Dấu ấn Phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú qua cái nhìn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 38 - 45)

7. Đóng góp của luận văn

2.1. Dấu ấn Phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú qua cái nhìn

nhìn hiện thực

Nghiên cứu dấu ấn Phân tâm học qua cái nhìn hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú là một khâu vô cùng quan trọng trong việc triển khai đề tài. Ở đây tác giả luận văn không chỉ nghiên cứu hiện thực với tư cách là không gian sống, không gian tồn tại đơn thuần của con người mà muốn tìm hiểu nó với tư cách là nền tảng, nguyên nhân, nguồn gốc hình thành nên những ẩn ức cá nhân của nhân vật. Đó chính là động cơ chi phối những hành động, suy nghĩ của các nhân vật trong tác phẩm. Và tìm hiểu những mảng màu hiện thực này cũng giúp chúng ta lý giải sâu sắc hơn những điều bất thường, khó giải thích trong quá trình hình thành tính cách, số phận, đường đời nhân vật. Cái nhìn hiện thực muôn màu muôn vẻ này giống như “chiếc chìa khoá vàng” mở ra cánh cửa tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú.

2.1.1. Không gian hiện thực đặc biệt - nơi hình thành những ẩn ức cá nhân

Nguyễn Đình Tú là nhà văn trẻ viết về thế hệ trẻ, đó là thế hệ của chính anh. Chân dung của thế hệ trẻ hiện lên với rất nhiều màu vẻ: “Những người trẻ trong tác phẩm được miêu tả đúng là thế hệ trẻ của thời hôm nay, thời ta đang sống. Đây là thế hệ với rất nhiều cái hay song cũng không ít cái dở, tuy nhiên đều mang trạng thái tâm lý hoang mang trước những câu hỏi có tính chất tra vấn về ý nghĩa của đời sống. Nó là kết quả của một trạng thái xã hội nói chung. Cá nhân riêng lẻ bị số phận đưa đẩy thế nào đó, không một ai có thể biết trước được dù chỉ là một bước ngắn” [2]. Nguyễn Đình Tú đã dựng lên trong tác phẩm của mình những mảng màu hiện thực

khác nhau về hiện thực cuộc sống để người đọc thấy được quá trình hình thành lên nhân cách một con người trong xã hội hiện đại, bởi lẽ anh ý thức sâu sắc được rằng: Con người là tổng hoà của các mối quan hệ xã hội (Max). Tìm hiểu không gian hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú cũng là cuộc truy tìm những nguyên nhân xã hội, môi trường sống tạo nên những số phận khác nhau nhưng cùng mang những nỗi bất hạnh chung của thế hệ. Như vậy, hiện thực cuộc sống vừa là con đường đẩy một bộ phận giới trẻ hôm nay đến bi kịch lại vừa là nơi những mảnh đời tội nghiệp nương náu, tồn tại, bấu víu.

Không gian hiện thực trong tiểu thuyết Nguyễn Đình tú rất đa dạng và được mở rộng biên độ. Trong Phiên bản đó là thành phố ngã ba sông, thế

giới ngầm với ba vùng lãnh địa đen, mà giới giang hồ không ai không biết, là nơi bến xe nơi có rất nhiều người sống bằng nghề trộm cắp vặt, toàn bọn choai choai, đói dài, đói rạc. Mỗi đứa là một hoàn cảnh, mỗi đứa là một lý do chúng ra đứng bến. Trong Kín đó là bãi vàng Lũng Sơn, nơi vùng đất

nghịch “ngã ba sông”, là nhà ga Hải Thành, các quan bar, nhà hàng, sòng bạc. Vì cuộc sống mưu sinh, vì miếng cơm manh áo mà con người phải trôi dạt đến đó, hiện thực lại đẩy những con người nhưng Bình, Hoàn, Kiên, Lửa Cháy trượt dài trên con đường tha hoá. Không gian hiện thực là nơi cái ác, cái xấu ngự trị với những quy luật sống khắc nghiệt huỷ hoại những con người như Hương Ga, Tùng hero, Tính dao mổ, Bình sói, Lộc ba tai, Vĩnh con (Phiên bản). Họ bị cuộc đời vùi dập và họ tự vùi dập chính mình. Hiện thực ấy là nỗi đau mà khi nếm trải sẽ trở thành vết thương nhức nhối, dằn vặt nội tâm nhân vật: “Khi anh ra gặp em ở ngoài chợ, anh chỉ nghĩ đến sự tiếc nuối tuổi học trò phải bỏ dở chừng chứ anh không hình dung hết được những phức tạp chợ búa mà em đang nếm trải” [117, tr.211]. Hiện thực cuộc sống khắc nghiệt khiến họ ngộ ra “chân lý” muốn tồn tại được buộc phải có phe cánh, phải chà đạp lên người khác trước khi họ vùi dập mình

