói của mẹ chính là tiếng nói của sự sống. Bản thân Quỳnh không tìm được lý tưởng nên cô luôn có ý định tự tử, nhưng trong sâu thẳm tâm hồn là tiếng nói của lý trí, là khao khát sống chưa bao giờ nguội tắt. Quỳnh quyết định rời khỏi cuộc sống hiện tại. Quỳnh và các bạn của cô, những tâm hồn bị sa mạc hoá, bị truy sát và bức tử bởi những vấn đề của cuộc sống hiện đại đang cố gắng tìm mọi cách để giành giật sự sinh tồn.

Trong Kín không chỉ có Quỳnh mà còn “ăm ắp những thân phận khổ

đau, chìm nổi, bi thương, bất hạnh”, nhưng họ luôn đấu tranh không ngừng để được sống. Hoàn là một đứa trẻ vô cùng bất hạnh. Sinh ra trong gia đình làng chài ven biển, bố mẹ bị biển vùi chết trong chuyến ra khơi. Số phận đưa Hoàn trôi dạt ra bến ga Hải Thành với bộ đồ nghề đánh giày trên tay. Có thể nói, Hoàn là đứa trẻ có bản năng sống mãnh liệt, nhờ đó mà nó có thể đương đầu với mọi khó khăn thử thách để sinh tồn ở mảnh đất đầy bạo lực đó. Đứa con của biển cả hoang dại lần đầu tiên biết đến một sự thật rằng, thế gian này đâu đâu cũng có chủ. Hoàn đã phải trả phí cuộc đời mình bằng tấm thân đầy thương tích bởi sự ra tay trừng phạt của đám hung thần và đám ma đói ma khát dưới trướng. Để có thể tồn tại trước cuộc đời đầy rẫy những cay đắng, Hoàn đã buộc phải biến mình thành một tên cướp, ra tù vào tội, khuôn mặt ngày một trở nên sứt sẹo, gớm ghiếc. Lộc mũ bông là thế lực đối địch với Hoàn, hắn được coi là hung thần nơi bến ga Hải Thành. Song, sự tàn ác của hắn của hắn cũng xuất phát từ bản năng sinh tồn. Lộc có xuất thân tội nghiệp, là con của gái điếm, bị vứt ở nhà ga, bị HIV di truyền từ mẹ. Toàn thân tróc lở, nước vàng cứ chảy ra. Bản năng bạo lực của hắn mạnh mẽ như một tấm rào che giấu đi những tổn thương mà hắn phải chịu đựng. Bạo lực giúp Lộc mũ bông có thể tồn tại dù phải chà đạp lên sự sống của kẻ khác.

Dưới trướng của hắn lúc nào cũng có dăm bảy thằng ma đói ma khát sẵn sàng nhảy vào đánh đập bất cứ ai.

Bản năng sống mãnh liệt của các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú còn thể hiện ở bản năng tự vệ của bản thân trước các thế lực thù địch. Điều này thể hiện rất rõ qua Phiên bản, Kín và Hoang tâm. Trong

Phiên bản, Hương Ga, Tùng hero, Tính dao mổ, Bình sói, Lộc ba tai, Vĩnh

con đều là những kẻ có máu mặt trong giang hồ. Để tồn tại ở nơi “đất nghịch” như ngã ba sông, họ phải giết chóc đánh chém lẫn nhau. Diệu từ một cô bé hiền lành, ngây thơ trở thành Hương ga - đàn chị giang hồ khét tiếng.

Trong Phân tâm học, bản năng sống còn gắn với năng lực tình dục. Nhân vật Anh (Hoang tâm) khát khao tìm lại năng lực tình dục của mình cũng chính là tìm lại sự sống vốn có, tìm lại cuộc đời của một con người bình thường, lành lặn trước kia mà chiến tranh đã cướp đi của Anh. Son Phấn phải tìm lại được khát khao tình dục để có được nhan sắc, khả năng duy trì nòi giống cũng như duy trì bộ tộc người Mụ không bị diệt vong.

Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú đã viết về cuộc đấu tranh không ngừng giữa người với người để tranh giành sự sống. Qua đó, người đọc thấy được bộ mặt cuộc sống khắc nghiệt và quy luật sinh tồn. Nguyễn Đình Tú còn khắc hoạ sống động và sâu sắc quá trình đấu tranh giữa bản năng sống và bản năng chết diễn ra trong vô thức mỗi con người để thấy được giá trị, ý nghĩa của con người trong xã hội hiện đại.

