Ngôn ngữ miêu tả hoạt động tính dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 80 - 85)

7. Đóng góp của luận văn

3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu mang dấu ấn Phân tâm học trong tiểu thuyết

3.3.1. Ngôn ngữ miêu tả hoạt động tính dục

Dấu ấn Phân tâm học được thể hiện trực tiếp, rõ nét qua ngôn ngữ tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú. Là một nhà văn không hề né tránh các vấn đề nhạy cảm như vấn đề giới tính, tình dục mà còn khai thác nó như một yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự sống nhân loại, Nguyễn Đình Tú đã sử dụng

cử chỉ mang đậm màu sắc Phân tâm học. Qua đó, nhà văn thể hiện được những ý tưởng mới mẻ và táo bạo của mình. Khảo sát dấu ấn Phân tâm học trong ngôn ngữ tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, người viết nhận thấy nó thể hiện rõ nét ngôn ngữ miêu tả hoạt động tính dục.

* Ngôn ngữ hiện thực táo bạo, miêu tả trần trụi, chạm thẳng vào vấn đề nhạy cảm

Trong Nháp, những trang miêu tả hoạt động tình dục chiếm phần lớn

dung lượng của cuốn tiểu thuyết. Có lẽ bởi đó mà nó bị coi là cuốn sách có nội dung đồi trụy và gây nhiều tranh cãi trên giới văn đàn. Đặc biệt, cuốn tiểu thuyết còn viết về cả hoạt động tình dục sa đoạ giữa những kẻ cùng giới. Nhà văn muốn hướng đến lý giải nỗi ám ảnh cay đắng đã đeo đuổi nhân vật, khiến nhân vật đi chệch hướng. Thạch không tìm được sự thoả mãn tình dục ở Yến và Menloni bởi sự ám ảnh nhược tiểu nên đã tìm đến với Galacloai. Ở Galacloai, với sự lạm dụng thuốc kích dục, anh đã trượt một vết dài vào con đường lầm lạc, bệnh hoạn. Những trang văn miêu tả trực tiếp và nửa trực tiếp những đoạn làm tình của hai nhân vật này phần nào đã chuyển tải được dụng ý của nhà văn “phủ định cái đẹp tuyệt đối và khước từ tính giao lệch lạc”: “Rồi rắn trườn xuống lùa vào trong chiếc quần lót mỏng mảnh đang bám hờ hững ở phần dưới eo. Bằng một động tác rất nhanh và gọn, rắn tháo tuột tấm lót ấy ra khỏi người tôi. Vật dương tôi căng cứng. Hình như tôi nhìn thấy tượng sinh thực khí ở góc phòng ngả nghiêng, lay động. Nào ly thứ chín. Hai thanh niên Nhật đã nằm xuống tấm đệm đặt ở giữa phòng. Họ dùng bờ môi nâng đỡ nhẹ nhàng thiên thần nhỏ bé của nhau. Trong tư thế nằm tráo đầu đuôi, thiên thần nhỏ bé của cả hai đều được mơn trớn vuốt ve, đều được chiều chuộng bởi bờ môi mềm và mảnh, lưỡi không ngừng khua khoắng. Nào ly thứ mười. Tôi nằm vật ra giường, mắt lim dim nhớ tới giỏ hoa mộc miên của Yến. Tôi không còn là cái giỏ rỗng không nảy tưng tưng trên triền núi, rơi tun hút xuống khe sâu nữa. Cái giỏ đã được xếp vào đó

đầy những nụ hoa hình đài sen và tôi phải rướn lên trước những cú ngậm rợn người của rắn. Chắc chắn ngẫu tượng linga ở góc phòng cũng đang hứng tình vì tôi thấy chúng nó không ngừng động đậy. Ly thứ mười một, mười hai, chai rượu được chuyển lên góc tủ đầu giường. Rắn không rời tôi ra nữa. Rắn ngậm chặt vật dương của tôi trong cái miệng toả ra thứ từ trường cảm xúc mê đắm. Cũng cái miệng này chà đi xát lại trên hai đầu vú săn chắc của tôi, làm mềm tan những đầu dây thần kinh ở đó” [115, tr.190]. Nguyễn Đình Tú không hề né tránh, không ngần ngại dùng ngôn ngữ miêu tả trực tiếp những cảnh làm tình, giao hoan giữa Thạch và Meloni. Ngôn ngữ miêu tả tình dục một cách trần trụi được sử dụng một cách triệt để trong

Nháp:“Để nguyên thân thể mát rượi như thế cô nhảy lên giường với tôi.

