7. Đóng góp của luận văn
3.1. Biểu tượng nghệ thuật mang dấu ấn Phân tâm học trong tiểu thuyết
3.1. Biểu tượng nghệ thuật mang dấu ấn Phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú Nguyễn Đình Tú
Trong các tiểu thuyết của mình, Nguyễn Đình Tú đã xây dựng rất nhiều hình ảnh, chi tiết nghệ thuật mang tính biểu tượng có dấu ấn Phân tâm học. Khảo sát bốn tiểu thuyết trên, người viết nhận thấy các biểu tượng trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú đều mang ý nghĩa thanh tẩy. Các nhân vật của Nguyễn Đình Tú đều mang trong mình những ẩn ức bị kìm nén không có cách giải toả. Nhà văn đã tạo ra những biểu tượng có khả năng thanh tẩy những vết đen sâu thẳm trong tâm hồn nhân vật.
Biểu tượng gợi sự thanh tẩy trong Phiên bản là gì? Mở đầu tiểu
thuyết, ngay từ trong tiềm thức, là trăng. Trăng với tất cả biến thể của nó, mặt trăng tròn đầy, ánh vàng dịu nhẹ,… hối thúc nhân vật phân thân, bộc lộ. Bởi cái bình yên bao trùm kia, ánh sáng yếu ớt kia, ban đầu, dễ trở thành cái trêu giễu kẻ yêng hùng, nhưng khi nó đã lan thấm vào tâm hồn, như cái lạnh lẽo đêm sương ngấm vào da thịt, nó trở nên gần gũi, tạo sự sẻ chia, tin cậy. Nó đòi hỏi đối thoại, và sau đó, là bộc bạch. Đến cuối tác phẩm, trăng gợi nhắc đến Nhân, trăng là Nhân. Nhân là người bạn trai mà Diệu đã yêu ngay từ thuở học sinh. Đến khi trở thành Hương “ga” nổi tiếng giang hồ thành phố Ngã ba sông, anh công an tên Nhân vẫn luôn là hình ảnh gắn bó với những giấc mơ hoàn lương. Diệu là nửa thanh sạch của Hương “ga” ngày càng dấn sâu vào vũng bùn tội lỗi. Diệu là tình yêu mà Nhân theo đuổi suốt bao năm trời. Nên ở một góc độ nào đó, Hương “ga” khao khát có Nhân bao nhiêu thì cũng chính là khao khát được trở về là Diệu bấy nhiêu. Nhân, vì thế, như nghĩa từ nguyên của nó, là người, tính người, tình người. Trăng và
không “sở hữu” được Nhân, cũng như thế, ánh trăng chỉ làm mờ nhòe được nỗi thống khổ của cuộc đời chứ không hóa giải được nỗi thống khổ ấy. Ánh trăng trong Phiên bản là ánh sáng của tâm hồn luôn loé lên chất vấn, soi
chiếu chính bản thể nhân vật để nhân vật nhận ra mình sau quá trình sống đầy tội lỗi. Ánh trăng là tiếng nói lương tri, là sâu thẳm tính thiện trong con người Hương ga- phiên bản đầy tội lỗi của Diệu. Ánh trăng giúp Hương ga tìm được lại chính mình, tìm lại được hình ảnh cô bé Diệu ngây thơ, hiền lành trong sáng với mối tình học trò.
Trong Nháp, viên ngọc ước của Thảo để lại cho Đại vừa là kỉ vật tình yêu vừa là công cụ thanh tẩy tâm hồn. Khao khát tình yêu ở Đại là nỗi khát khao tìm đến cái đẹp thánh thiện hoàn mỹ của Đại để rồi sa vào bi kịch và thức tỉnh. Cái đẹp tuyệt đối ở đây được thể hiện qua hình ảnh Thảo, một người bạn gái thuở nhỏ của Đại. Hình ảnh Thảo gắn liền với viên ngọc ước có khả năng đem lại cho nhân vật sự khoái thú thần tiên mỗi khi thực hiện hành vi giao ái. Viên ngọc kỷ niệm của Thảo như một quả cầu pha lê của tình yêu, có sức hội tụ và đốt cháy tình cảm con người hiện lên trong tiểu thuyết Nháp vừa thực mà vừa hư. Lúc hư là lúc nhân vật đang trải nghiệm bằng một đời sống tâm lý ảo, còn lúc thực lại là lúc đời sống tâm lý được đánh tráo ở một dạng thức khác “Viên ngọc để trong một lớp lụa tơ tằm, rồi ẩn sau một lớp vải áo, thế mà vẫn phát sáng được thì rõ ràng đây phải là một viên ngọc quý, Duyên bỏ nó ra ra tay ngắm. Viên ngọc lại bình thường, không phát sáng và cũng chẳng có gì đặc biệt. Duyên đặt nó lên vạt áo của Đại thì nó phát ra thứ ánh sáng mờ mờ. Phải rồi. Áo Đại có chất gì đó và khi tương thích với viên ngọc này thì nó sẽ phát sáng” [117, tr.132]. Mỗi khi quan hệ với Duyên, Thạch đều phải dùng viên ngọc ước ngậm vào miệng thì bản lĩnh đàn ông mới có thể trỗi dậy, nếu không Đại không thể gần gũi với bất kì ai .
Trong Nháp, giữa hiện thực bộn bề, giữa một xã hội chao đảo mà con người dễ sa vào vực thẳm của bản năng và ẩn ức, hình ảnh viên ngọc ước là biểu tượng lấp lánh của một tình yêu, khát vọng tuổi trẻ trong sáng xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm.
Tìm hiểu biểu tượng mang dấu ấn Phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, ta có thể nhận thấy việc xây dựng những hình ảnh biểu tượng một cách sáng tạo, độc đáo của nhà văn. Những hình ảnh mang tính biểu tượng này được đan cài trong tác phẩm một cách linh hoạt, giúp nhà văn truyền tải những thông điệp ý nghĩa.