6. Cấu trúc của luận văn
3.5. Tiểu kết chương 3
Chương 3 của luận văn dùng để khảo sát, phân tích những đặc trưng ngữ nghĩa và giá trị biểu đạt tư duy, ngôn ngữ, văn hóa của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt có đối chiếu với thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái. Trước hết, chương 3 nghiên cứu các đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái. Trên cơ sở nghĩa của từ mặt
trong tiếng Việt và tiếng Thái, luận văn đã xác định các nội dung mà những
thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái có thể biểu thị. Đó là các nội dung về những phương diện: vẻ bề ngoài; tâm trạng và thái độ; phẩm chất, tính cách, trí tuệ; hoạt động, trạng thái; hoàn cảnh, tình trạng của con người. Luận văn đã xác định tỉ lệ các thành ngữ ở từng nhóm nghĩa, phân tích, minh họa bằng các ví dụ, chỉ rõ số thành ngữ biểu thị các nội dung mang tính tích cực hay tiêu cực, và nghĩa / các nghĩa của từ mặt trong các thành ngữ của từng nhóm nghĩa đó.
Chương 3 cũng dùng một dung lượng đáng kể cho việc những phân tích những điểm thống nhất và khác biệt về nghĩa của từ mặt và nghĩa của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái. Cuối cùng là những phân
tích một số đặc điểm về tư duy, ngôn ngữ và văn hóa biểu hiện qua các thành ngữ có yếu tố“mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái.
KẾT LUẬN
Theo mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, khảo sát đề ra; vận dụng các phương pháp đã xác định, luận văn đã khảo sát, phân tích thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt về cấu trúc; nghiên cứu đối chiếu với các thành ngữ đó trong tiếng Việt với các thành ngữ tương ứng tiếng Thái về ngữ nghĩa, giá trị biểu hiện và rút ra một số kết luận như sau:
1. Trong tiếng Việt có 95 thành ngữ có yếu tố “mặt”. Về mặt cấu tạo, dựa vào phương thức tạo nghĩa và tính đối xứng, các thành ngữ này được chia thành 2 nhóm lớn: thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa và
thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh. Nhóm thứ nhất là các thành ngữ có yếu tố “mặt” mang nghĩa biểu trưng được tạo thành nhờ phép ẩn dụ, gồm 61 câu. Nhóm thứ hai là các thành ngữ có yếu tố “mặt” được hình thành nhờ phép so sánh và thường có nghĩa biểu trưng, chỉ gồm 34 câu.
2. Nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa trong tiếng Việt lại bao gồm tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng (45 câu, chiếm 47,37%) và tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng (16 câu, chiếm 18, 64%). Tiểu
nhóm thứ nhất có đặc trưng gồm hai vế đối xứng nhau (về từ loại và ngữ nghĩa), có tiết tấu hoặc có tính nhịp điệu (nhờ hiện tượng lặp âm, hiệp vần, xây nhịp đôi). Tiểu nhóm này lại được chia nhỏ hơn nữa thành kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết, hội nghĩa (có quan hệ đẳng kết cả thuộc tính ngữ pháp và ngữ nghĩa; gồm 38 câu, chiếm 84,44% ) và kiểu thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết, không hội nghĩa (có vế chủ hướng và vế phụ hướng; gồm 7 câu, chiếm 16, 56%). Tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc ẩn dụ hóa phi đối xứng cũng được tạo nghĩa bằng con đường ẩn dụ hóa song không có tính đối xứng về cấu trúc. Tiểu nhóm này gồm 8 câu mang cấu trúc động ngữ, 3 câu mang cấu trúc danh ngữ, 3 câu mang cấu trúc chủ - vị và 2 câu mang cấu trúc tính ngữ.
3. Nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh trong tiếng Việt lại bao gồm tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh đối xứng (5 câu, chiếm 5,26%) và tiểu nhóm thành ngữ có yếu tố “mặt” mang cấu trúc so sánh phi đối xứng (29 câu, chiếm 30, 53%). Ở tiểu nhóm đối xứng, các câu đều gồm bốn yếu tố tạo thành hai vế: 2/2, cấu tạo theo mô hình so sánh AB A’B’ (A, A’ là cái được so sánh; B, B’ là cái dùng để so sánh). Tiểu nhóm phi đối xứng gồm các thành ngữ không có tính đối xứng do được cấu tạo giống những cấu trúc ngữ pháp bình thường. Tiểu nhóm này được cấu tạo bởi 11 mô hình AxyBx’; AxyB; AyB; AyBx’; ABx’; AxB; xyB; xybx’; yB; xB; AB. So với các dạng cấu tạo của thành ngữ so sánh phi đối xứng nói chung thì ở đây vắng mô hình yBx. Trong 11 mô hình cấu tạo, thành ngữ có yếu tố “mặt” xuất hiện phổ biến nhất ở mô hình AxyB; tương đối phổ biến ở xyB tức ở dạng đầy đủ và dạng tỉnh lược yếu tố A. Đặc điểm của các yếu tố trong cấu trúc so sánh ở đây là: A xuất hiện ở 20 câu, luôn là danh từ mặt; x (phương diện đem ra để so sánh) xuất hiện ở 23 câu, đều thuộc từ loại tính từ hoặc động từ; y (từ biểu thị quan hệ so sánh) cũng xuất hiện ở 23 câu, đều là từ như; B có mặt ở tất cả
29 câu, chủ yếu là danh từ, danh ngữ; x’ chỉ xuất hiện ở 5 câu, cũng đều thuộc từ loại tính từ hoặc động từ.
4. Theo Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), từ mặt trong tiếng Việt có các nghĩa: 1. Phần phía trước, từ trán đến cằm của đầu người, hay phần phía trước của đầu con thú; 2. Những nét trên mặt người, biểu hiện thái độ, tâm tư, tình cảm; 3. Mặt người làm phân biệt người này với người khác; dùng để chỉ từng cá nhân khác nhau; 4. Mặt con người, hiện ra trước mọi người, coi là biểu trưng cho thể diện, danh từ, phẩm giá; 5. Phần thẳng ở phía trên hoặc phía ngoài của vật, phân biệt với phần bên dưới hoặc bên trong; 6. Phía nào đó trong không gian, trong quan hệ với một vị trí xác định; 7. Phần trước trừu tượng hóa khỏi chỉnh thể để xem xét, phân biệt với phần đối lập hoặc những phần còn lại; phương diện; 8. (chm.). Hình được vẽ nên bởi một điểm mà vị trí phụ thuộc liên tục vào hai tham số.
Các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt có thể biểu thị: vẻ bề ngoài (11 câu); tâm trạng và thái độ (34 câu); phẩm chất, tính cách, trí tuệ (18 câu); hoạt động, trạng thái (21 câu); hoàn cảnh, tình trạng của con người (11 câu). Như vậy, tâm trạng, thái độ là nhóm nghĩa phổ biến nhất của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt; biểu thị vẻ bề ngoài và hoàn cảnh, tình trạng là 2 nhóm nghĩa ít phổ biến của các thành ngữ này. Khi biểu thị vẻ bề ngoài của con người, yếu tố mặt trong các câu thành ngữ đều có nghĩa 1; biểu thị tâm trạng và thái độ, yếu tố mặt đều có nghĩa 2. Nhưng khi biểu thị phẩm chất, tính cách, trí tuệ, yếu tố mặt trong các câu thành ngữ chủ yếu có nghĩa 4, vài trường hợp có nghĩa 5; biểu thị hoạt động, trạng thái, yếu tố mặt chủ yếu có nghĩa 3, nghĩa 1, chỉ một trường hợp có nghĩa 5; biểu thị hoàn cảnh, tình trạng của con người thì yếu tố mặt trong các câu thành ngữ có nghĩa 3 và nghĩa 4.
5. Theo Từ điển tiếng Thái (Ratchabunđit Sa – Than chủ biên), từ mặt
trong tiếng Thái có các nghĩa: 1. Phần phía trước, từ trán đến cằm của đầu người, hay phần phía trước của đầu con thú; 2. Cơ thể phần trước của con
người, hay phần phía trước của con vật; 3. Mặt người làm phân biệt người này với người khác, dùng để chỉ từng cá nhân khác nhau; 4. Mặt con người, hiện ra trước mọi người, coi là biểu trưng cho thể diện, danh dự, phẩm giá; 5. Dùng với nghĩa chỉ thời gian thời gian kế tiếp như ngày sau, tháng sau, lần sau.
Các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái có thể biểu thị: vẻ bề ngoài (9 câu); tâm trạng và thái độ (5 câu); phẩm chất, tính cách (15 câu); hoạt động (9 câu); hoàn cảnh, tình trạng của con người (11).
