Không gian hiện thực tâm linh, phi lí nơi cứu rỗi tâm hồn con ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 45 - 49)

7. Đóng góp của luận văn

2.1. Dấu ấn Phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú qua cái nhìn

2.1.3. Không gian hiện thực tâm linh, phi lí nơi cứu rỗi tâm hồn con ngườ

chất chứa những ẩn ức bị đè nén, kìm hãm và nó được biểu hiện qua giấc mơ, giấc mơ chính là tấm gương phản ánh chiều sâu trong tâm hồn mỗi nhân vật.

2.1.3. Không gian hiện thực tâm linh, phi lí - nơi cứu rỗi tâm hồn con người người

Các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú luôn ở trạng thái cô đơn, tuyệt vọng, bấp bênh, mất niềm tin và phương hướng giữa cuộc đời ngột ngạt, bế tắc không lối thoát. Cuộc đời họ là hành trình tìm lại niềm tin, tìm lại chính mình, song dường như các nhân vật đều không tìm thấy được điều họ cần tìm. Quy luật nghiệt ngã của cuộc sống có thể nhấn chìm, nuốt chửng họ bất kì khi nào, con người nhỏ bé không còn nơi bám víu, nương tựa, họ tìm đến niềm tin tôn giáo, lấy đó làm điểm tựa. Hiện thực về thế giới tội phạm cố nhiên có phần rõ ràng, sáng tỏ nhất là khi Nguyễn Đình Tú đi giải thích căn nguyên của góc khuất, mảng tối ấy dưới góc nhìn nhân văn. Đó là hiện thực có phần huyền ảo, linh diệu, nhiệm màu. Cái phần siêu hình, ẩn dật này đôi khi lại nằm ngay trong vẻ ngoài bình dị quen thuộc của đời sống. Nhà văn Bùi Hiển trong bài tiểu luận văn học Cánh cửa sổ mở ra cõi mung lung viết: “Đúng ra có thể nói: Mở vào. Vì cái chốn mung lung cần phải soi rọi vào ấy, lại chính là tâm hồn, tâm thức, tâm linh và những điều gì diễn ra trong tầng sâu ý thức, trong bộ não, trái tim con người trước khi thể hiện ra ngoài (mà cũng có thể không thể hiện) bằng cử chỉ và hành động… Văn học với chức năng của nó là khám phá bản thể con người (song song với việc khám phá ngoại giới), lẽ tự nhiên nó rất khao khát soi vào những miền uẩn ức của nội tâm, vào những động cơ thầm kín đến mức tăm

tối của những ứng xử ý thức: các hiện tượng mà người ta gọi siêu tâm lý.” (Nguyễn Tuệ Xương, Vấn đề tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới). Đó có thể là tiếng gọi của con người khi “cảm thấy rằng mình còn chưa đến đích”. Đó chính là nơi tồn tại trong cõi mông lung mà ta cần soi rọi, phải hướng đến trong tiếng gọi tha thiết từ cõi lòng mình. Cõi mông lung đó “chính là tâm hồn, tâm thức, tâm linh, là những điều gì diễn ra trong tầng sâu ý thức, trong bộ não, trái tim của con người trước khi thể hiện ra ngoài” (Nguyệt Tuệ Xương- vấn đề tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới). Toàn bộ cái đời sống bên trong gắn liền với tín ngưỡng, niềm tin vào những thế lực siêu hình cùng các mối quan hệ bí ẩn của con người, những sức mạnh thuộc về trực giác, linh cảm, những khả năng kì lạ khoa học chưa giải thích được, nhưng có thể diễn tả bằng nghệ thuật, những cảm xúc về cái linh thiêng, cùng những khoảnh khắc vụt sáng của toàn bộ tâm thức như có sự mách bảo của một nhà thông thái vô hình.