“Anh mang bao chưa?”. “Từ từ đã chứ”. Đôi vú bánh dầy khá căng. Thân hình lẳn. Cặp đùi hơi ngắn. Khuôn mặt hơi bầu bĩnh và đôi mắt có những ánh nhìn rất trẻ. Đủ hứng thú. Tôi lao vào cô gái. Nhưng cô không hào hứng lắm với giai đoạn khởi đầu. Cô lại hỏi tôi “Bao đâu?”. Tôi đứng dậy lục túi quần lấy condom đưa cho cô ta. Rất nhanh, cô lấy nó ra khỏi lớp túi bằng giấy bạc (…). Ngay khi tôi dừng lại, lập tức cô gái buông tôi ra, tay cô đưa xuống nắn đầu bao cao su. Chắc chắn đã đáng đồng tiền cho sự nhàu nhò tấm thân của mình rồi, cô nhảy ngay xuống giường, tót vào nhà tắm” [117, tr.174].

Bằng ngôn ngữ hiện thực, chạm thẳng vào những vấn đề nhạy cảm, cây bút táo bạo Nguyễn Đình Tú đã tái hiện trước mắt người đọc đời sống sinh hoạt tình dục của giới trẻ hiện đại. Nhà văn không ngần ngại vạch trần những tiêu cực, mặt trái trong lối sống của giới trẻ để cảnh tỉnh, báo động cho họ. Có lẽ chính bởi cách sử dụng ngôn ngữ trần trụi, táo bạo, thẳng thắn nên đã có không ít những tranh cãi xoay quanh tiểu thuyết của anh. Tìm hiểu ngôn ngữ trong tác phẩm của anh, người viết cho rằng cần có cái nhìn khách quan, đúng đắn để hiểu được những thông điệp mà nhà văn muốn truyền tải.

* Ngôn ngữ ẩn dụ, tượng trưng gợi cảm xúc ái ân

Ngoài những đoạn văn miêu tả trực tiếp, Nguyễn Đình Tú còn thành công trong những đoạn văn miêu tả hoạt động ân ái lãng mạn, đậm chất thơ. Những câu văn miêu tả sex trong Phiên bản khá tài hoa. Đó là đoạn văn

miêu tả cảnh giao ái của Hương ga và Tư mã - một kẻ giang hồ người toàn hình xăm. Tác giả đã dựa theo những hình xăm trên người Hưng để miêu tả phút giây nồng nàn của đôi lứa: “Rồi Hưng lần mò tháo cởi mọi thứ còn lại trên cơ thể em. Nào là đàn sẻ ri bay qua người em. Nào là mặt trăng phủ ánh vàng lên người em. Nào là ông mặt trời chiếu ánh nắng vàng gay gắt lên người em. Nào là Đức Phật hiện ra đưa em về miền cực lạc. Nào là những con rết thả nọc độc vào từng mạch máu của em. Bức hoạ bì đưa lại cho em tất cả các loại cảm giác ấy. Em quằn quại, rên xiết dưới làn da Hưng. Bức hoạ bì bọc kín em lại, vò xé em, lật em nghiêng ngửa, cuộn vào rồi lại trải ra, úp xuống rồi lại ngược lên, xô đẩy, công phá hàng vạn tế bào ở em nở tung ra.” [117, tr.156]. Đoạn văn đã tạo nên những mỹ cảm đẹp đẽ trong lòng người đọc về những khát vọng chính đáng của con người. Nhà văn cũng có phần ưu ái cho Diệu-Hương ga, mỗi khi viết về cảnh quan hệ của Hương ga với những người đàn ông đi qua đời cô dù tự nguyện hay không tự nguyện, Nguyễn Đình Tú đều sử dụng ngôn ngữ ẩn dụ, tượng trưng, ám chỉ hoạt động tình dục. Cũng có những đoạn văn miêu tả sex gián tiếp nhưng cũng gây nên ám ảnh cho người đọc. Đó là cảnh Diệu bị bọn cướp biển hãm hiếp tập thể: “Người em như bị bóng đè, toàn thân căng ra, không sao cựa quậy được. Một cái gì đó thật là khủng khiếp thọc vào người em. Em đau đớn đến ngất lịm đi. Và em lại tỉnh dậy và thấy mình liên tục bị nhồi trên đầu sóng. Trên em, dưới em là hai, ba con giao long đầu người đang gào rú những tiếng quái đản, ngập ngụa nhục dục. Ôi chao, em thấy người mình như bị xé ra với mênh mang nước”(Phiên bản). Hay cảnh Hương ga bị Tuấn chợ làm nhục: “Em thấy mình như đang dập dềnh trên sóng nước. Cơ thể em đang nằm dưới một con giao long gớm nghiếc. Những

