6. Cấu trúc của luận văn
1.5.3. Nghiên cứu đối chiếu từ và thành ngữ trong luận văn
Vận dụng các lí thuyết nêu trên, đề tài xác định sẽ nghiên cứu đối chiếu thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng Việt và tiếng Thái ở các phương diện sau:
- Đối chiếu yếu tố mặt trong thành ngữ tiếng Việt với yếu tố mặt trong thành ngữ tiếng Thái về mặt ngữ nghĩa và sử dụng:
Đó là các trường hợp hai từ:
* Giống nhau về ý nghĩa (nghĩa gốc) nhưng khác nhau về hình thức. Đây là trường hợp thông dụng nhất khi so sánh hai ngôn ngữ.
* Giống nhau về nghĩa gốc, nghĩa cơ sở, nhưng khác nhau về nghĩa phái sinh, nghĩa liên tưởng.
Mục đích của đối chiếu:
* Đặt yếu tố mặt ở hai ngôn ngữ trong văn cảnh là các câu thành ngữ để thấy được các nghĩa chuyển khác nhau của chúng. Trên cơ sở đó, thấy được đôi nét về đặc điểm tư duy- ngôn ngữ của mỗi dân tộc.
* Phân biệt những ảnh hưởng khác nhau của yếu tố mặt với các câu thành ngữ ở hai ngôn ngữ để thấy được đặc điểm sử dụng của yếu tố này trong các sản phẩm ngôn ngữ truyền thống.
- Nghiên cứu, đối chiếu thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt với
thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái về mặt số lượng, ngữ nghĩa và sử dụng.
Đây là trường hợp:
* Đối chiếu các đơn vị tương tương với từ.
* Đối chiếu các đơn vị từ vựng có chung một yếu tố ngôn ngữ. Mục đích của đối chiếu:
* Đối chiếu về số lượng thành ngữ có yếu tố “mặt” để thấy được đặc điểm sử dụng, qua đó thấy được đặc điểm tư duy, văn hóa của hai dân tộc.
* Đối chiếu về ngữ nghĩa của các câu thành ngữ có yếu tố “mặt” ở hai ngôn ngữ và bước đầu tìm hiểu việc sử dụng các câu thành ngữ có yếu tố “mặt” trong các sản phẩm giao tiếp hiện đại để thấy đặc điểm sử dụng nhóm thành ngữ này ở hai ngôn ngữ. Đây cũng là cơ sở để tìm hiểu phần nào về đặc điểm tư duy- ngôn ngữ của mỗi dân tộc.