Ảnh hưởng từ phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 34 - 38)

7. Đóng góp của luận văn

1.4. Dấu ấn phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

1.4.2. Ảnh hưởng từ phân tâm học trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú

Nguyễn Đình Tú là nhà văn trẻ viết về thế hệ trẻ, những trang văn “vừa táo tợn vừa dịu dàng” của anh đã đem đến cho người đọc những cái nhìn mới về giới trẻ ngày nay. Nguyễn Đình Tú lựa chọn mảng đề tài rất đặc biệt, thay vì viết về những cái tốt, cái đẹp anh lại trực tiếp lựa chọn mảng đề tài về cái xấu, cái ác về những tên tội phạm khét tiếng trong xã hội. Song chính mảng đề tài này đã giúp tác phẩm của anh chạm đến những vấn đề nhân loại.

Là một cử nhân luật và cũng từng là một cán bộ pháp lý của Viện kiểm sát Quân sự Quân khu III, sau đó được điều về Tạp chí văn nghệ quân đội giữ vị trí biên tập văn xuôi. Môi trường công tác mới với những chuyên án lớn đã tạo ra cho nhà văn vốn hiểu biết và những tư liệu cần thiết kiến tạo nên các tiểu thuyết. Anh chia sẻ với bạn đọc rằng: “Tôi có rất nhiều bộ hồ

nhân vật cũng như lý giải quá trình đi đến tội phạm của họ là điều không khó”. Nhà văn trẻ luôn nỗ lực lý giải con đường dẫn đến sự tha hoá biến chất trong tâm hồn con người, nhìn nhận họ góc độ nhân văn cao cả nhất từ đó mong muốn họ tìm về đúng bản chất tốt đẹp của mình.

Trên nền tảng lý thuyết Phân tâm học, Nguyễn Đình Tú có cái nhìn mới mẻ, sâu sắc về tâm lý con người. Cũng từ việc vận dụng lý thuyết này, người đọc có cơ hội soi chiếu sâu hơn những vấn đề được đặt ra trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú.

Dấu ấn Phân tâm học có dấu ấn đậm nét trong các tiểu thuyết của Nguyễn Đình Tú. Nó chi phối sâu sắc đến cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết của anh. Về nội dung, phân tâm học thể hiện ở cái nhìn hiện thực cuộc sống. Đó là hiện thực đa chiều, không gian và thời gian mở rộng. Các kiểu hiện thực tiềm thức, âm bản, mộng hoá, hỗn mang phi lí. Trong hiện thực đó, cái thiện - ác, thật - giả đan xen nhau. Không có một chân lý tuyệt đối mà chỉ có những hành động, cảm giác, khoảnh khắc hình ảnh để con người bộc lộ nội tâm phong phú của mình. Ở phương diện con người, tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú xây dựng nên nhiều kiểu con người, từ con người thô sơ, bộc trực đơn giản trong hành động suy nghĩ đến con người uẩn khúc, biến hoá với những dạng thức tâm thần như dục tính, bạo lực, ẩn ức, mặc cảm, chấn thương, đa nhân cách… Nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú đa dạng về tâm lý và hành động, luôn có sự giao tranh giữa lý trí và bản năng, tâm lý và hành động, ý thức và vô thức trong những phạm vi ứng xử đời thường, trong cuộc mưu sinh. Phân tâm học đã giúp nhà văn khai thác góc khuất tối tăm nhất trong con người, đi tới tận cùng tầng sâu vô thức để giải phẫu tâm lý con người.

Đặc biệt trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Tú, hình tượng người điên, người đa nhân cách chiếm tỉ lệ lớn. Kiểu nhân vật này có những biểu hiện khó lường, phức tạp với chiều sâu ẩn ức, những chấn thương được giữ kín

hoặc bị che giấu. Họ mang tính dục mạnh mẽ, chứa chất những khao khát có lúc biểu đạt một cách mãnh liệt có lúc lại bị kìm nén và biểu hiện ở một hình thức khác. Đó là những con người đa nhân cách với những hành vi phức tạp, những mặt nạ trá hình. Để hiểu được nhân vật này, cần “kính chiếu yêu” để phân định ranh giới giữa tỉnh táo và mù quáng, khoẻ mạnh và bệnh hoạn. Nguyễn Đình Tú vừa khai thác ngôn ngữ, hành vi và diễn biến tâm lý để thể hiện một cách chân thực, sống động và sâu sắc nhất kiểu nhân vật này.

Tiểu kết chương 1

Học thuyết Phân tâm học của S.Freud có tác động và ảnh hưởng sâu rộng đến rất nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau của xã hội hiện nay như tâm lý học, y học, triết học, tội phạm học, văn học nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục… Đối với văn học nghệ thuật, học thuyết Phân tâm học không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu tâm lý học sáng tạo của nhà văn mà còn dùng để cắt nghĩa, khám phá thế giới nội tâm phong phú, đa dạng, phức tạp của con người. Dưới góc nhìn Phân tâm học, đặc biệt là với cấu trúc sơ đồ nhân cách ba tầng mà Freud đã xây dựng, đã mở rộng phạm vi khám phá con người, con người không chỉ được nhìn nhận từ bình diện xã hội mà còn được nhìn nhận từ bình diện tự nhiên với những xung đột nội tâm, những va đập hoàn cảnh, để từ đó con người được phát hiện khám phá đầy đủ hơn.

Từ lý thuyết Phân tâm học mà Freud soi chiếu và thực tiễn sáng tạo văn học Nguyễn Đình Tú, tác giả luận văn nhận thấy tác giả đã tinh lọc tiếp nhận những hạt nhân cơ bản của học thuyết Phân tâm học để nhìn nhận cắt nghĩa đời sống, cắt nghĩa con người bằng một phong cách sáng tác độc đáo, nhiều tìm tòi sáng tạo. Với một hành trình không mệt mỏi, tác giả đã đi sâu khám phá, dò tìm cội nguồn tâm lý và hành vi của con người, những con người vừa đặc biệt vừa không đặc biệt để từ đó cung cấp thêm một cái nhìn đa dạng nhiều chiều về con người đã phải trải qua những cuộc đấu tranh không ngừng nghỉ với chính bản thân mình để chiến thắng hay gục ngã. Hoà vào bức tranh nhiều màu sắc của văn học đương đại, Nguyễn Đình Tú đã góp một màu sắc độc đáo, mới mẻ vào làm phong phú bức tranh đó.

Chương 2

DẤU ẤN PHÂN TÂM HỌC QUA CÁI NHÌN VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN ĐÌNH TÚ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiểu thuyết nguyễn đình tú từ góc nhìn phân tâm học (Trang 34 - 38)