Như vậy, phẩm chất, tính cách là nhóm nghĩa phổ biến nhất của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái. Khi biểu thị vẻ bề ngoài của con người, yếu tố mặt trong các câu thành ngữ tiếng Thái cũng đều có nghĩa 1; biểu thị tâm trạng và thái độ, yếu tố mặt có thể coi là vẫn có nghĩa 1. Song khi biểu thị phẩm chất, tính cách, yếu tố mặt trong các câu thành ngữ tiếng Thái có thể mang nghĩa 1, 2, chủ yếu có nghĩa 4; biểu thị hoạt động, yếu tố mặt có thể mang nghĩa 1, 2, 3, 4; biểu thị hoàn cảnh, tình trạng của con người thì yếu tố
mặt trong các câu thành ngữ có thể mang cả 5 nghĩa.
6. Từ mặt trong tiếng Việt và tiếng Thái đều là từ nhiều nghĩa; nhưng từ
mặt trong tiếng Việt có 8 nghĩa, trong khi từ mặt trong tiếng Thái chỉ có 5 nghĩa. Các thành ngữ có yếu tố mặt trong cả 2 ngôn ngữ đều gồm 5 nhóm nghĩa cơ bản giống nhau, chiếm tỉ lệ gần giống nhau trong vốn thành ngữ của mỗi ngôn ngữ và đều nghiêng về biểu thị những nội dung mang tính tiêu cực
Tuy nhiên, ngữ nghĩa các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái cũng có một số điểm khác biệt nhau về: tỉ lệ số câu trong các nhóm nghĩa, nghĩa thành phần trong mỗi nhóm; về các câu gián tiếp biểu thị những vấn đề của con người; về nghĩa chỉ thời gian kế tiếp; về tính đơn nghĩa hay đa nghĩa; về tỉ lệ các thành ngữ biểu thị những nội dung mang tính tiêu cực.
7. Từ mặt và thành ngữ có yếu tố “mặt” có thể góp phần phản ánh sự phát triển của tư duy, ngôn ngữ ở hai cộng đồng Việt Nam, Thái Lan; góp phần
phản ánh thế giới nội tâm cùng cách biểu lộ thế giới nội tâm của hai cộng đồng và góp phần phản ánh môi trường sống của người Việt Nam và người Thái Lan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Hoàng Anh (2003), “Về cách sử dụng thành ngữ - tục ngữ trên báo chí”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 10 (96).
2. Thế Anh (2005), “Trở lại câu thành ngữ Tóc bạc da mồi”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 5 (115).
3. Trần Thị Hải Bình (2016), “Thành ngữ chứa động từ biểu thị hoạt động cơ bản của mắt/eyes trong tiếng Việt và tiếng Anh, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 2.
4. Đình Cao (2008), “Thành ngữ mới buôn dưa lê”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 153.
5. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa học tiếng Việt, NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Vân Chi (2014), “Tìm hiểu về con người Thái Lan thông qua thành ngữ, tục ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 11.
7. Nguyễn Tô Chung (2003) “Một số nhận xét về thành ngữ đối bốn thành tố Nhật gốc Hán (qua so sánh với thành ngữ Việt)”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 9 (95).
8. Nguyễn Đức Dân (1986), “Ngữ nghĩa thành ngữ, tục ngữ - sự vận dụng”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
9. Vũ Dung - Vũ Quang Hào - Vũ Thúy Anh (2000), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, NXB Văn hóa, TP. Hồ Chí Minh.
10. Nguyễn Thụy Thùy Dương (2016), “Giá trị biểu đạt của thành ngữ trong truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 8.
11.Cao Minh Đức (2000), Những câu chuyện thành ngữ, NXB Văn hóa dân tộc.
12. Đặng Nguyên Giang, Nguyễn Văn Minh (2015), “Thành tố ngữ nghĩa của thành ngữ đối xứng trong tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 3, 5/ 2015.
13. Đặng Nguyên Giang (2016), “Một số yếu tố chi phối sự hình thành của thành ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 6, 11/ 2016.
14. Nguyễn Thiện Giáp (2008), “Tính cố định và tính thành ngữ theo quan niệm của Mel’cuk lgor Alesankdrovich”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống,
số 9 (155).
15. Nguyễn Thiện Giáp (2009), Từ và Từ vựng học tiếng Việt của, NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. Trịnh Thị Hà (2006), “Phạm vi ngữ nghĩa trong nhóm thành ngữ có chứa thành tố chỉ con người của dân tộc Tày”, Ngữ học trẻ, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
17. Đoàn Thị Thu Hà (2017), “Đặc điểm chất liệu ngôn ngữ hợp thành quán ngữ tiếng Việt”, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 2, 3/ 2017. 18.Hoàng Văn Hành (2008), Thành ngữ học tiếng Việt, NXB Khoa học
xã hội.
