Con người ẩn ức, mặc cảm, cô đơn trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 61 - 69)

7. Đóng góp của luận văn

2.2. Dấu ấn Phân tâm học qua cái nhìn con người trong tiểu thuyết Nguyễn

2.2.2. Con người ẩn ức, mặc cảm, cô đơn trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

2.2.2.1. Ẩn ức tính dục

Viết về lối sống của thế hệ trẻ và văn hoá tính dục của họ, Nguyễn Đình Tú đã xoáy vào tận cùng cái chua cay, vào vết thương đang sung tấy của ẩn ức bản năng. Trong Nháp, mẹ Thạch - người đàn bà không chịu nổi

cuộc sống thiếu thốn son phấn, ở lại xứ người mà quên đi tổ ấm nhỏ, chỉ vì cái công cụ sinh sản của đàn ông Đức, chỉ vì thoả mãn dục tính của chính mình đã để lại vết thương sâu hoắm trong lòng cha con Thạch cùng nỗi ám ảnh nhược tiểu giống loài. Vết thương đó còn lấy đi cái nhân cách mà đáng

lẽ sẽ định hình tốt trong người con trai. Bằng giọng điệu khinh thường, cười cợt những cũng đầy trăn trở, cái xót xa, vô nghĩa trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú nổi lên trong thế đối lập giữa tình thương và tình dục: “Chẳng lẽ người phụ nữ nào đi Tây cũng bỏ chồng chỉ vì cái của nợ ấy của những thằng đàn ông Phương Tây? Nếu thế thì chán cho cái giống người Việt quá. Chán cho cái của quý ấy của đám đàn ông nước mình quá” [115, tr.23-24]. Ở bố của Thạch, niềm tin vào sự chung thuỷ của vợ đồng nghĩa với sự hi sinh, nhưng đáp lại tấm lòng thương yêu đó là cái nhìn “tởm lắm” của kẻ đầu ấp tay gối. Tình yêu lúc này trở thành không tưởng trước sự phản bội của người đàn bà khát dục: “Bố tôi như bao người đàn ông mất vợ khác, tin vào tình vợ chồng của mình, tin vào điều viển vông rằng, sự khốn nạn ấy xảy ra với ai chứ không xảy ra với mình” [115, tr.24]. Trong cảnh sụp đổ hạnh phúc gia đình, người bố mất niềm tin vào cuộc sống, còn Thạch mất đi cái nhìn thiêng liêng về tình yêu, dục tính. Anh ngô nghê, hồn nhiên trong tình yêu dành cho Yến với ý nghĩ chở che của phái mạnh. Nhưng những ẩn ức, tự tin về khả năng tình dục do chấn thương tâm lý từ bi kịch hôn nhân của bố mẹ đã khiến cho tình yêu của anh và Yến đi vào ngõ cụt. Thạch luôn nghi ngờ về sự chung thuỷ của Yến: “Yến có vẻ đọc được nỗi ám ảnh bội phản từ trong sâu thẳm ký ức của tôi. Và Yến nhiều lần khẳng định rằng chỉ yêu một mình tôi thôi. Tôi sẽ tin điều đó nếu Yến chỉ lên giường với tôi. Nhưng ai dám bảo là Yến không một lần ngủ với ai đó, ngoài tôi? Yến hay giao du với nghệ sĩ. Yến lại có đời sống tình dục mạnh mẽ thế? Và Yến khá xinh đẹp. Tất cả những điều này khiến những ý nghĩ của tôi nhuốm màu phiền muộn”

[115, tr.81]. Và sự ghen tuông của Thạch lên đến đỉnh điểm khi Jack Cleary xuất hiện. Sự tự tin về khả năng tình dục dày vò Thạch “mỗi khi ngủ với Yến xong hắn lại thầm so sánh với Jack, không biết hắn với Jack ai thượng phong hơn trước Yến?” [115, tr.91]. Thạch nhận ra rằng “bi kịch của hắn là không vung lên được nắm đấm của một thằng con trai có dòng máu gia