được ở đất nghịch này...Muốn giữ được thế chia ba thì Cộc phải có đủ dao găm súng lục để sẵn sàng chiến khi cần thiết” [117, tr.140]. Các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú hầu hết đều không có hoàn cảnh bình thường, hoặc mồ côi, hoặc lạc cha mẹ, bị bạn bè xa lánh, người yêu phụ bạc… Chính hoàn cảnh khắc nghiệt ấy đã hình thành nên bản năng sinh tồn, kĩ năng tự vệ, tâm lý khác thường, những ẩn ức dằn vặt, giằng xé trong mỗi tâm hồn con người.

Không gian hiện thực cũng là thế giới cô đơn và hoan lạc. Cô đơn là một trạng thái bi kịch, nỗi đau tinh thần lớn nhất của con người mà hiện thực chính là nguyên nhân dẫn đến bi kịch tinh thần ấy. Con người sống trong một xã hội hiện đại nhưng họ không thể hiểu nhau. Sống trong gia đình nhưng Quỳnh không được bố quan tâm, Thành bị mẹ bỏ rơi để theo một người đàn ông Đức, Phương bị bố dượng hãm hiếp, Kiên bị bỏ rơi trên băng ghế đá từ khi vừa sinh ra, Đại bị xem là người có vấn đề, một kẻ biêng biêng không ai lại gần. Cuộc sống cô đơn lạc loài xuất hiện đặc biệt trong Nháp và Kín. Trong Kín, Quỳnh - cô bé Lửa Cháy lạc chợ năm nào trở về nhà nhưng

không có tình yêu thương, sợi dây kết nối duy nhất giữa cô và bố đó là cây ATM cùng số tiền cô được chu cấp một cách đều đặn. Ga Hải Thành với hiện thực “cá lớn nuốt cá bé”, mạnh ai nấy sống đã biến Hoàn thành một kẻ săn người thuê. Kiên bị chính mẹ đẻ bỏ rơi trên ghế đá, phải tự mình chống trả với cuộc đời khắc nghiệt để lớn lên: “Đất này dữ, trai hay gái đều thành nghịch tặc cả. Kiếp này coi như nó thế, có tránh cũng chả được” [117, tr.67]. Phương không thoát nổi nghề “làm phò”. Những thân phận bé nhỏ trôi nổi này bị hiện thực tàn khốc đẩy dạt cuốn trôi mỗi người một nơi, nhưng họ đã tìm thấy nhau trong “đơn côi trần thế”, họ sống cô đơn, cô độc ngay giữa xã hội. Con người sống trong bề bộn các mối quan hệ xã hội, quan hệ gần gũi thân thiết nhưng không thể hiểu được nhau, không cảm thông chia sẻ được cho nhau. Con người tồn tại cô đơn trong cuộc đời, họ không

tìm thấy thứ mình cần mình từ đó chìm trong cô đơn hoan lạc, họ lao vào men rượu, tình dục, chém giết.

Tìm hiểu không gian hiện thực đặc biệt trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú là đi tìm hiểu không gian những con người có hoàn cảnh sống đặc biệt, bộc lộ bản thân mình qua các mối quan hệ xã hội, cũng là tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển những yếu tố tiềm thức và vô thức trong mỗi cá thể từ đó giúp chúng ta lý giải biểu hiện, hành động nhân vật từ bề sâu vô thức. Không gian hiện thực đặc biệt - không gian tạm gọi là “dưới đáy xã hội” cũng là nơi tác động, hình thành thân phận và nhân cách nhân vật, để nhân vật bộc lộ chính mình, bộc lộ nội tâm sâu kín của mình qua ngôn ngữ và hành động.