19. Hoàng Văn Hành (1988), Kể chuyện thành ngữ tục ngữ, NXB Khoa học xã hội.
20. Phong Hóa (2002), “Ngựa trong thành ngữ và tục ngữ Việt Nam”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 1+2 (75+76).
21. Nguyễn Xuân Hòa (2004), “Tiếp cận nguồn gốc và cách sử dụng nhóm thành ngữ phản ánh nền văn hóa dân tộc, lịch sử và phong tục tập quán dân tộc (trên cứ liệu thành ngữ Nga và thành ngữ Việt)”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 (178).
22. Quý Hoa (2006), “Chó trong thành ngữ - tục ngữ”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 1+2 (123+124).
23. Nguyễn Xuân Hòa (2009), “Khả năng kết hợp của đồng từ tiếng Việt và việc phân tích chuyển dịch một số thành ngữ có động từ sang tiếng Hán”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 5 (163).
24. Phan Thị Nguyệt Hoa (2012), Từ đa nghĩa từ vựng trong tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa họa xã hội.
25. Nguyễn Khắc Hùng (1988), Thêm một vài nhận xét về việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong văn bản của chủ tích Hồ Chí Mình, NXB Khoa học xã hội.
26. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, NXB Giáo dục, Hà Nội. 27. Đỗ Việt Hùng (2013), Ngữ nghĩa học: Từ bình diện hệ thống đến hoạt
động, NXB Đại học sư phạm.
28. Đỗ Thị Thu Hương (2013), “Các quan hệ đồng nghĩa trong hệ thống thành ngữ tiếng Việt”, Ngôn ngữ và văn học”, Kỉ yếu hội thảo ngôn ngữ học toàn quốc 2013.
29. Đỗ Thị Thu Hương (2017), “Về cơ sở hình thành thành ngữ tiếng Việt”,
Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
30. Vũ Văn Khương (2002), “Thử xét mấy thành ngữ: nghèo rớt mồng tơi, côi trời trữa đọt và cao trật ót”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 6 (80). 31. Lưu Quý Khương (2011), “Khảo sát các câu trúc thành ngữ có chứa cặp
tương liên “as…as” trong tiếng Anh và cái tương đương trong tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 4 (186).
32. Lương Quý Khương, Võ Ngọc Ánh (2013), “Một số đặc trưng ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt chứa từ chỉ kim loại”, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 3, 5/ 2013.
33. Định Trọng Lạc (chủ biên) (1998), Nguyễn Thái Hòa, Phong cách học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
34. Trịnh Cẩm Lan (2009), “Biểu tượng ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt (trên cứ liệu thành ngữ có yếu tố chỉ tên gọi động vật), Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 5 (163).
35. Nguyễn Lân (1989), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội.
36. Phan Hồng Liên (2006), Thử phân tích ba thành ngữ đồng nghĩa trong tiếng Việt, Ngữ học trẻ, NXB ĐH Quốc gia, Hà Nội.
37. Đỗ Thị Kim Liên (Chủ biên) (2014), “Việc sử dụng sáng tạo thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn và tiểu thuyết sau”, Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 11.
38. Đỗ Thị Kim Liên (2015), Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam trong hành chức (trên tư liệu truyện ngắn và tiểu thuyết), NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội.
39. Lê Đức Luận (2011), “Nghĩa tố và phân tích nghĩa tố của từ”, Tạp chí
Từ điển học & Bách khoa thư, số 5 , 9/ 2011.
40. Nguyễn Lực (1978), Lương Văn Đang, Thành ngữ tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội.
41. Hoàng Tuyết Minh (2014), “Nét văn hóa dân tộc trong thành ngữ so sánh ngang bằng tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt), Tạp chí Ngôn ngữ & đời sống, số 9.
42. Hoàng Tuyết Minh (2014), “Đặc trưng văn hóa dân tộc trong thành ngữ so sánh ngang bằng tiếng Anh và tiếng Việt có chứa yếu tố chỉ động vật, Tạp chí Từ điển học & Bách khoa thư, số 6, 11/ 2014.
43. Hà Quang Năng (2013), “Đặc điểm vế so sánh trong thành ngữ so sánh tiếng Việt”, Ngôn ngữ và văn học, Kỉ yếu hội thảo ngôn ngữ học toàn