Dấu ấn Phân tâm học qua cái nhìn con người trong tiểu thuyết Nguyễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 49 - 50)

7. Đóng góp của luận văn

2.2. Dấu ấn Phân tâm học qua cái nhìn con người trong tiểu thuyết Nguyễn

phi lý và hiện thực tâm linh mang màu sắc tôn giáo thì Nguyễn Bình Phương lại khai thác hiện thực âm bản, hiện thực giao tranh giữa thế giới âm bản và dương bản (Người đi vắng, Ngồi), hiện thực đa tầng hỗn mang phi lý (Đứa trẻ chết già, Người đi vắng). Nếu như dấu ấn Phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú nhằm đi vào truy tìm cái căn nguyên, gốc rễ của những ẩn ức, những yếu tố tạo nên thế giới vô thức vô cùng phức tạp trong con người thì Nguyễn Bình Phương lại thiên về mô tả, tái hiện. Như vậy, ta có thể thấy được một bước tiến lớn của Nguyễn Đình Tú trong việc tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật. Song, độc giả có thể dễ dàng nhận ra sự tương đồng trong tiểu thuyết của hai nhà văn này qua việc thể hiện nỗi cô đơn trong xã hội đương đại. Đó là thế giới hoang hoải, cô đơn cùng cực, con người không chia sẻ, không thể chia sẻ, con người cô đơn trong một xã hội rộng lớn không tìm thấy tiếng nói tri âm.

2.2. Dấu ấn Phân tâm học qua cái nhìn con người trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú Nguyễn Đình Tú

Nằm trong dòng văn học sau 1975, tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú có những điểm chung trong việc nhìn nhận, đánh giá, tiếp cận con người. Quan niệm về con người là một tiểu vũ trụ đầy bí ẩn, không thể biết trước, không

thể biết hết. Con người vừa là sản phẩm của tự nhiên, vừa là "tổng hòa các mối quan hệ xã hội". Con người hành động có khi theo sự chỉ huy của ý thức, của lí trí tỉnh táo, có khi lại bị chi phối bởi tiếng nói của tâm linh, của vô thức, bản năng. Rất khó có thể “định tính” hay “định lượng” cho con người mà không làm tổn thương đến bản chất người của nó. Khi trình bày mẫu người giản đơn đến máy móc, duy ý chí đến thô thiển của một thời nhiều ấu trĩ, vụng dại, Nguyễn Khải cũng phát biểu về cái bí ẩn của cuộc đời qua lời nhân vật chất vấn: “Nếu mọi sự đều có lí, đều có thể hiểu được thì làm gì còn văn chương hả ông?” (Nhóm bạn thời kháng chiến). Vậy là con người cần đến văn chương vì nó tự biết nó là một thế giới vô cùng tận, khó có thể hiểu hết, nó kì vọng ở khả năng khám phá và biểu hiện của văn chương. Và sức hấp dẫn có được của văn xuôi hiện nay chính là ở chỗ nó liên tục phát hiện những cái khuất lấp, ẩn chìm, những sức mạnh kì lạ đã chi phối và dẫn dắt số phận riêng của mỗi cá nhân, không ai giống ai cả.

Khi đi tìm hiểu, khám phá nhân vật trong tiểu thuyết của mình, Nguyễn Đình Tú đã chú trọng đi sâu vào cõi vô thức, bản năng của con người để khám phá cái “tiểu vũ trụ” đầy bí ẩn ấy. Qua khảo sát bốn tiểu thuyết trên và vận dụng lý thuyết Phân tâm học, người viết khai thác con người trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú ở những khía cạnh sau: Con người bản năng; Con người ẩn ức, mặc cảm, cô đơn; Con người thần kinh, đa nhân cách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)