2.1.2. Không gian hiện thực của tiềm thức và giấc mơ - nơi chứa đựng những ẩn ức, mặc cảm, nỗi đau con người

Freud chia giấc mơ làm hai phần, phần nội dung biểu hiện và phần nội dung tiềm ẩn, trong đó phần nội dung tiềm ẩn bao gồm những khao khát, ẩn ức vốn bị nhấn chìm trong vô thức. “Giấc mộng là “hành lang nối liền” giữa vô thức và ý thức, giữa cõi mộng và cõi thực”, bởi vậy giấc mơ chứa đựng bóng dáng cuộc đời, phô bày cả những điều sâu kín mà người nằm mơ không hề biết đến, cho thấy cùng tồn tại với thế giới bên ngoài tưởng chừng bình lặng mà người ta chứng kiến hàng ngày là một thế giới nội tâm không hề êm đềm. Trong văn học thế giới, sự xuất hiện các giấc mơ của nhân vật không phải là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, điều đáng kể là ý thức sử dụng giấc mơ, vô thức đã trở thành thủ pháp nghệ thuật nhằm khám phá, thể hiện đời sống tinh thần con người trong sáng tác của một số tác giả như Kafka (Giấc mơ), Murakami Haruki (Biên niên kí chim vặn dây cót, Kafka bên bờ biển…)… đã khai mở và phát triển không giới hạn đề tài phi lí, tạo nên một cuộc cách tân nghệ thuật lớn lao cho cả một thời đại.

Trong văn xuôi Việt Nam đương đại, nhận biết được vai trò của giấc mơ, các nhà văn đã thể hiện sự thay đổi quan niệm về hiện thực, quan niệm về đời sống và con người, từ đó, trong văn học, hiện thực và con người hiện lên đa phương đa tầng, quanh co, sống động và chân thực nhất. Giấc mơ và vô thức được vận dụng như một thủ pháp nghệ thuật trong sáng tác của nhiều nhà văn như Nguyễn Danh Lam, Thuận, Nguyễn Đình Tú, Vũ Đình Giang, Nguyễn Bình Phương...

Hiện thực của tiềm thức và giấc mơ được coi là “bức màn bí ẩn của hiện thực”, đó là cái nhìn vào bên trong, nhìn từ bản chất ra ngoài hiện tượng. Từ việc soi chiếu vào thế giới đó, người đọc có thể thấy được động cơ của những hành vi, trạng huống, khai thác được những ẩn ức sâu kín trong tâm hồn nhân vật. Nó là thế giới sâu kín nhất, là nơi bộc lộ những ẩn ức nhu cầu không được thoả mãn bên ngoài và cũng chính là nơi thoả mãn mọi nhu cầu con người khao khát mà thực tại không thể đáp ứng. Qua đây ta thấy được những dằn vặt, những đấu tranh nội tâm, những dao động, những góc nhìn cực đoan. Nó là những mộng ảo, day dứt, khát vọng, mặc cảm bị cất giấu không bị chi phối bởi khách quan. Hiện thực này đã bị loại bỏ bởi những quy chế đạo đức xã hội, cộng đồng. Trong tác phẩm không còn những rào chắn về đạo đức, những hang cùng ngõ hẻm nhất của tâm hồn. Từ những khát vọng vươn tới chân thiện mĩ đến những suy nghĩ thấp hèn đê tiện. Ngay cả những nhân vật thiên sứ, nhân vật huyền thoại cũng được nhìn nhận từ khía cạnh con người nhất. Hiện thực tiềm thức là hành trình đấu tranh không mệt mỏi luôn diễn ra trong mỗi người và chiếm tỉ lệ lớn trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú.

Hiện thực chiến tranh trong quá khứ được tác giả vẽ lại trong khoảng một giờ đồng hồ. Đặc biệt trong khoảng một giờ ấy, bộ mặt chiến tranh được tác giả vẽ lên thông qua giấc mơ của nhân vật Anh (Vì quá mệt mỏi nên đã ngủ quên ngay tại cửa phòng khách sạn Cửa Núi) một cách vừa hiện thực

vừa hư ảo trong sự đan cài giữa hai trục thời gian quá khứ và hiện tại. Nhờ giấc mơ ấy mà người đọc biết được sự khủng khiếp của cuộc chiến tranh ở chiến trường K cũng như hậu quả của cuộc chiến này gây ra cho nhân vật Anh. Chính nó đã gây nên “chấn thương trong tâm hồn” của người lính trở về từ chiến trường K năm xưa mà ta gọi đó là “hội chứng chiến trường K”. Khung cảnh ác liệt của chiến tranh lần lượt hiện lên trước mắt Anh “Hằng bị cắt đứt cuống họng, chết trong tư thế ngồi, tay buông thõng, hai gối chạm vào nhau, đầu gác lên thanh tre dùng để gá các tấm liếp”[118 tr.77], “Gấm bị K cắt đầu. Xác Gấm được vứt ngay gần lán trại, trong một tư thế như con nằm ngửa, cửa mình bị cắm một củ sắn” [118, tr.80] “mái tóc ngắn tạo vẻ đẹp trẻ trung, cá tính của Gấm bây giờ bết lại, ốp vào đầu cô những mảng máu đen, thâm tím” [118, tr.82] ; “Có cái xác chúng cắt vú, có cái xác chúng cắt mũi, có cái xác bị xẻo môi, có cái xác chúng mổ bụng...Anh khẽ nhặt lên một đoạn tóc, một mảng da đầu, một cánh tay, một ống chân, một con mắt, một mẩu môi, một vành tai, một chóp mũi, một đầu vú, một mảng mông...Không một cái xác nào còn nguyên vẹn” [118, tr.78] và chính mình cũng “đã bắn thằng K đầu tiên trong tư thế đang nằm trên nước” (Hoang Tâm). Cuộc chiến tranh đã để lại những di chứng không phương thuốc nào chữa lành cả về thể xác và tâm hồn của người lính trẻ. Nó đã cướp đi bản năng tình dục trong người đàn ông như Anh. Anh bước ra khỏi cuộc chiến nhưng không thể trở về cuộc sống bình thường, vợ anh đầu tiên đã đi tìm hết các phương thuốc để chữa trị cho anh nhưng sau đó đành bó tay và ra đi cùng người đàn ông khác.

