Con người thần kinh, đa nhân cách trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 69 - 74)

7. Đóng góp của luận văn

2.2. Dấu ấn Phân tâm học qua cái nhìn con người trong tiểu thuyết Nguyễn

2.2.3. Con người thần kinh, đa nhân cách trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

Trong Nháp, hình tượng người điên, đa nhân cách chiếm một tỉ lệ lớn. Kiểu nhân vật này có biểu hiện khó lường, phức tạp với chiều sâu ẩn ức, những chấn thương được giữ kín, bị che giấu. Họ mang tính dục mạnh mẽ, chất chứa những khao khát, có lúc biểu đạt một cách mãnh liệt có lúc lại bị, kìm nén và biểu hiện ở một hình thức khác. Đoàn Minh Tâm có nhận xét về kiểu nhân vật này trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú: “Xây dựng kiểu nhân

vật thần kinh là bước nỗ lực lớn của Nguyễn Đình Tú trong việc làm mới chính mình”. Trong Nháp, Đại được coi là nhân vật thần kinh. Cả tác phẩm duy nhất có Đại bị coi là nhân vật tâm thần, bị bạn bè xa lánh, kì thị: “Một thằng tâm thần, một kẻ hoang tưởng, một gã chập mạch. Một dạng dặt dẹo, một tên khố bện, một kiểu ma cô vật vờ nơi giảng đường, trường nào chẳng có vài ba đứa”; “Đại là người không bình thường, hơi đao đao, hơi biêng biêng, hơi chập chập, hơi có vấn đề…” [115, tr.9]. Song thực tế, Đại rất tỉnh táo, suy nghĩ chín chắn, hành động đúng mực như một người bình thường có nhân cách, biết tự trọng như lời nhận xét của các bạn cùng lớp “Cậu ấy học không đến nỗi nào, đạo đức cũng được, người ngợm cũng sáng sủa, chỉ mỗi tội, thỉnh thoảng hơi biêng biêng” [115, tr.11]. Chẳng hạn những suy nghĩ của Đại lúc trốn ở chùa Tử Tù. Anh ta tìm ra và phát hiện chỗ nào có thể trốn, đó là cái cống và gầm bàn thờ. Đại đã trốn ở đó an toàn hai mươi tám ngày. Và khi nghe sư trụ trì nói chuyện với cây trúc xanh, Đại hiểu được những vấn đề ẩn sau lời nói bóng gió đó. Hay việc cậu liên tục giành được học bổng, tư duy của cậu khá tốt “Lạy trời, tư duy của Đại khá mạch lạc, mấy môn Khoa học cơ sở Đại đều thi tốt. Vào năm thứ hai Đại vẫn được học bổng ở mức cao nhất. Đại rất mê môn Lịch sử các học thuyết chính trị. Đại say mê các nhà tư tưởng và có thể tranh luận không biết mệt về họ. Đây chính là điều khiến cho các bạn trong lớp quý Đại. Nhưng đây cũng chính là lý do để mọi người nghi ngờ Đại có phẩm chất đặc biệt của một nhà hâm học” [115, tr.131]. Rõ ràng, Đại có những hành động khôn ngoan, cả trong suy nghĩ và hành động. Vậy, tại sao Đại bị coi là nhân vật thần kinh? Nhà phân tích tâm lý học S. Freud cho rằng: Mọi người đều bị điên, duy chỉ có người điên là giống họ hơn chúng ta mà thôi. Nguyễn Bình Phương lại cho rằng: “những người điên cho tôi cảm giác lạ lùng về cuộc sống. Tôi không đánh giá điên là một tính thiện “thoạt kỳ thuỷ” dù ở nghĩa bóng. Nếu cần nói tới vấn đề điên của một người điên thì tôi nghĩ thoạt kỳ thuỷ họ không

nhà văn đã đưa người đọc xuyên suốt hành trình kí ức của Đại. Những kí ức tuổi thơ bên cô bé mắt nâu với lời hứa trồng cây sấu trước nhà đã theo Đại suốt những năm tháng đi học. Kỉ niệm đẹp với Thảo khiến cho Đại không sao dứt khỏi quá khứ để hoà nhập với hiện thực. Mối tình ngây thơ trong sáng với Thảo trở thành vết thương trong tâm hồn Đại. Mối tình đầu dang dở khiến Đại luôn sống vật vờ với hiện thực. Đại không thể đáp lại tình cảm của Duyên toàn tâm, toàn ý mà chỉ có sự va chạm xác thịt để thoả mãn dục vọng bản năng của người đàn ông. Khi làm tình với Duyên, Đại phải dùng viên ngọc ước như một liều thuốc tinh thần.

Cùng với Đại là Thạch và Nguyễn Toàn, chính những điểm chung trong tâm hồn đã đưa Thạch và Đại trở thành đôi bạn tri kỉ. Họ cùng gặp những bất hạnh trong cuộc sống. Thạch và Nguyễn Toàn có vẻ ngoài rất bảnh bao, có chỗ đứng trong xã hội. Bề ngoài họ là những con người hoàn toàn bình thường nhưng bên trong lại có sự lệch lạc trong tư tưởng, suy nghĩ. Họ không chiến thắng được những ham muốn lệch lạc cả thân xác nên đã tạo ra một vỏ bọc hoàn hảo, song quan sát cuộc hội thoại của họ, ta có thể thấy những mặt trái trong tâm hồn biểu hiện qua ngôn ngữ đối thoại:

“- Galacloai: Bạn làm nghề gì?