những mặc cảm của mình và cũng chính là trả thù cho bố, cho chính bản thân mình, Thạch lao vào mối quan hệ với Me-lơ-ni, người phụ nữ phương Tây “hắn thấy trước mặt hắn lúc này không phải là Me nữa mà là Yến, thậm chí là cái mặt gì đó mờ nhoà, nhang nhác giống mẹ hắn”“hắn thấy Yến đang nhăn nhó phía sau khoảng tối đó. Và hình như cả mẹ hắn nữa. Mẹ hắn đang có cái dáng vẻ của một sự hối lỗi. Hoá ra hắn cũng can trường lắm chứ. Hắn đang dội những trái phá khủng khiếp vào sự coi thường dục tính của cha con hắn” [115, tr.218]. Từ bi kịch gia đình, Thạch biến thành kẻ mang bi kịch tình yêu lứa đôi. Anh đến với tình dục, tình yêu chỉ với ý nghĩ trả thù, chứng minh năng lực bản thân mà không hề có những cảm xúc lành mạnh. Từ những ẩn ức tình dục, Thạch mang cả những suy nghĩ bạo lực, sau sự liên tưởng giữa việc phản bội của Yến với mẹ mình, trong Thạch, tình yêu đã hoá thành thù hận, yêu thương biến thành bạo lực “Hôm nay hắn lại đến gặp con quỷ cái đó Đ ạ. Yến mặc váy trắng hoa đen ngồi bắt chéo chân chờ hắn ở Cinema Lý Nam Đế với mắt to, lông mi dài, bờ môi cong. Vừa nhìn thấy cái mặt khát dục ấy là hắn lại muốn đánh” [115, tr.90]. Những ám ảnh nhược tiểu ám vào suy nghĩ ngày càng bấn loạn của anh. Bệnh hoạn với thú vui riêng, Thạch trở thành nạn nhân của xã hội cùng với lối sống ngày càng xa rời các chuẩn mực xã hội. Với vẻ ngoài đĩnh đạc, văn minh, Thạch cố che đậy cái thú vui bệnh hoạn luôn ám ảnh trong ý nghĩ.

Trong Kín, quãng đời lưu lạc của Quỳnh đã để lại vết thương không

bao giờ lành trong tâm hồn cô. Để có thể tồn tại nơi nhà ga Hải Thành, cô bé Lửa Cháy đã sớm phải bước chân vào nghề “bán thân nuôi miệng”. Hành trình mưu sinh đó đã khiến cô gái trẻ mất đi niềm tin vào tình yêu và cuộc sống. Khi trở về đoàn tụ cùng gia đình, Quỳnh không sao thoát ra khỏi những kí ức đau thương đó, nó luôn ám ảnh, dày vò cô, khiến cô hoang mang, mất niềm tin, phương hướng. Quỳnh lao vào tình dục để tìm lại chính mình, tìm lại những cảm xúc, những rung động để biết mình còn sống. Nhưng vũ điệu “linh tinh tình phộc” càng khiến cô thêm khủng hoảng.

Những ẩn ức tính dục đôi khi còn trở thành một căn bệnh thần kinh trầm trọng, gây nên tội ác cho xã hội. Trong Phiên bản, viết về thế giới tội

phạm, Nguyễn Đình Tú đã lý giải hành động máu lạnh giết người hàng loạt bởi sự ám ảnh của ẩn ức tính dục. Đó là kẻ giết người do mất năng lực tình dục nên khi thấy bất kì đôi nam nữ nào âu yếm nhau hắn cũng nổi máu bạo lực. Và bởi mất năng lực tình dục nên hắn sinh ra lòng hận thù, muốn cắt hết “của quý” của đàn ông làm thú vui. Viết về loại tội phạm này, Nguyễn Đình Tú đã lý giải quá trình hình thành tội phạm hết sức tinh tế và thuyết phục:

“Khi ông ta bỏ đi Tân đã vào xem mấy cái lọ đó và tá hỏa khi thấy trong đó ngâm toàn “của quý” của đàn ông. Tân nhờ chính quyền sở tại xác minh hộ nhân thân của người đàn ông kia. Và Tân phát hiện ông ta từng đi viện điều trị dài ngày. Tại bệnh viện tâm thần thành phố, khi xem lại bệnh án của người đàn ông bí ẩn trên lòng hồ, Tân được biết ông ta không có năng lực tình dục và rất có khoái cảm thị dâm.

Hóa ra ông ta đã làm đến bốn vụ mà không hề bị phát hiện. Ba vụ trước đây ông ta thường vùi xác nạn nhân xuống lòng hồ nên không để lại dấu tích. Vụ thứ tư vì ông ta không kịp phi tang nên mới để cơ quan điều tra vào cuộc. Đã ngoài bốn mươi tuổi, lại mắc chứng tâm thần phân liệt, bình thường thì không sao, nhưng cứ mỗi khi nhìn thấy hành động tình ái của các đôi trai gái là ông ta nổi cơn điên, ông ta có khoái thú cắt của quý của đàn ông cất đi, thỉnh thoảng mang ra ngắm chơi. Còn với phụ nữ thì ông ta chỉ thích cấu véo để nghe họ kêu gào, la hét rồi sẽ giết họ trước khi họ kiệt sức.

Trò thị dâm quái đản của một kẻ tâm thần, bệnh hoạn trong khu rừng Nga bị Tân phát giác và Tân đã theo nguyên tắc “trả giá ngang bằng” để làm lại y như những gì mà người đàn ông kia đã làm với những nạn nhân của bốn vụ án trước” [117, tr.79-80].