2.2.1.2. Con người mang bản năng tính dục trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

Phân tâm học tìm hiểu trạng thái tâm lí của vấn đề tính dục, từ đó xem xét những ảnh hưởng của nó đối với tinh thần của con người. Bản năng tính dục là nguồn gốc của mọi công trình sáng tạo vĩ đại nhất. Có hai loại tính dục: tính dục lành mạnh là loại tính dục có ích và tính dục sa đọa khiến con người sa sút về mặt thể chất lẫn tâm hồn, gây nên tâm bệnh. Khai thác yếu tố

bản năng trong tác phẩm với ý nghĩ “bản năng thì không có định hướng, không có sự chung thủy, cũng không có kết cục nào đang chờ đợi ở phía trước cả”, nhân vật của Nguyễn Đình Tú hiện lên chân thật với những cảm xúc rất nhân văn, rất con người. Và từ bản năng đó con người gọi tên được các giá trị khác trong cuộc sống. Nguyễn Đình Tú đã khẳng định chắc nịch vai trò của tình dục trong các tác phẩm của mình “Thời gian qua tôi đã phải trả lời rất nhiều những câu hỏi liên quan đến sex trong tác phẩm của mình. Ở đây tôi chỉ xin trả lời một cách ngắn gọn như thế này: chỉ khi nào sex không còn tồn tại trong đời sống thì nó sẽ không còn được đề cập trong tác phẩm của tôi nữa.” (Theo Vnexpress.net).

Nguyễn Đình Tú đã viết về bản năng tính dục ở nhiều góc độ. Trước hết, anh muốn khẳng định tính dục chính là tính người, là phạm trù văn hoá. Điều đó được thể hiện rất sâu sắc trong Hoang tâm. Ngòi bút nhân đạo của nhà văn không chỉ khoét quá sâu vào bi kịch tổn thương tinh thần của người lính thời hậu chiến mà còn tìm ra một liệu pháp cứu rỗi linh hồn, chữa lành vết thương trong tâm tưởng. Liệu pháp ấy, như lời phán truyền của thầy bói

“Phải đến đất Nguyên Thủy, vào Cửa Núi mà tìm lại chính mình” [118, tr.16]. Với Nguyễn Đình Tú cái có thể xoa dịu nỗi thương tổn tinh thần kia không phải là sự văn minh, giàu có của đời sống hiện đại mà trái lại là những gì thô sơ và hoang dã. Thứ đánh thức những khát khao nhân tính của con người không tồn tại trong ánh sáng mà tồn tại ở một nơi “quanh năm không có ánh mặt trời”. Cuộc sống hiện đại hỗn tạp, xô bồ nhiều khi khiến con người đánh mất sự bình yên trong bản thể, tâm hồn trở nên hoang hoải, nhàu nhĩ. Dưới ánh sáng mặt trời nhiều khi lại bày ra nhan nhản những hoang phế, đổ vỡ, bất an. Thuốc an thần - sản phẩm của nền y học hiện đại dường như không có tác dụng. Để tìm lại giấc ngủ, đánh thức “mầm dục”, anh đã phải cùng Son Phấn phiêu lưu trong Cửa Núi, tìm đến với tộc người Mã, người Khi, người Mụ - những tộc người còn giữ nguyên được vẻ đẹp

sống hiện đại. Suốt thời gian ở trong Cửa Núi, người đàn bà mang tên Son Phấn đã đánh thức khát khao tình dục trong Anh. “Cô làm rất từ từ, như thầy thuốc chữa bệnh cho bệnh nhân, như người mẹ hút những ung nhọt trên cơ thể con trai, như con chó cái liếm lành vết thương cho con chó đực”

[118, tr.106]. Bản năng tình dục là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của tính người, là một nỗi khát khao đầy nhân bản. Khi mầm dục sống lại cũng có nghĩa là nhân vật đã tìm lại được chính mình. Cuộc hành trình ấy phải chăng là hành trình tìm lại những giá trị văn hóa hồn nhiên đã bị đánh mất sau bao nhiêu tháng ngày ngụp lặn trong một thời đại quá ngổn ngang, bề bộn, cái mà Inrasara gọi là “cuộc trở về với căn tính văn hóa”. Có cái gì như là sự vọng lại từ luật phản phục (quay trở về) trong tư tưởng Lão Trang, hướng con người tìm về với sự chất phác của bản thể, sự thanh sạch của tâm hồn mà lãng quên bao nhiêu ưu phiền trần thế.

Bản năng tính dục còn thể hiện qua nhân vật Son Phấn - cô gái điếm người Mụ, người đi cùng nhân vật Anh trong suốt cuộc hành trình vào sâu trong Cửa Núi, cũng là người giúp Anh đánh thức những khát khao để tìm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 50 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)