Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật nghiêng về thế giới vô thức của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 76 - 80)

7. Đóng góp của luận văn

3.2. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật nghiêng về thế giới vô thức của

của nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

Nội tâm nhân vật là một thế giới khép kín đầy bí ẩn, đây cũng là nơi chất chứa những tâm tư, tình cảm, tiếng nói sâu thẳm trong trái tim con người. Để bộc lộ thế giới tinh thần nhân vật, nhà văn đã xây dựng thế giới nội tâm nhân vật phong phú nhằm mô tả nhân vật từ bên trong, thâm nhập vào tiềm thức nhân vật. Một trong những khả năng của độc thoại nội tâm là thể hiện những giằng xé âm thầm của con người. Như Faullkner đã nói: Độc thoại nội tâm thể hiện trái tim con người đang gây hấn với chính nó.

Hương ga trong Phiên bản luôn độc thoại với chính mình: “Em có lắm chuyện không hả anh? Em cũng có ra vẻ thương người không hả anh? Thực ra em không nghĩ nhiều đến thế khi giúp con Mỹ đâu. Chỉ là một chút ngẫu hứng bốc đồng thôi. Em cũng không cố ý chọc tức mụ béo kia. Em có nhiều thứ phải nghĩ lúc này, hơi đâu mà cứ gây sự với người ta làm gì. Ngay lúc ấy cũng vậy. Em đang nghĩ đến anh với lời hẹn không thành tối hôm qua. Nghĩ đến bà với hai con mắt đỏ hoe xì xụp đắp bát cơm quả trứng cho thằng cháu trai chết mà không nhìn được mặt. Nghĩ đến anh Hưng "mặt nạ" với những câu chuyện tù tội ám ảnh. Nghĩ đến cả cái quầy hàng ế ấm và nghề

cái đầu của em rồi. Em không muốn những lời nói của mụ béo kia tiếp tục nhồi vào hai tai làm bộ não em nổ tung ra mất. Em đi như chạy về nhà. Em vứt con cá quả xuống đất rồi leo lên giường nằm. Em không khóc. Đã từ lâu rồi em không còn nước mắt nữa. Em cứ nằm ngửa mà nhìn trừng trừng lên trần nhà. Lòng em như có nước chảy. Bà thấy em vậy, lại gần em, nắm tay em, nhìn em như hút nước. Bà nghĩ em bị ai nói gì đó nên buồn. Bà bảo em ra chợ để công việc bán buôn làm em quên đi tất cả. Nhưng bà có biết đâu chính chợ búa là nơi em bị người ta hắt hủi, cạnh khóe, chế giễu, chửi rủa. Bà ơi, sao nhà mình lại chán thế hả bà? Tổ cha mày, chán gì mà chán, đất này nhà nào chả thế? Sao đất này lại thế? Thì nó là đất nghịch mà. Sao nó lại là đất nghịch? Thì từ ngày xưa bà đã nghe các cụ kể thế. Kể làm sao hả bà?”[117, tr.132].

Đây là đoạn độc thoại của cô bé Diệu tự nói với chính mình, sau đó là quãng đời là sát thủ giang hồ khét tiếng. Đoạn độc thoại đã cho thấy những ẩn ức mà cuộc đời đem lại cho Diệu, đẩy Diệu vào đường cùng, muốn sống sót ở đất ngã ba sông buộc phải mạnh mẽ để tự bảo vệ mình.

