Sự tương đồng và khác biệt về nghĩa của các thành ngữ có yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng việt (có đối chiếu với tiếng thái) (Trang 74 - 76)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Sự tương đồng và khác biệt về nghĩa của các thành ngữ có yếu tố

“mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái

3.3.2.1. Sự tương đồng

Các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái có nhiều điểm tương đồng về tỉ lệ và ngữ nghĩa.

Về tỉ lệ, các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái chiếm tỉ lệ gần giống nhau trong vốn thành ngữ của mỗi ngôn ngữ. Có 95 câu thành ngữ mang yếu tố mặt trong 2384 câu thành ngữ tiếng Việt (theo thống kê của Hoàng Văn Hành [18 tr. 185- 285]), chiếm gần 3,98 %. Có 49 câu thành ngữ có yếu tố “mặt” trong 1500 câu thành ngữ tiếng Thái, (theo thống kê của Khun Vijit Matra [ 82 tr. 12- 719 ]) chiếm gần 3,27 % .

Về số lượng nhóm nghĩa, các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong cả 2 ngôn ngữ đều gồm 5 nhóm nghĩa (tuy nhiên, đây chỉ là sự phân nhóm mang tính tương đối).

Về nội dung, 5 nhóm nghĩa cơ bản giống nhau. Chỉ có nhóm nghĩa 3, nghĩa 4 của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái khác đôi chút với nhóm nghĩa 3, nghĩa 4 của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt vì thiếu thành phần nghĩa “trí tuệ” và thành phần nghĩa “trạng thái”.

Điểm thống nhất thứ tư là các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái đều nghiêng về biểu thị những nội dung mang tính tiêu cực. Cụ thể, trong 95 câu thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt có đến 78 câu mang nội dung có tính tiêu cực, chiếm đến 82,10%. Trong 49 câu thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái có đến 37 câu mang nội dung có tính tiêu cực, cũng chiếm 75,51%.

3.3.2.2. Sự khác biệt

Về ngữ nghĩa, bên cạnh những điểm thống nhất, các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt và tiếng Thái cũng có một số điểm khác biệt nhau.

Thứ nhất là: cùng có 5 nhóm nghĩa, nhưng tỉ lệ số câu thành ngữ trong các nhóm ở 2 ngôn ngữ không giống nhau. Nghĩa thành phần trong mỗi nhóm ở các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt có phần phong phú hơn ở các nghĩa thành phần trong mỗi nhóm ở các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái.

Các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt dùng phổ biến nhất là để biểu thị tình cảm, thái độ của con người (có 34 câu); thứ đến là để biểu thị hoạt động, trạng thái (có 21 câu). Chúng cũng dùng để biểu thị phẩm chất, tính cách, trí tuệ; vẻ bề ngoài của con người; hoàn cảnh, tình trạng trong cuộc sống con người nhưng ít phổ biến.

Đối với các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái, số thành ngữ thuộc nhóm có thể biểu thị phẩm chất, tính cách con người và hoàn cảnh, tình trạng lại vượt trội hơn so với số thành ngữ thuộc các nhóm còn lại. Cụ thể nhóm biểu thị phẩm chất, tính cách con người có 15 câu; nhóm biểu thị hoàn cảnh, tình trạng có 11 câu. Còn 2 nhóm biểu thị vẻ bề ngoài của con người và biểu thị hoạt động đều có 9 câu. Riêng nhóm biểu thị tình cảm thái độ ít nhất, có 5 câu.

Như vậy, điểm nổi bật ở đây là: với các thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Việt, nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ là nhóm nghĩa phổ biến nhất. Ngược

lại, đó lại là nhóm nghĩa ít phổ biến nhất của thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái.

Điểm khác biệt thứ hai là trong tiếng Việt có một số câu thành ngữ mà từ

mặt biểu thị một bộ phận của đồ vật hay một phía của hiện tượng thiên nhiên như: căng như mặt trống; thò lò sáu mặt; trơ như mặt thớt; mặt trăng mặt trời; mặt nước chân mây. Các câu này, có thể gián tiếp biểu thị những vấn đề của con người. Trong tiếng Thái từ mặt không có các nghĩa trên nên cũng không có các câu thành ngữ tương tự. Do đó, các câu thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái hạn chế biểu thị gián tiếp những vấn đề của con người thông qua những đối tượng không phải là con người. Ngược lại, trong tiếng Thái từ mặt

còn có một nghĩa là dùng biểu thị thời gian kế tiếp như ngày sau, tháng sau, lần sau nên có câu thành ngữ หวังน ้ำบ่อหน้ำ - chờ ao nước tiếp theo, tức không hài lòng với những điều mình đã có, vẫn chờ đợi mãi về những điều chưa bao giờ đến. Nghĩa này không có trong tiếng Việt

Điểm khác biệt thứ ba là thành ngữ có yếu tố “mặt” trong tiếng Thái thường đơn nghĩa. Trong khi ở tiếng Việt, một số thành ngữ có yếu tố “mặt”

có thể hiểu theo 2 nghĩa khác nhau, tùy vào tình huống sử dụng. Đó là những câu (mặt bủng da chì; mắng như tát nước vào mặt;…) vừa biểu thị vẻ về ngoài hoặc hoạt động, vừa biểu thị tình trạng thể chất hoặc hoàn cảnh, tình trạng như đã nói ở trên.

Điểm khác biệt thứ tư là tuy đều nghiêng về biểu thị những nội dung mang tính tiêu cực nhưng tỉ lệ ở thành ngữ có yếu tố “mặt” của 2 dân tộc không giống nhau. Tỉ lệ các thành ngữ có yếu tố “mặt” biểu thị những nội dung mang tính tiêu cực trong tiếng Việt cao hơn các thành ngữ có yếu tố “mặt” biểu thị những nội dung mang tính tiêu cực trong tiếng Thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thành ngữ có yếu tố mặt trong tiếng việt (có đối chiếu với tiếng thái) (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)