Nguyễn Đình Tú đã cho người đọc thấy được sự chi phối của ẩn ức tính dục đến đời sống con người, nó không chỉ chi phối đời sống tâm lý mà

còn chi phối đến những hành vi của con người trong cuộc sống. Ẩn ức tính dục trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú được xem như một căn bệnh hết sức nguy hiểm và cần có những liệu pháp chữa trị hợp lý, kịp thời.

2.2.2.2. Ẩn ức mặc cảm, cô đơn

“Cô đơn là bản chất của con người” (S. Freud). S.Freud luôn nhìn con người với tư cách là cá nhân riêng tư, cá thể, không trộn lẫn với ai và không có phiên bản khác. Mỗi cá nhân là một tiểu vũ trụ bí ẩn. Không ai hoàn toàn hiểu nó, và bản thân nó cũng không thể hiểu được người khác dù luôn có ý thức muốn được hiểuhiểu được người khác. Nhu cầu hiểuđược hiểu này thể hiện qua nhu cầu giao tiếp, tự thể hiện, nhu cầu nhập cuộc với xã hội để trưởng thành, để tồn tại. Nhưng trong quá trình nhập cuộc, dấn thân, con người luôn phải trượt từ môi trường đang là sang môi trường sẽ là, từ môi trường quen thuộc sang môi trường xa lạ để tương thông với tha nhân, để tìm thấy hơi ấm của bầy đàn, để hóa giải sự cô đơn, cô độc. Hành trình đó có sự chi phối của bản năng vô thức.

Cô đơn cũng có nhiều kiểu loại: cô đơn trong sáng hay cô đơn trong cõi hoang mang cực độ. Ở khía cạnh tính dục, nhân vật của Nguyễn Đình Tú cô đơn trong những vết thương quá khứ và còn cứa sâu ở hiện tại. Nhân vật thường tìm đến tình yêu như điểm tựa vững chắc khỏa lấp tâm hồn. Nhưng tình yêu không ngự trị trong trái tim, họ tìm đến tình dục như giải thoát khỏi cảm giác sợ hãi, lo lắng khi cảm nhận được sự tồn tại thực của những cảm xúc mang tính chất tạm thời. Dù vậy, các nhân vật lạc loài cứ xoay cuộc đời mình trong cái vòng tròn mồ côi - như chính thân phận họ. Con người cố tìm một lối thoát trong chông chênh phương hướng. Họ - những người trẻ cứ phải đấu tranh để tồn tại, cố tách ra khỏi vòng lẩn quẩn giữa thù hận và yêu thương, giữa thấp hèn và thanh cao, cả giữa sự sống và cái chết… Cô đơn từ trong bản thể, con người trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú sống khao khát giao hòa nhưng chỉ thấy đơn độc.

Đi vào ma trận thế giới Kín, lắp ghép những hồi ức loang chảy của

các nhân vật, người đọc sẽ xâu chuỗi được “ăm ắp những thân phận khổ đau, chìm nổi, bi thương, bất hạnh bị đẩy đến tận cùng của sự cô đơn, lạc loài”. Đó là số phận cô đơn của Hoàn. Hoàn sinh ra trong một gia đình làng chài ven biển. Bố mẹ bị biển vùi chết trong một chuyến ra khơi. Đứa trẻ lớn lên cùng sóng gào và cát xoáy cùng những tiếng thở dài não ruột của người bà. Cho đến một ngày thằng bé từ biệt bà, từ biệt làng chài với “vô số những số phận người bị xô dạt chẳng khác gì những cành củi mục” để ra đi. Một ngày kia đoàn tàu chợ đưa nó đến nhà ga Hải thành với bộ đồ nghề đánh giày trong tay. Sống tại mảnh đất Hải Thành, nó thực sự trở thành một linh hồn cô độc. Một đứa trẻ phải chống chọi với tất cả những thế lực thù địch để tồn tại. Chúng hành hạ, bóc lột, tiêu diệt nhau vì lợi ích cá nhân. Sau khi xóm lều giải tán, Hoàn phải vào trường giáo dưỡng, bị cách ly với thế giới bên ngoài. Trốn khỏi trường giáo dưỡng nhưng Hoàn không thể trở về hoà nhập với xã hội như một người bình thường, Hoàn trở thành một tên cướp, dính vòng tù tội khi chưa là vị thành niên. Khuôn mặt đầy những sứt sẹo gớm ghiếc mãi mãi là dấu tích của một cuộc đời bất hạnh, tội lỗi và là vách ngăn giữa Hoàn với mọi người xung quanh. Cuộc đời Hoàn “quả chẳng ra cái cóc khô gì”.