- Damocoi: Theo bạn thì tôi làm nghề gì?

- Galacloai: Tôi đoán bạn là một nhà báo. Tôi có đọc một vài entry của bạn và rất thích.

- Damocoi: Chúng ta có thể tiếp tục nói chuyện về dương vật được không?

- Galacloai: Nếu bạn muốn. Hôm nay bạn có vẻ nôn nóng nhỉ?

- Damocoi: Vì tôi đã biết bạn là một nhà nam khoa. Cho tôi được nêu những tò mò của mình nhé?

- Damocoi: Phụ nữ thường thích dương vật như thế nào?

- Galacloai: Công ty Lyfestyle Condom đã thực hiện một cuộc khảo sát về kích thước dương vật đối với 200 phụ nữ từ 18 đến 25 tuổi có ngoại hình, sắc tộc và thói quen tình dục khác nhau. Kết quả cho thấy có đến 82% chị em cho biết họ hài lòng với những dương vật dài để thoả mãn họ. Sự đủ dài đó là khoảng 6 inch, tức là 15,3 cm. Như vậy câu trả lời cho bạn là: Phụ nữ thích dương vật “đủ dài”!

- Damocoi: Đấy mới chỉ là 82%, còn 18% phụ nữ nữa thì sao?” [115, tr.186]

Hai nhân vật này đã cùng sa vào bi kịch do chính họ tạo nên. Khi mặt nạ trá hình rơi xuống, họ phải hiện nguyên hình, người bị giết, người phải đối mặt với toà án.

Phản ánh, phân tích về hiện tượng chấn thương tâm lý dẫn đến bùng phát về bạo lực, xét trên khía cạnh nhân văn, nó chỉ cho ta rằng mọi sự đều có nguyên nhân sâu xa nào đó, chính xác, đều có một “vô thức” nào đó trong các sự kiện và cần phải cắt nghĩa nó đúng theo bản chất của nó để tránh xa vào những phán xét hàm hồ, phiến diện. Đi sâu vào khám phá cái phần vô thức này tìm hiểu căn nguyên của nó, chính là tìm hiểu và khám phá con người để từ đó biết lọc lựa điều chỉnh cho cuộc sống. Đấy chính là chức năng cao cả của văn học.

Tiểu kết Chương 2

Ở khía cạnh hiện thực, người viết nhận thấy rằng thế giới hiện thực đặc biệt trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú vô cùng độc đáo, đa tầng, hấp dẫn. Hiện thực được nhìn từ nhiều góc độ, được lý giải, khám phá một cách sâu sắc. Nhà văn vừa khám phá một cách tự nhiên, vừa dụng công xây dựng nhằm đi sâu vào lý giải chiều sâu tâm hồn con người. Từ đó, ta có thể thấy rằng, Nguyễn Đình Tú không nhìn con người từ vẻ bề ngoài, khai thác con người từ hành động lời nói đơn thuần mà cố gắng khám phá họ từ bên trong. Qua đó ta thấy cái nhìn nhân văn cao cả của một cây bút tài năng.

Con người trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú là con người bản năng và con người ẩn ức. Có nhân vật cố gắng vùng vẫy, tìm cách tự giải thoát nhưng có những nhân vật bị ẩn ức và bản năng vây bủa không tìm được lối thoát. Khám phá con người trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, người đọc rút ra được bài học kinh nghiệm trong cách nhìn nhận đánh giá con người, có thêm bài học về cách ứng xử với xã hội và với chính bản thân. Đó là ý nghĩa vô cùng quý báu mà nhà văn muốn gửi gắm và người đọc ngộ ra sau khi đến với tiểu thuyết của anh.

Tuy nhiên, dù phản ánh một bộ phận giới trẻ nhưng tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú vẫn mang đến cho người đọc cảm giác ám ảnh, bi quan bởi nó thiếu đi ánh sáng của niềm tin và hi vọng. Kết thúc các tác phẩm nhân vật không tìm cho mình lối thoát nên gây cho người đọc cảm giác u ám, nặng nề.

Về khía cạnh xã hội, người đọc có thể thấy những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp thúc đẩy hành động của nhân vật. Để từ đó có thái độ cảm thông hay phê phán một cách đúng đắn, hợp lý nhất.

Tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú đã mang đến cho độc giả những tình cảm nhân văn, những bài học sâu sắc qua cái nhìn về con người từ góc nhìn Phân tâm học. Qua đây ta thấy tài năng cùng quá trình nỗ lực tìm tòi sáng tạo, nỗ lực đổi mới mình của nhà văn 7x. Tiếp cận tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú dưới ánh sáng lý thuyết Phân tâm học giúp ta đánh giá nhà văn này cùng những tác phẩm của anh một cách toàn diện, khoa học hơn.

Chương 3

DẤU ẤN PHÂN TÂM HỌC TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 69 - 74)