Đó còn là tiếng nói vô thức biểu hiện qua giấc mơ của Thạch: “Giấc mơ ấy đến vào lúc tôi sắp ngủ dậy. Tôi và bố ở trong một ngôi làng nhỏ. Làng có rất nhiều đàn bà, chỉ có tôi và bố là đàn ông. Bố cứ gào thét bắt tôi đóng cửa làng vào: Không cho bọn đàn ông làng khác mò vào, nó sẽ lấy hết đàn bà làng mình. Nhưng rồi tôi đã không làm gì cả. Và ngôi làng trở nên vắng tanh. Tôi ngồi trên một đống rơm khô còn bố ngồi vắt vẻo trên một cành cây và nhìn tôi bằng đôi mắt rất buồn. Tôi gọi bố xuống chơi với tôi, đừng ngồi trên cao như thế, sẽ ngã gãy cổ mất. Bố bảo nhục lắm không xuống đâu. Tôi hỏi lại bố rằng có gì mà nhục. Bố chỉ ra xung quanh: mọi người đi hết rồi. Tôi bảo tại vì lúc nào bố cũng cầm sợi thừng to thế kia. Họ không chịu nổi sự đánh đập của bố. Bố đưa sợi dây thừng ra và bảo bố sẽ dùng chính nó để tự tử. Vừa nói bố vừa làm thành cái thòng lọng. Bố không

muốn sống nữa. vậy làm thế nào bây giờ? Tôi hỏi bố. Con hãy đốt đống rơm ấy lên. Nếu nó không thiêu cháy con thì đàn bà làng này mới trở về. Bọn con trai làng khác chịu nóng rất giỏi. Con phải giỏi như chúng nó…” [115, tr.172]. Giấc mơ là nỗi ám ảnh không nguôi của Thạch và bố sau bao nhiêu năm mẹ Thạch bỏ rơi bố con đi tìm hạnh phúc riêng, nỗi đau ấy cứ nhức nhối, rỉ máu không nguôi.

Quỳnh trong Kín vốn là một cô bé cành vàng lá ngọc nhưng trớ trêu

thay số phận lại đưa đẩy cô vào góc khuất cuộc đời. Khi không tìm được sự cảm thông, sẻ chia từ người thân, người yêu, bạn bè, Quỳnh có xu hướng tự trấn an bản thân. Những đoạn độc thoại chủ yếu là lời tâm sự của cô với người mẹ đã mất - người gắn bó với cô nhất. Qua những đoạn độc thoại đó cho ta thấy sự khủng hoảng trong tâm hồn nhân vật: “Mọi người vẫn khen con xinh. Con xinh vì con giống mẹ. Da thịt con vẫn căng tràn vì con mới bước vào độ tuổi đôi mươi. Tóc tai, quần áo, đồ nữ trang, mỹ phẩm giúp con nổi bật trong đám đông. Nhưng con không nghĩ ngợi nhiều về cái vẻ bề ngoài. Đó chỉ là hình thức. Hình thức ấy không cứu nổi một nội tâm đang thao thức bởi sự chết. Tim con đang vỡ và những mạch máu đang sủi bọt trong lồng ngực. Con không có được cảm giác bình an” [116, tr.13].

Ngoài những đoạn độc thoại nội tâm còn là những đoạn đối thoại nội tâm, nhân vật thường tự phân thân hay đối thoại với một nhân vật khác trong ý thức, tâm tưởng để tìm được sự đồng cảm, sẻ chia hay giãi bày những ẩn ức. Những đoạn đối thoại nội tâm này xuất hiện dày đặc trong Phiên bản.

Hương ga là một trùm xã hội đen có tiếng, là thủ lĩnh số một nơi ngã ba sông nhưng lại không tìm được tri kỉ để giải toả những oan ức, hiểu lầm trong cuộc sống, cô yêu Nhân tha thiết nhưng cũng không dám mở lòng trước Nhân. Nhưng sâu thẳm trong trái tim, tiếng nói yêu thương dạt dào với Nhân luôn ngân nga đầy yêu thương nhưng cũng vô cùng xót xa: “Lần đầu tiên em được ngồi sau xe máy của một người con trai. Mà người ấy lại đang

mang trên mình bộ sắc phục cảnh sát. Em chợt nghĩ: Tại sao người đó lại không phải là anh nhỉ?” [117, tr.195].