Không gian tôn giáo có mặt trong hầu hết các tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú và đóng vai trò như một thế giới bí ẩn của “cái tôi” nhân vật, là nơi trú ngụ, nơi trở về trong tâm hồn nhân vật sau những đớn đau họ phải đối mặt trong cuộc đời đầy rẫy những tổn thương, mất mát. Không gian tâm linh còn thể hiện niềm tin tâm linh trong mỗi con người, đó là niềm tin hướng thiện hay khao khát hướng thiện trước cuộc đời đầy nghiệt ngã. Trong bài viết “Từ Hồ sơ một tử tù đến Nháp- một chặng đường tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú”, Đoàn Minh Tâm phát hiện ra “Hệ thống những hình tượng tôn giáo. Những hình tượng như ngôi chùa, nhà thờ, sư ông, đức cha…cũng thường xuyên xuất hiện với mật độ cao trong truyện ngắn và tiểu thuyết.”

[105].

Chùa Áng Sơn là nơi Hiến-người bạn thơ ấu của Bạch Đàn gửi gắm cuộc đời mình sau những ngày tháng tuổi thơ cực nhọc, phải bon chen để sống với đời. Và chính bản thân Bạch Đàn sau lần nói chuyện với Hiến-khi

đã là nhà sư Pháp Thiện-cũng có ý nương nhờ cửa Phật để xoá đi những nghiệp chướng mình gây nên với hồi ức xưa trong câu hát của ông đò:

“Mênh mang quá một ánh nhìn hư ảo, khi Phật Bà ban phước khắp muôn nơi. Phép nhiệm màu đựng trong bình nhỏ thế, đủ làm sao cho tất cả muôn

người”(Hồ sơ một tử tù). Cả cuốn sách mênh mang màu sắc Đạo Phật cho

tới dòng cuối cùng “Bây giờ nếu có du khách nào đến chùa Áng Sơn sẽ không khỏi ngạc nhiên khi được biết trong đất chùa có xây một ngôi mộ cho kẻ tử tù… nhìn dải phướn nhỏ tung bay trong gió”(Hồ sơ một tử tù). Màu sắc của thứ văn hoá tâm linh ấy còn được gợi ra từ hình ảnh cây thánh giá trước ngực Nhung “Nhung vừa làm dấu thánh vừa đọc một bài kinh bằng thứ giọng ê a nghe rất buồn ngủ. Mái tóc buông xuống một bên ngực Nhung, sợi dây có đeo thánh giá mắc hờ bên mép cổ áo làm Nhung hiện lên như một nữ tu uẩn khúc, đớn đau trong dáng hình trinh nữ thánh thiện. Trí tò mò làm hắn đứng yên như một bức tượng, lắng nghe cho bằng hết những lời cầu

nguyện của Nhung”(Hồ sơ một tử tù), những hồi ức của Nhung về một xứ

Đạo “nàng nhớ về một cái nhà thờ lớn rất rộng. Mẹ nàng thường đưa nàng đến đó tham gia các buổi hành lễ với rất nhiều thủ tục rối rắm phức tạp”, những dụ ngôn về con chiên lạc bầy của Chúa, câu chuyện của người đàn ông, người đàn bà và con rắn mà Nhung kể cho Đàn nghe…

Trong Nháp, khi Đại đã sa chân vào con đường tội lỗi, chùa Tử Tội

vừa là nơi hắn trú ngụ, ẩn nấp, vừa là nơi hắn tìm được phần thiện trong con người mình. Sau những ngày ẩn mình dưới nắp cống và trong bàn thờ, được sư ông ở đó giác ngộ, Đại bỏ đi ý định quyên sinh, quyết tâm “quay lại tìm bờ”. Sự ám ảnh của thế giới tâm linh ấy còn hiện hữu trong hình ảnh của Thảo, một con chiên của Chúa, như một biểu tượng cho cái cao đẹp thuần khiết, sáng trong, ở hình ảnh vị linh mục đã yêu quý Thảo, đã dạy cho Đại biết bao nhiêu điều, đã gợi ra cho anh niềm yêu mến với tiếng đàn huyền diệu Richard Clayderman, ở những bí ẩn của cả thế giới trẻ thơ nơi phố Núi