Đó là sự lạc lõng, bơ vơ của Phương, một cô bé cành vàng lá ngọc, sống trong giàu sang nhung lụa nhưng lại sống trong “chim lồng cá chậu”, xa vắng tình thương và sự chăm sóc của mẹ. Phương phải sống cùng bố dượng trong ngôi nhà ba tầng. Bi kịch xảy đến với cô gái từ khi cô chưa kịp bước chân vào đời. Lão dượng “dê già” mất nhân tính nhiều lần giở trò đồi bại khiến cô bị dồn nén, bức bách đến phát điên. Không có sự giúp đỡ và cũng không thể cầu cứu ai, cô bé mười ba tuổi đã phải dùng dao thái đâm bố dượng để giải cứu cho chính mình rồi bỏ chạy. Cuộc hành trình lang thang vô định đã xô dạt cuộc đời cô đến bến ga Hải Thành sống kiếp bụi đời rồi

xuân, dù có nhan sắc nhưng Phương không hề được cảm nhận những rung động của tình yêu chân thành, những người đàn ông đi qua cuộc đời cô chỉ đơn thuần vì “tình một đêm”. Phương đã để mặc cho cuộc đời trôi dạt, không tìm thấy cho mình một bến đỗ, một điểm tựa tinh thần. Cô tiểu thư hôm nào nay trở thành tinh cáo trong cái nghề bán xác nuôi thân. Khi gặp lại những người bạn cũ, Phương không dám đối diện mà phải trốn tránh.

Đó là cuộc đời cô đơn của Kiên. Kiên bị người tình của mẹ vứt lại trên chiếc ghế đá lạnh lẽo ở nhà chờ sân ga. Kiên được người đàn bà làm lao công ở nhà ga nhặt về nuôi. Cuộc đời cô độc bất hạnh của Kiên trượt dài khi mẹ nuôi của cậu bị tàu kẹp chết. Mười hai tuổi đời, Kiên không cha, không mẹ, đói cơm, rách áo, thất học, lạc loài. Kiên luôn ôm ấp trong lòng tình cảm với cô bé Lửa Cháy nhưng số phận lại đẩy hai người sang hai ngã rẽ khác nhau trên đường đời. Tình yêu với Kiên gắn liền với món nợ “tình” mà cậu cả đời không thể trả nổi. Nỗi cô đơn sâu thẳm trong tâm hồn Kiên luôn réo rắt, nhức nhối cất lên qua bài hát “Vết thù trên lưng ngựa hoang” được cậu cài làm nhạc chờ điện thoại.

Đó còn là sự cô đơn của Phong. Phong là cậu ấm trong gia đình giàu có. Bố làm trong ngành ngoại giao, mẹ là dân buôn bất động sản, nhà đất có ở khắp nơi nên cũng đi suốt. Phong sống trong vàng bạc, khi thì ở trong một căn hộ chung cư mười tám tầng, vài bữa thấy về một biệt thự sang trọng trên khu Tây Hồ nhưng luôn cô đơn, lẻ loi, thiếu thốn tình cảm gia đình. Anh khao khát được sống theo ý mình, được quyết định cuộc đời mình. Song, là con một, anh sinh ra là để thực hiện hai khát vọng lớn: phải có học vấn như bố, phải biết kinh doanh như mẹ. Phong bất hạnh trong chính căn nhà của mình, không tìm được tiếng nói chung với chính người thân ruột thịt của mình bởi “đó đâu phải là khát vọng của anh mà là của ông bà già chứ, tại sao lại bắt anh phải thực hiện?”, “anh phải sống cho anh chứ”, “tại sao cứ phải học trong khi đầu óc không chứa được chữ nghĩa” (Kín).

Đó là những ẩn ức cô đơn, mặc cảm trong Tráng, anh “hiện diện như nỗi ám ảnh khủng khiếp về sự bí ẩn của kiếp người”. Tráng là một chàng trai trong sạch, thánh thiện, tinh khiết đến vô trùng nhưng thượng đế đã ném cho Tráng “sở thích quái đản” là tìm kiếm khoải cảm tình dục ở người đồng giới. Tráng sinh ra là với hình hài một con người nhưng lại không được sống một kiếp người trọn vẹn. Bị mọi người phát hiện mình đang “kê gian” với bạn tình bên một vách núi trên đường lên cao nguyên nên Tráng cùng bạn tình đã vội vàng lên xe bỏ chạy và rơi xuống vực mà chết. Cả kiếp đời của Tráng là những tháng ngày lẩn trốn, nguỵ trang trong hình hài một người đàn ông điển trai, bên trong vỏ bọc ấy là một tâm hồn lạc loài, bơ vơ, tội nghiệp.

Đi đến đỉnh điểm của những ẩn ức cô đơn lạc loài là thân phận của cô bé Quỳnh, một cô bé với tâm hồn ngây thơ trong sáng luôn đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi về cái tôi giữa cuộc đời. Sau những tháng ngày chìm nổi, lạc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)