Sau quãng đời lầm lạc, Hương ga luôn tự vấn chính bản thân mình. Để làm sáng tỏ chính tâm hồn mình, cô không ngại tự vấn chính bản thân mình qua những lời đối thoại với ánh trăng:

“Nữ hoàng? Ha, ha... Mi hãy nhìn lại mi một lần nữa đi. Mi có khác gì một xác chết, và đế chế của mi, khác gì bong bóng xà phòng đang tan ra thê thảm. Mi hãy sám hối đi. Mi chỉ còn thời gian để sám hối về những việc mình làm. Mi không còn nhiều thời gian để tranh cãi với ta nữa đâu. Ta ở đây là để giúp mi. Mi hiểu không?

- Giúp ta?

- Phải. Giúp mi sám hối về những việc mi làm. Giúp mi thanh lọc tâm hồn, tẩy rửa những cặn bã trong cái đầu đang tê liệt bởi hai vì sao lọt vào miệng mi đêm qua.”

“Sao ngươi lại đọc cho ta nghe câu ấy? Ngươi muốn bằng cách đó để đánh thức trí nhớ trong ta, để ta có thể nhanh chóng nhận ra mình là ai ư? Nó chỉ làm ta nhớ ra một con người mà ta đã gặp, đó là thằng Chín tháng. Nhưng đó chỉ là một mảnh vụn ký ức thôi. Ta còn phải nhặt lên bao nhiêu mảnh vụn như thế nữa thì mới sắp xếp nổi một hình hài có tên gọi là Ta? Sao ngươi cứ thích nói nhiều đến hai từ tội lỗi thế? Thằng Chín tháng cũng cứ đi tìm hoài những cái thật ngớ ngẩn chứa đựng bên trong hai từ Tội phạm. Nó học cả đời mà cũng chỉ để lý giải hai từ ấy. Nhưng rõ ràng là nó vẫn không lý giải được. Bằng chứng là trong những công trình nghiên cứu của nó, khi những thao tác khoa học không giúp nó tiếp cận được chân lý, nó phải vịn vào Chúa Trời. Mà Chúa thì toàn nói những điều không thể hiểu nổi. Đấy, người cứ đọc lại mà xem, “bởi một người mà tội lỗi vào trong thế gian”, “lại bởi tội lỗi mà có sự chết”, “sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi người”, “mọi người đều đã phạm tội”. Ha, ha... Đấy, trúc trắc, quẩn quanh,

lộn ngược, lộn xuôi rồi lại quay về điểm xuất phát ban đầu. Biết hiểu thế nào nhỉ? Ta vẫn hình dung rằng, thằng Chín tháng đang cầm hai tay hai con dao mổ, một con là khoa học pháp lý, một con là ánh sáng Thiên Chúa để khám nghiệm tế bào ung thư có từ khi loài người xuất hiện, ấy là Tội phạm, thế nhưng nó đã cắt rạch được những gì, đã chẩn đoán ra sao, đã quy nạp diễn giải thế nào, đã kết luận được vì sao tế bào ấy vẫn tiếp tục di căn? Chưa! Nó chưa tìm ra được điều gì cả. Nó đang loay hoay và chết chìm trong sở thích khoa học có khởi nguyên mà không có kết thúc ấy. Ngươi giải đáp giúp nó đi. Ngươi mầu nhiệm đến mức có thể khôi phục lại sự suy tàn của trí nhớ, có thể huy động được những mảnh vụn ký ức để tái tạo nên một linh hồn, lẽ nào ngươi không chỉ ra được cho nó cái mà nó đi tìm là gì?”

[117, tr.206-207].

Qua những đoạn đối thoại và độc thoại nôi tâm, Nguyễn Đình Tú đưa người đọc đi xuyên suốt quá trình diễn biến tâm lý của nhân vật để hiểu về thế giới tâm hồn sâu kín của con người. Mỗi con người là một vũ trụ khép kín, để lý giải những hành động cũng như cuộc đời họ cần tìm hiểu những nguyên nhân sâu xa thúc đẩy nhân vật hành động. Nguyễn Đình Tú đã rất tinh tế, sâu sắc và am hiểu con người mới có thể xây dựng một thế giới nhân vật cùng với thế giới nội thâm phong phú, không ai giống ai. Nó là minh chứng cho tài năng và nỗ lực sáng tạo không người của nhà văn với đời với nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 76 - 80)