huyền thoại… Nhà thờ Phố Núi trong Nháp và hình ảnh Chúa trong tâm

thức của Thảo luôn là đích đến, là cõi tuyệt đối để con người nương tựa. Trong Phiên bản, bức tượng Phật được Tân đặt trong phòng riêng là

cách hắn hối cải tội lỗi của mình, giúp hắn giải thoát, cứu chuộc linh hồn, giải phóng con người ra khỏi ngục tù hoang mang. Chúa và câu kinh thánh xuất hiện ở Phiên bản như tấm gương để Diệu nhận ra góc khuất trong tâm hồn mình từ đó thanh lọc đi những vết đen trong tâm hồn Diệu. Đọc Phiên bản, yếu tố văn hoá tâm linh tác động vào quá trình phạm tội hoặc giác ngộ

của những kẻ giang hồ chưa rõ lắm. Ngoài những đoạn nói đến kinh thánh là sự ám ảnh của câu chuyện cổ tích về con giao long đối với Diệu - một con chiên của chúa. Hình ảnh bà lão giết nhầm con nuôi của mình là Giao long trắng ở suối Mô Cuống để cuối cùng phần thắng thuộc về giao long đen phải chăng là một ẩn dụ về sự tồn tại đương nhiên của thế giới tội phạm. Có mối liên hệ mật thiết giữa câu chuyện cổ tích này với cuộc đời Diệu. Diệu đã đọc nó trên chuyến tàu vượt biên, trước khi xảy ra vụ chém giết của bọn cướp biển và khi cô gái ấy mơ thấy những con giao long người trườn từ dưới biển lên thì thảm hoạ xảy ra. Từ đó về sau, mỗi lần giao long xuất hiện là mỗi lần Diệu- Hương Ga giết người. Cái chết của Hưng mã, Tuấn chợ đều có sự tham dự của giao long. Dường như, hình ảnh con giao long là hiện thân của cái xấu, cái ác, nó luôn tồn tại trong mỗi con người và ngay trong chính cô bé Diệu. Trong mỗi cá thể con người đều tồn tại cả mầm thiện và mầm ác, chúng luôn đấu tranh, va đập với nhau. Đó là cuộc đấu tranh không ngừng và có lẽ không bao giờ có hồi kết.

Các nhân vật luôn tìm đến không gian tôn giáo là tìm đến niềm tin tưởng, hi vọng vào những điều bình dị trong cuộc sống, giúp đời sống tinh thần thăng hoá. Không gian văn hoá dân gian cùng tín ngưỡng thờ Mẫu xuyên suốt trong Kín qua câu chuyện về Mẫu Liễu Hạnh, từ người ông đã cứu rỗi cuộc đời lầm lạc của cô bé Quỳnh. Người ông trong câu chuyện rất

mê Đạo Mẫu, trở thành con nhang đệ tử của đạo Tứ Phủ, bị cơ đày sau đó đã làm lễ trình đồng mở phủ. Khi đứa cháu gái mà ông yêu thương nhất mất tích. Ông đã tìm đến hi vọng cuối cùng đó là ông ra hầu đồng ở chính ngôi điện của mình.

Xuất hiện trong các tiểu thuyết, không gian văn hoá tâm linh giúp con người sau những phút giây bề bộn tìm thấy sự bình yên, chỗ dựa tinh thần. Nó còn là chiếc chìa khoá để mở ra cánh cửa bí ẩn của cái tôi trong mỗi cá nhân.

Đối chiếu giữa dấu ấn Phân tâm học trong tác phẩm của Nguyễn Đình Tú và Nguyễn Bình Phương ta thấy nó vừa có điểm tương đồng vừa mang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)