cẳng tay, cẳng chân đầy lông lá của nó đang nghều ngoào quắp lấy em. Con giao long ấy đang tìm cách xé rách em. Da thịt em căng ra như mặt trống. Móng vuốt của giao long không ngừng cào lên bề mặt căng nhức ấy, tạo những rung vang đau đớn khắp người em. Con giao long vẫn đang mê mải tìm cách xé rách em từ phía dưới, vết rách ấy sẽ làm em chết mất. cảm giác này em đã trải qua một lần rồi, ở đâu thì em không nhớ, nhưng đó là điều mà em khiếp đảm nhất. Em vẫn đang cố chống đỡ nhưng em sắp bị khuất phục rồi. Con giao long đang vô hiệu tứ chi em. Hai đùi dưới em đã bị khống chế rồi. Một lưỡi dao lửa thốc thẳng vào hai đùi em, xoáy sâu vào tâm can em, tạo một vết lửa xém lên tận đỉnh đầu em. Nỗi kinh hoàng nhất đã diễn ra. Em không sao chịu nổi. Con dao lửa cứ khua khoắng trong người em, lem lém, nhức nhối, hơ đốt, buốt rát. Em cố nhấc đầu lên, há mồm ra đớp không khí. Và trong ánh nhìn lờ mờ, em thoáng thấy có chiếc rìu đang để ở ngay tầm tay với của em. Em cầm chiếc rìu đó lên, bổ thật mạnh vào người con giao long. Không một tiếng hét hay sự quẫy đạp khủng khiếp nào diễn ra. Con giao long đổ gục xuống, tuột khỏi em, nằm lù lù như một đống thịt trên mặt đất.” [117, tr.61]. Trong Phiên bản, có mẫu số chung

xuất hiện đó là mỗi khi Diệu gặp phải biến cố về tình dục thì hình ảnh con giao long - thuỷ quái lại xuất hiện. Dường như con giao long là tượng trưng của bạo lực trong tình dục.

Hay đoạn miêu tả cảnh thác loạn của Quỳnh và nhóm bạn trong Kín: “Nến được châm lên. Lò đốt trầm cũng bắt đầu toả hương. Nhạc chầu văn tha thướt như suối nguồn trong núi chảy ra xen lẫn với các giai điệu rốc đùng đoàng… Khỉ không còn biết mình là ai và không nhớ nổi bất cứ điều gì nữa kể từ khi tấm vải điều trên đầu rơi xuống và những mảnh áo giấy lần lượt bị giật ra khỏi người. Chó cắn, lợn cào, hổ vồ, gà mổ, ngựa đá, rồng lượn, rắn bò, trâu húc, chuột gặm, mèo vờn… Cảm giác nóng bỏng, căng cứng làm khỉ như muốn bốc thành ngọn lửa thiêu cháy hết tất cả mọi thứ

mẽ đang dâng trào mãnh liệt từ sau tấm mặt nạ vô hồn kia. Chó - mèo lăn xả vào nhau cùng thứ âm thanh nồng nàn ma quái hắt ra từ hai chiếc loa thùng để góc nhà. Rồng - rắn cũng quấn lấy nhau, rập rình theo điệu trầu văn tha thiết” [116, tr.358].

Những đoạn văn miêu tả gián tiếp để tránh cảm giác thô tục về cảnh quần hôn của Quỳnh và nhóm bạn song lại gây ám ảnh, ghê rợn trong lòng người đọc về sự thác loạn, ăn chơi sa đoạ, trác táng của giới trẻ. Đó là một hiện tượng đáng buồn trong lối sống của một bộ phận thanh niên. Đó là sự xuống cấp trầm trọng về nhân cách, băng hoại về đạo lý cũng là sự khủng hoảng niềm tin và lý tưởng của một bộ phận giới trẻ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)