Quỳnh trong Kínmơ về mẹ trên suốt chặng đường tìm về Hải Thành cho thấy nỗi cô đơn thiếu vắng của cô bé từng lạc mẹ thuở nhỏ. Cô càng khao khát hơn về một cuộc sống bình yên ở miền quê cùng ông nội và bố mẹ. Những dòng kí ức đan cài với hiện thực cuộc sống nơi ga Hải Thành nghiệt ngã cho thấy cuộc đấu tranh trong ngừng trong tình cảm và lý trí của Quỳnh, nó càng khắc sâu hơn quãng đời bi kịch mà cô bé phải chịu đựng.

Tương tự với Kín và Hoang tâm, tiểu thuyết Phiên bản của Nguyễn

Đình Tú cũng có kết cấu song song giữa hiện thực và giấc mơ. Đó là giấc mơ hay đúng hơn là kí ức của Diệu về quãng thời gian trước khi làm “Siêu giang hồ”- Hương ga. Hai mảng màu hiện thực đối lập nhau giữa một bên là hiện thực về cuộc chiến đẫm máu giữa các thế lực thù địch trong giang hồ với một bên là hiện thực ngọt ngào êm đềm của quá khứ với mối tình đầu ngọt ngào bên Nhân. Chính mối tình này đã nâng đỡ tâm hồn Diệu đi qua bao đau thương, nhưng cũng chính nó khiến trái tim Diệu luôn bị giày vò, giằng xé trong đau đớn.

Trong Nháp, tuổi thơ bị mẹ bỏ rơi theo người đàn ông Tây đã ám ảnh hai cha con Thạch khiến cho anh luôn phải sống trong đau đớn, mất mát và mặc cảm về bản năng sinh lý của người đàn ông. Những giấc mơ bị bỏ rơi luôn ám ảnh hai cha con cậu: “Giấc mơ ấy đến vào lúc tôi sắp ngủ dậy. Tôi và bố ở trong một ngôi làng nhỏ. Làng có rất nhiều đàn bà, chỉ có tôi và bố là đàn ông. Bố cứ gào thét bắt tôi đóng cửa làng vào: Không cho bọn đàn ông làng khác mò vào, nó sẽ lấy hết đàn bà làng mình. Nhưng rồi tôi đã không làm gì cả. Và ngôi làng trở nên vắng tanh. Tôi ngồi trên một đống rơm khô còn bố ngồi vắt vẻo trên một cành cây và nhìn tôi bằng đôi mắt rất buồn. Tôi gọi bố xuống chơi với tôi, đừng ngồi trên cao như thế, sẽ ngã gãy cổ mất. Bố bảo nhục lắm không xuống đâu. Tôi hỏi lại bố rằng có gì mà nhục. Bố chỉ ra xung quanh: mọi người đi hết rồi. Tôi bảo tại vì lúc nào bố cũng cầm sợi thừng to thế kia. Họ không chịu nổi sự đánh đập của bố. Bố đưa sợi dây thừng ra và bảo bố sẽ dùng chính nó để tự tử. Vừa nói bố vừa làm thành cái thòng lọng. Bố không muốn sống nữa. vậy làm thế nào bây giờ? Tôi hỏi bố. Con hãy đốt đống rơm ấy lên. Nếu nó không thiêu cháy con thì đàn bà làng này mới trở về. Bọn con trai làng khác chịu nóng rất giỏi. Con phải giỏi như chúng nó…” [115, tr.172].

Như vậy, không gian của giấc mơ là không gian của tiềm thức vô thức. Các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú đều mang trong mình những nỗi đau, ám ảnh trong quá khứ. Nỗi đau đó đeo bám họ dai dẳng, bên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 38 - 45)